vietsnets1
New Member
Trong tình cảnh Android bị lâm vào thế “thập diện mai phục”, nhân vật phụ trách mảng pháp lý của Google đã quyết định “đấu võ mồm” với các đối thủ trong làng công nghệ bằng một bài viết trên blog chính thức của công ty…
Ảnh minh họa: Internet
Khi Google xả stress bằng blog
Giám đốc pháp lý của Google, David Drummond, đã “đăng đàn” ngay trên blog của công ty để cáo buộc Microsoft, Apple và Oracle vì “tội” đã tổ chức một “chiến dịch thù địch và có tổ chức để chống lại nền tảng Android”, vốn đang bị “tấn công dồn dập bằng một loạt đơn kiện liên quan đến bằng phát minh”.
Drummond than phiền rằng “chiến dịch chống cạnh tranh (của những cái tên vừa nêu) đang đẩy giá của những bằng phát minh có liên quan cao hơn giá trị thật của chúng”, đồng thời đề cập thương vụ đấu giá kho bằng phát minh của Nortel cuối cùng đã lên đến 4,5 tỉ USD (đây là một thất bại khác của Google).
Drummond nhận định giá trên đã cao hơn gấp năm lần mức ước tính trước phiên đấu giá, nhưng lại… quên đề cập chuyện bản thân Google đã bỏ thầu đến tận 3,14 tỉ USD cho chính chỗ bằng phát minh trên.
“Hòn bấc ném đi, hòn… tạ quăng lại”
Ảnh chụp tài khoản Twitter của Brad Smith, trưởng tư vấn của Microsoft - Ảnh: Internet
Ngay sau khi bài viết của Drummond được đăng tải, Brad Smith, trưởng tư vấn của Microsoft, liền trả lời trên tài khoản Tweeter của Microsoft: “Google nói rằng chúng tôi mua bằng sáng chế của Nortel để Google không có cửa chạm tay vào chúng. Thật vậy sao? Microsoft trước đó đã ngỏ lời đề nghị họ (Google) cùng dự thầu chung và họ đã từ chối”.
Thậm chí một nhân vật khác của Microsoft, Frank X.Shaw - trưởng ban truyền thông đối tác của Microsoft, còn đăng tải một lá thư điện tử của Kent Walker, trưởng ban tư vấn của Google, xác nhận việc Google khi đó đã khước từ lời đề nghị hợp tác của Microsoft trong việc đấu thầu tài sản trí tuệ của Nortel.
Frank X.Shaw sau đó còn mỉa mai: “Tôi có một lời khuyên cho anh bạn đồng nghiệp Drummond, lần sau nhớ check với Kent Walker trước khi viết blog”.
Gần như ngay lập tức David Drummond phản hồi: “Thật không ngạc nhiên khi thấy Microsoft đánh lạc hướng dư luận bằng cách ném vấn đề lại phía chúng tôi, trong khi bản thân họ đã không thể nêu lên được một cách đích xác gốc rễ căn bản của thứ vấn đề chúng tôi đề cập”.
Drummond tiếp tục tố rằng (thông qua việc thâu tóm bằng phát minh của Nortel) Microsoft muốn triệt hạ sự bảo vệ mà tài sản trí tuệ của Nortel có thể mang đến (cho Google) chống lại những đòn tấn công từ Microsoft và các đối thủ cùng tham gia thương vụ đấu thầu.
“Họ (Microsoft) muốn chúng tôi không có khả năng bảo vệ nền tảng Android, do đó sẽ phải bỏ tiền mua lại từ họ, và chúng tôi đã không mắc phải âm mưu quỷ quyệt này".
Drummond cũng nhấn mạnh Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã vào cuộc, bắt những bên thắng thầu (Microsoft, Oracle, Apple, EMC) phải có trách nhiệm nhượng lại giấy phép cho cộng đồng mã nguồn mở”. “Điều này càng khẳng định ý kiến của Google là đúng” - Drummond “hí hửng”.
Apple là một gã bắt nạt?
Ảnh minh họa: Internet
“Bằng phát minh từng là công cụ để tạo động lực cho sự cách tân, nhưng gần đây bằng phát minh lại bị lạm dụng thành vũ khí để giết chết sự đổi mới” - David Drummond viết trên blog của Google. Có vẻ như ông đã có lý. Lần này hãy xem xét riêng trường hợp của Apple.
Apple luôn tìm cách kiểm soát mọi thứ trong chuỗi cung ứng của họ và giữ bí mật về mọi yếu tố khác. Công ty này đang tìm cách dùng kho bản quyền đồ sộ của họ để tấn công mọi đối thủ - chủ yếu trên thị trường di động, vốn đang tăng trưởng rất “nóng”. Đi kèm đó là cuộc chiến “hệ điều hành” và kẻ thắng sẽ có cơ hội thống lĩnh smartphone, tablet và những thiết bị di động như những gì Microsoft đã làm với PC (máy tính cá nhân).
Nhưng có một sự khác biệt, Microsoft chỉ bán thứ trung gian giữa người dùng và máy tính cá nhân. Thành công đó tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp và khách hàng hưởng lợi từ Microsoft. Trong khi đó, triết lý kinh doanh của Apple là bán cả phần mềm lẫn phần cứng và mọi loại dịch vụ đi kèm. Có nghĩa nếu một ngày nào đó Apple trở thành người thắng trong cuộc chiến thiết bị di động/hệ điều hành di động, hàng trăm triệu người sẽ phải sử dụng iOS, dù họ có muốn hay không.
Hiện iOS của Apple đang vấp phải sự cạnh tranh lớn từ Android, vốn đang chiếm gần một nửa thị phần smartphone toàn hành tinh. Và Apple không còn cách nào khác là dùng đến kho bằng phát minh, “vũ khí hủy diệt hàng loạt” mà họ đang sở hữu.
Không một ai thoát khỏi ngón đòn “patent troll” mà Apple đang tung ra, từ HTC cho đến Samsung, tất cả đều đang bị Apple đưa ra tòa. Gần đây nhất, “Quả táo” đã bỏ ra 2,6 tỉ USD cho vụ đấu thầu bằng phát minh của Nortel và họ đã thắng.
Drummond của Google đã phải thốt lên: “Một chiếc smartphone mang trong mình ít nhất 250.000 yếu tố thuộc nhiều bằng phát minh khác nhau, và những đối thủ của chúng tôi (ám chỉ Apple, Microsoft và Oracle) muốn Google phải nộp “thuế” để được sử dụng những bằng sáng chế mơ hồ này, điều này chỉ dẫn đến việc điện thoại dùng Android sẽ bị đội giá lên.
Họ muốn gây khó khăn cho tất cả các hãng sản xuất thiết bị Android. Thay vì cạnh tranh bằng việc cải tiến tính năng hoặc làm ra sản phẩm mới, họ lại đang làm điều này thông qua việc lôi đối thủ ra tòa”.
Năm 2010, Apple chính thức vượt mặt Microsoft để trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Điều này khác hẳn với một Apple trên bờ vực phá sản đầu thập kỷ 1990. “Chàng” David nhỏ bé ngày nào nay đã thành… Goliath.
Ảnh minh họa: Internet
Khi Google xả stress bằng blog
Giám đốc pháp lý của Google, David Drummond, đã “đăng đàn” ngay trên blog của công ty để cáo buộc Microsoft, Apple và Oracle vì “tội” đã tổ chức một “chiến dịch thù địch và có tổ chức để chống lại nền tảng Android”, vốn đang bị “tấn công dồn dập bằng một loạt đơn kiện liên quan đến bằng phát minh”.
Drummond than phiền rằng “chiến dịch chống cạnh tranh (của những cái tên vừa nêu) đang đẩy giá của những bằng phát minh có liên quan cao hơn giá trị thật của chúng”, đồng thời đề cập thương vụ đấu giá kho bằng phát minh của Nortel cuối cùng đã lên đến 4,5 tỉ USD (đây là một thất bại khác của Google).
Drummond nhận định giá trên đã cao hơn gấp năm lần mức ước tính trước phiên đấu giá, nhưng lại… quên đề cập chuyện bản thân Google đã bỏ thầu đến tận 3,14 tỉ USD cho chính chỗ bằng phát minh trên.
“Hòn bấc ném đi, hòn… tạ quăng lại”
Ảnh chụp tài khoản Twitter của Brad Smith, trưởng tư vấn của Microsoft - Ảnh: Internet
Ngay sau khi bài viết của Drummond được đăng tải, Brad Smith, trưởng tư vấn của Microsoft, liền trả lời trên tài khoản Tweeter của Microsoft: “Google nói rằng chúng tôi mua bằng sáng chế của Nortel để Google không có cửa chạm tay vào chúng. Thật vậy sao? Microsoft trước đó đã ngỏ lời đề nghị họ (Google) cùng dự thầu chung và họ đã từ chối”.
Thậm chí một nhân vật khác của Microsoft, Frank X.Shaw - trưởng ban truyền thông đối tác của Microsoft, còn đăng tải một lá thư điện tử của Kent Walker, trưởng ban tư vấn của Google, xác nhận việc Google khi đó đã khước từ lời đề nghị hợp tác của Microsoft trong việc đấu thầu tài sản trí tuệ của Nortel.
Frank X.Shaw sau đó còn mỉa mai: “Tôi có một lời khuyên cho anh bạn đồng nghiệp Drummond, lần sau nhớ check với Kent Walker trước khi viết blog”.
Gần như ngay lập tức David Drummond phản hồi: “Thật không ngạc nhiên khi thấy Microsoft đánh lạc hướng dư luận bằng cách ném vấn đề lại phía chúng tôi, trong khi bản thân họ đã không thể nêu lên được một cách đích xác gốc rễ căn bản của thứ vấn đề chúng tôi đề cập”.
Drummond tiếp tục tố rằng (thông qua việc thâu tóm bằng phát minh của Nortel) Microsoft muốn triệt hạ sự bảo vệ mà tài sản trí tuệ của Nortel có thể mang đến (cho Google) chống lại những đòn tấn công từ Microsoft và các đối thủ cùng tham gia thương vụ đấu thầu.
“Họ (Microsoft) muốn chúng tôi không có khả năng bảo vệ nền tảng Android, do đó sẽ phải bỏ tiền mua lại từ họ, và chúng tôi đã không mắc phải âm mưu quỷ quyệt này".
Drummond cũng nhấn mạnh Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã vào cuộc, bắt những bên thắng thầu (Microsoft, Oracle, Apple, EMC) phải có trách nhiệm nhượng lại giấy phép cho cộng đồng mã nguồn mở”. “Điều này càng khẳng định ý kiến của Google là đúng” - Drummond “hí hửng”.
Apple là một gã bắt nạt?
Ảnh minh họa: Internet
“Bằng phát minh từng là công cụ để tạo động lực cho sự cách tân, nhưng gần đây bằng phát minh lại bị lạm dụng thành vũ khí để giết chết sự đổi mới” - David Drummond viết trên blog của Google. Có vẻ như ông đã có lý. Lần này hãy xem xét riêng trường hợp của Apple.
Apple luôn tìm cách kiểm soát mọi thứ trong chuỗi cung ứng của họ và giữ bí mật về mọi yếu tố khác. Công ty này đang tìm cách dùng kho bản quyền đồ sộ của họ để tấn công mọi đối thủ - chủ yếu trên thị trường di động, vốn đang tăng trưởng rất “nóng”. Đi kèm đó là cuộc chiến “hệ điều hành” và kẻ thắng sẽ có cơ hội thống lĩnh smartphone, tablet và những thiết bị di động như những gì Microsoft đã làm với PC (máy tính cá nhân).
Nhưng có một sự khác biệt, Microsoft chỉ bán thứ trung gian giữa người dùng và máy tính cá nhân. Thành công đó tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp và khách hàng hưởng lợi từ Microsoft. Trong khi đó, triết lý kinh doanh của Apple là bán cả phần mềm lẫn phần cứng và mọi loại dịch vụ đi kèm. Có nghĩa nếu một ngày nào đó Apple trở thành người thắng trong cuộc chiến thiết bị di động/hệ điều hành di động, hàng trăm triệu người sẽ phải sử dụng iOS, dù họ có muốn hay không.
Hiện iOS của Apple đang vấp phải sự cạnh tranh lớn từ Android, vốn đang chiếm gần một nửa thị phần smartphone toàn hành tinh. Và Apple không còn cách nào khác là dùng đến kho bằng phát minh, “vũ khí hủy diệt hàng loạt” mà họ đang sở hữu.
Không một ai thoát khỏi ngón đòn “patent troll” mà Apple đang tung ra, từ HTC cho đến Samsung, tất cả đều đang bị Apple đưa ra tòa. Gần đây nhất, “Quả táo” đã bỏ ra 2,6 tỉ USD cho vụ đấu thầu bằng phát minh của Nortel và họ đã thắng.
Drummond của Google đã phải thốt lên: “Một chiếc smartphone mang trong mình ít nhất 250.000 yếu tố thuộc nhiều bằng phát minh khác nhau, và những đối thủ của chúng tôi (ám chỉ Apple, Microsoft và Oracle) muốn Google phải nộp “thuế” để được sử dụng những bằng sáng chế mơ hồ này, điều này chỉ dẫn đến việc điện thoại dùng Android sẽ bị đội giá lên.
Họ muốn gây khó khăn cho tất cả các hãng sản xuất thiết bị Android. Thay vì cạnh tranh bằng việc cải tiến tính năng hoặc làm ra sản phẩm mới, họ lại đang làm điều này thông qua việc lôi đối thủ ra tòa”.
Năm 2010, Apple chính thức vượt mặt Microsoft để trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Điều này khác hẳn với một Apple trên bờ vực phá sản đầu thập kỷ 1990. “Chàng” David nhỏ bé ngày nào nay đã thành… Goliath.
theo tuoitre