Khi nhu cầu gọi video đang gia tăng đột biến trên toàn cầu, Google đang nỗ lực mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới cho công nghệ này.
Những ứng dụng cuộc gọi video đã không còn là chuyện hiếm, nhưng để mang lại trải nghiệm như một cuộc nói chuyện trực tiếp giữa hai người ngồi cạnh nhau vẫn còn là một thách thức khó vượt qua. Và Google đang cố gắng vượt qua rào cản này bằng công nghệ mới của mình.
Vào thứ Ba vừa qua, trong sự kiện của mình Google đã tiết lộ dự án Project Starline, một hệ thống chat video đầy tham vọng với việc sử dụng hàng loạt camera và cảm biến để ghi lại hình ảnh 3D của người gọi từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó các hình ảnh này sẽ được truyền đi theo thời gian thực tới người tham gia vào cuộc gọi video.
Công nghệ này còn kết hợp với các nghiên cứu về máy học, âm thanh vòm, điện toán thị giác và công nghệ nén theo thời gian thực để tạo ra hiệu ứng hình ảnh như hai người đang ở cạnh nhau. Họ cũng sử dụng hệ thống hiển thị trường ánh sáng để tạo ra hình ảnh với âm thanh và hình ảnh với kích thước và chiều sâu giống như thật mà người dùng không cần phải đeo kính hay thiết bị nghe đặc biệt nào khác.
"Thử tưởng tượng điều này giống như bạn nhìn qua một cánh cửa sổ kỳ diệu, và thông qua nó, bạn có thể nhìn thấy người khác với hình ảnh 3 chiều có kích thước như thật." Phó chủ tịch Google, ông Clay Bavor cho biết trong bài đăng trên blog. "Bạn có thể nói chuyện, trao đổi cử chỉ tay và các liên hệ bằng mắt một cách hoàn toàn tự nhiên."
Với tầm nhìn của Google, Starline mới chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi video giữa cá nhân với nhau. Hiện tại, thiết bị dành cho hệ thống Starline này vẫn còn khá cồng kềnh khi nó bao gồm cả một căn phòng nhỏ với các camera, thiết bị ánh sáng đặt sát nhau. Báo cáo của Wired cho biết, căn phòng này có đến hàng chục cảm biến chiều sâu khác nhau cùng một màn hình rộng đến 65 inch để hiển thị chân thực kích thước người gọi đến.
Cho đến hiện tại, dự án Project Starline này vẫn chỉ được sử dụng trong một số nhỏ văn phòng của Google và vẫn yêu cầu các trang thiết bị đặc biệt. Nhưng ông Bavor cho biết mục tiêu của Google là "làm cho công nghệ này trở nên dễ tiếp cận hơn và có giá thành rẻ hơn."
Công nghệ này đang được thử nghiệm giữa các nhân viên Google và trình diễn cho các đối tác doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và truyền thông. Google đang lên kế hoạch triển khai thử nghiệm dự án Starline này cho các đối tác khác vào cuối năm nay.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các cuộc gọi video đang ngày một trở nên phổ biến hơn, nhưng trải nghiệm mà nó mang lại gần như không mấy thay đổi so với trước đây. Và khi xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, chắc chắn người dùng sẽ muốn có một trải nghiệm tốt hơn nhiều so với hiện nay, và Google đang nỗ lực tận dụng cơ hội này để cải thiện trải nghiệm đó.
Những ứng dụng cuộc gọi video đã không còn là chuyện hiếm, nhưng để mang lại trải nghiệm như một cuộc nói chuyện trực tiếp giữa hai người ngồi cạnh nhau vẫn còn là một thách thức khó vượt qua. Và Google đang cố gắng vượt qua rào cản này bằng công nghệ mới của mình.
Vào thứ Ba vừa qua, trong sự kiện của mình Google đã tiết lộ dự án Project Starline, một hệ thống chat video đầy tham vọng với việc sử dụng hàng loạt camera và cảm biến để ghi lại hình ảnh 3D của người gọi từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó các hình ảnh này sẽ được truyền đi theo thời gian thực tới người tham gia vào cuộc gọi video.
Công nghệ này còn kết hợp với các nghiên cứu về máy học, âm thanh vòm, điện toán thị giác và công nghệ nén theo thời gian thực để tạo ra hiệu ứng hình ảnh như hai người đang ở cạnh nhau. Họ cũng sử dụng hệ thống hiển thị trường ánh sáng để tạo ra hình ảnh với âm thanh và hình ảnh với kích thước và chiều sâu giống như thật mà người dùng không cần phải đeo kính hay thiết bị nghe đặc biệt nào khác.
"Thử tưởng tượng điều này giống như bạn nhìn qua một cánh cửa sổ kỳ diệu, và thông qua nó, bạn có thể nhìn thấy người khác với hình ảnh 3 chiều có kích thước như thật." Phó chủ tịch Google, ông Clay Bavor cho biết trong bài đăng trên blog. "Bạn có thể nói chuyện, trao đổi cử chỉ tay và các liên hệ bằng mắt một cách hoàn toàn tự nhiên."
Với tầm nhìn của Google, Starline mới chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi video giữa cá nhân với nhau. Hiện tại, thiết bị dành cho hệ thống Starline này vẫn còn khá cồng kềnh khi nó bao gồm cả một căn phòng nhỏ với các camera, thiết bị ánh sáng đặt sát nhau. Báo cáo của Wired cho biết, căn phòng này có đến hàng chục cảm biến chiều sâu khác nhau cùng một màn hình rộng đến 65 inch để hiển thị chân thực kích thước người gọi đến.
Cho đến hiện tại, dự án Project Starline này vẫn chỉ được sử dụng trong một số nhỏ văn phòng của Google và vẫn yêu cầu các trang thiết bị đặc biệt. Nhưng ông Bavor cho biết mục tiêu của Google là "làm cho công nghệ này trở nên dễ tiếp cận hơn và có giá thành rẻ hơn."
Công nghệ này đang được thử nghiệm giữa các nhân viên Google và trình diễn cho các đối tác doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và truyền thông. Google đang lên kế hoạch triển khai thử nghiệm dự án Starline này cho các đối tác khác vào cuối năm nay.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các cuộc gọi video đang ngày một trở nên phổ biến hơn, nhưng trải nghiệm mà nó mang lại gần như không mấy thay đổi so với trước đây. Và khi xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, chắc chắn người dùng sẽ muốn có một trải nghiệm tốt hơn nhiều so với hiện nay, và Google đang nỗ lực tận dụng cơ hội này để cải thiện trải nghiệm đó.
Theo Genk