Năm ngoái, Google tuyên bố rằng tới hết năm 2022, công ty này sẽ sử dụng vật liệu tái chế trên tất cả các sản phẩm Made By Google: điện thoại Pixel, Pixelbook, loa Google Home, các thiết bị Nest, phụ kiện.
Mới đây, Google thông báo đã hoàn thành mục tiêu trên trước thời hạn: toàn bộ sản phẩm Pixel và Nest hiện đều đang được thiết kế với vật liệu tái chế. Điều này không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm đều được làm từ vật liệu tái chế, nhưng ít nhất sẽ chứa một phần nào đó.
Theo Google, mặt lưng của điện thoại Pixel 5 được làm 100% từ nhôm tái chế, chiếc Nest Audio mới cũng làm từ 70% nhựa tái chế, ngoài ra còn lớp vải phủ ở mặt trên của Nest Mini mà họ ra mắt năm ngoái. Mặt lưng nhựa (phần đính sản phẩm với tường) trên cả chiếc Nest Thermostat mới nhất cũng được làm từ nhựa tiêu dùng sau tái chế.
Tháng Chín vừa qua, Google còn cho biết sẽ tiến tới vận hành bằng nguồn năng lượng không chứa các-bon vào năm 2030, công ty này cũng đã mua số lượng đền bù các-bon đủ để khỏa lấp cho lượng khí thải CO2 kể từ khi thành lập vào năm 1998. Từ năm 2007, Google cũng chuyển sang các-bon trung tính: lượng khí thải họ tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch đã được bù đắp bằng các khoản đầu tư cho năng lượng tái tạo và những sáng kiến khác. Và tới hôm nay, công ty này khẳng định rằng họ vẫn sẽ tiếp tục giữ "tất cả sản phẩm phần cứng Made By Google tới và từ khách hàng 100% các-bon trung tính".
Ngoài ra, công ty này còn cho biết là họ cũng đang cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế hoặc tái tạo trong ít nhất 50% số nhựa mà có trên tất cả các sản phẩm phần cứng vào năm 2025. Năm 2025 cũng là năm Google chuyển sang quy trình đóng gói sản phẩm mới hoàn toàn không sử dụng nhựa và có thể tái chế được 100%.
Google đang nỗ lực để đạt được chứng nhận "không có rác thải tại các bãi chôn lấp" tại toàn bộ các nhà máy lắp ráp cuối cùng của mình vào năm 2022, điều này đồng nghĩa với việc phần lớn rác thải từ hoạt động tại các cơ sở trên sẽ đều được tái chế.
Mới đây, Google thông báo đã hoàn thành mục tiêu trên trước thời hạn: toàn bộ sản phẩm Pixel và Nest hiện đều đang được thiết kế với vật liệu tái chế. Điều này không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm đều được làm từ vật liệu tái chế, nhưng ít nhất sẽ chứa một phần nào đó.
Theo Google, mặt lưng của điện thoại Pixel 5 được làm 100% từ nhôm tái chế, chiếc Nest Audio mới cũng làm từ 70% nhựa tái chế, ngoài ra còn lớp vải phủ ở mặt trên của Nest Mini mà họ ra mắt năm ngoái. Mặt lưng nhựa (phần đính sản phẩm với tường) trên cả chiếc Nest Thermostat mới nhất cũng được làm từ nhựa tiêu dùng sau tái chế.
Tháng Chín vừa qua, Google còn cho biết sẽ tiến tới vận hành bằng nguồn năng lượng không chứa các-bon vào năm 2030, công ty này cũng đã mua số lượng đền bù các-bon đủ để khỏa lấp cho lượng khí thải CO2 kể từ khi thành lập vào năm 1998. Từ năm 2007, Google cũng chuyển sang các-bon trung tính: lượng khí thải họ tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch đã được bù đắp bằng các khoản đầu tư cho năng lượng tái tạo và những sáng kiến khác. Và tới hôm nay, công ty này khẳng định rằng họ vẫn sẽ tiếp tục giữ "tất cả sản phẩm phần cứng Made By Google tới và từ khách hàng 100% các-bon trung tính".
Ngoài ra, công ty này còn cho biết là họ cũng đang cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế hoặc tái tạo trong ít nhất 50% số nhựa mà có trên tất cả các sản phẩm phần cứng vào năm 2025. Năm 2025 cũng là năm Google chuyển sang quy trình đóng gói sản phẩm mới hoàn toàn không sử dụng nhựa và có thể tái chế được 100%.
Google đang nỗ lực để đạt được chứng nhận "không có rác thải tại các bãi chôn lấp" tại toàn bộ các nhà máy lắp ráp cuối cùng của mình vào năm 2022, điều này đồng nghĩa với việc phần lớn rác thải từ hoạt động tại các cơ sở trên sẽ đều được tái chế.
Theo Vn review