Chính sách mới của Google yêu cầu nhân viên tiếp cận các vấn đề AI (trí tuệ nhân tạo), chủng tộc, giới tính và chính trị theo hướng tích cực.
Theo Reuters, nguồn tin nội bộ cho biết Google bắt đầu thắt chặt kiểm duyệt những bài báo của nhân viên. Bốn nhân viên bao gồm nhà khoa học cấp cao Margaret Mitchell tin rằng Google đang can thiệp vào những nghiên cứu liên quan đến tác hại tiềm ẩn của công nghệ.
Trước khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, họ phải tham khảo ý kiến của cấp trên và các chuyên gia pháp lý. Để xuất bản một bài báo, một nhân viên Google cho biết mình phải trao đổi hơn 100 email với các nhà nghiên cứu và nhóm đánh giá.
Bên cạnh vấn đề liên quan đến AI, các chủ đề bị Google dán nhãn "nhạy cảm" gồm có công nghiệp dầu mỏ, an ninh tại gia, bảo hiểm, dữ liệu vị trí, tôn giáo, xe tự lái, viễn thông, cá nhân hóa nội dung web, Covid-19, Trung Quốc, Iran và Israel.
Bài viết của Timnit Gebru có thể đã trải qua quy trình kiểm duyệt của Google
"Nếu chúng tôi đang nghiên cứu dựa trên chuyên môn của mình nhưng không được xuất bản chỉ vì không vượt qua vòng bình duyệt của chuyên gia, tức là chúng tôi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về kiểm duyệt", Mitchell cho biết.
Bình duyệt là quá trình đánh giá bài báo với sự tham gia của các cá nhân uy tín trong lĩnh vực. Sau khi đọc, chuyên gia phải gửi lại nhận xét về các ưu, nhược điểm của bài viết cho tác giả và biên tập viên để họ chỉnh sửa, rồi cuối cùng mới quyết định có nên công bố bài viết hay không. Trên website chính thức, Google vẫn tuyên bố nhân viên của mình có quyền tự do trong công việc. Hiện công ty vẫn chưa bình luận gì về vấn đề này.
Căng thẳng giữa Google và một số nhân viên leo thang sau khi chuyên gia AI Timnit Gebru đột ngột bị sa thải vào tháng trước. Timnit Gebru dẫn đầu nhóm 12 nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực đạo đức AI. Cô đã gửi cho cấp trên một bài viết cảnh báo công nghệ AI có thể làm trầm trọng thêm các thành kiến về giới tính và chủng tộc. Thế nhưng trước khi nhận được phản hồi, Gebru đã bị cho thôi việc.
Vào thời điểm vụ đuổi việc Gebru thu hút sự quan tâm của dư luận, Jeff Dean, Phó chủ tịch cấp cao Google mới lên tiếng. Theo ông, bài báo của Gebru dẫn ra một số lo ngại đã lỗi thời, quá tập trung chỉ trích những tác hại tiềm ẩn của AI mà không nhận ra các chuyên gia đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Dù vậy, cựu chuyên gia AI của Google vẫn nhận được sự ủng hộ từ nhiều đồng nghiệp trong lĩnh vực.
Theo Reuters, nguồn tin nội bộ cho biết Google bắt đầu thắt chặt kiểm duyệt những bài báo của nhân viên. Bốn nhân viên bao gồm nhà khoa học cấp cao Margaret Mitchell tin rằng Google đang can thiệp vào những nghiên cứu liên quan đến tác hại tiềm ẩn của công nghệ.
Trước khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, họ phải tham khảo ý kiến của cấp trên và các chuyên gia pháp lý. Để xuất bản một bài báo, một nhân viên Google cho biết mình phải trao đổi hơn 100 email với các nhà nghiên cứu và nhóm đánh giá.
Bên cạnh vấn đề liên quan đến AI, các chủ đề bị Google dán nhãn "nhạy cảm" gồm có công nghiệp dầu mỏ, an ninh tại gia, bảo hiểm, dữ liệu vị trí, tôn giáo, xe tự lái, viễn thông, cá nhân hóa nội dung web, Covid-19, Trung Quốc, Iran và Israel.
Bài viết của Timnit Gebru có thể đã trải qua quy trình kiểm duyệt của Google
"Nếu chúng tôi đang nghiên cứu dựa trên chuyên môn của mình nhưng không được xuất bản chỉ vì không vượt qua vòng bình duyệt của chuyên gia, tức là chúng tôi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về kiểm duyệt", Mitchell cho biết.
Bình duyệt là quá trình đánh giá bài báo với sự tham gia của các cá nhân uy tín trong lĩnh vực. Sau khi đọc, chuyên gia phải gửi lại nhận xét về các ưu, nhược điểm của bài viết cho tác giả và biên tập viên để họ chỉnh sửa, rồi cuối cùng mới quyết định có nên công bố bài viết hay không. Trên website chính thức, Google vẫn tuyên bố nhân viên của mình có quyền tự do trong công việc. Hiện công ty vẫn chưa bình luận gì về vấn đề này.
Căng thẳng giữa Google và một số nhân viên leo thang sau khi chuyên gia AI Timnit Gebru đột ngột bị sa thải vào tháng trước. Timnit Gebru dẫn đầu nhóm 12 nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực đạo đức AI. Cô đã gửi cho cấp trên một bài viết cảnh báo công nghệ AI có thể làm trầm trọng thêm các thành kiến về giới tính và chủng tộc. Thế nhưng trước khi nhận được phản hồi, Gebru đã bị cho thôi việc.
Vào thời điểm vụ đuổi việc Gebru thu hút sự quan tâm của dư luận, Jeff Dean, Phó chủ tịch cấp cao Google mới lên tiếng. Theo ông, bài báo của Gebru dẫn ra một số lo ngại đã lỗi thời, quá tập trung chỉ trích những tác hại tiềm ẩn của AI mà không nhận ra các chuyên gia đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Dù vậy, cựu chuyên gia AI của Google vẫn nhận được sự ủng hộ từ nhiều đồng nghiệp trong lĩnh vực.
Theo Thanh Niên