Google chấp nhận trả khoảng 73,6 triệu USD mỗi năm cho các cơ quan truyền thông báo chí của Canada để được phép chia sẻ tin tức trên nền tảng của công ty này.
The Guardian đưa tin, ngày 29/11 (giờ địa phương), Chính phủ Canada và Google đã đạt được thỏa thuận giải quyết những tranh cãi liên quan tới Đạo luật Tin tức Trực tuyến.
Thỏa thuận sẽ cho phép tin tức của các cơ quan truyền thông báo chí Canada tiếp tục được chia sẻ trên nền tảng của Google. Tuy nhiên, công ty thuộc quyền sở hữu của Alphabet sẽ phải thanh toán khoản tiền 100 triệu CAD (khoảng 73,6 triệu USD) mỗi năm cho các cơ quan sản xuất thông tin của Canada.
Trụ sở chính của Google ở California, Mỹ. (Ảnh: CNN)
“Sau nhiều tuần thảo luận hiệu quả, tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Google trong việc thực thi Đạo luật Tin tức trực tuyến của Canada” , Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge cho biết trong một tuyên bố.
Kent Walker, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Alphabet, cũng đưa ra thông báo: “Sau các cuộc thảo luận, chúng tôi rất vui vì Chính phủ Canada cam kết giải quyết các vấn đề cốt lõi của chúng tôi với Dự luật C-18. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi lưu lượng truy cập có giá trị đến các nhà xuất bản Canada”.
Đạo luật Tin tức Trực tuyến hay còn gọi là Dự luật C-18, có điều khoản yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ như Google và Meta phải triển khai các thỏa thuận với những nhà cung cấp tin tức của Canada bằng việc trả phí, để các nội dung tin tức được chia sẻ trên các nền tảng của họ.
Dự luật đang được Chính phủ Canada hoàn thiện các quy định và dự kiến được ban hành trước hạn chót ngày 19/12.
Ngoài Google, Meta cũng phản đối dự luật và đã chặn tin tức của Canada trên nền tảng mạng xã hội của công ty này là Facebook và Instagram.
Bà St-Onge nói rằng thỏa thuận đạt được với Google cho thấy luật mới có hiệu quả và kêu gọi Meta giải thích quyết định chặn chia sẻ tin tức ở Canada.
Theo một tuyên bố của công ty, quyết định của Meta vẫn không thay đổi. "Không giống như các công cụ tìm kiếm, chúng tôi không chủ động lấy tin tức từ Internet để đưa vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng và từ lâu chúng tôi đã nói rõ rằng cách duy nhất để chúng tôi có thể tuân thủ một cách hợp lý Đạo luật Tin tức trực tuyến là chấm dứt cung cấp tin tức cho người dân ở Canada" , người phát ngôn của Meta cho hay.
Meta từng thực hiện động thái tương tự trong quá khứ. Năm 2021, Meta đã chặn tin tức khỏi nền tảng của mình ở Australia trong một thời gian ngắn sau khi nước này thông qua luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản để sử dụng tin bài của họ. Sau đó công ty đã đạt được thỏa thuận với các nhà xuất bản Australia.
The Guardian đưa tin, ngày 29/11 (giờ địa phương), Chính phủ Canada và Google đã đạt được thỏa thuận giải quyết những tranh cãi liên quan tới Đạo luật Tin tức Trực tuyến.
Thỏa thuận sẽ cho phép tin tức của các cơ quan truyền thông báo chí Canada tiếp tục được chia sẻ trên nền tảng của Google. Tuy nhiên, công ty thuộc quyền sở hữu của Alphabet sẽ phải thanh toán khoản tiền 100 triệu CAD (khoảng 73,6 triệu USD) mỗi năm cho các cơ quan sản xuất thông tin của Canada.
Trụ sở chính của Google ở California, Mỹ. (Ảnh: CNN)
“Sau nhiều tuần thảo luận hiệu quả, tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Google trong việc thực thi Đạo luật Tin tức trực tuyến của Canada” , Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge cho biết trong một tuyên bố.
Kent Walker, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Alphabet, cũng đưa ra thông báo: “Sau các cuộc thảo luận, chúng tôi rất vui vì Chính phủ Canada cam kết giải quyết các vấn đề cốt lõi của chúng tôi với Dự luật C-18. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi lưu lượng truy cập có giá trị đến các nhà xuất bản Canada”.
Đạo luật Tin tức Trực tuyến hay còn gọi là Dự luật C-18, có điều khoản yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ như Google và Meta phải triển khai các thỏa thuận với những nhà cung cấp tin tức của Canada bằng việc trả phí, để các nội dung tin tức được chia sẻ trên các nền tảng của họ.
Dự luật đang được Chính phủ Canada hoàn thiện các quy định và dự kiến được ban hành trước hạn chót ngày 19/12.
Ngoài Google, Meta cũng phản đối dự luật và đã chặn tin tức của Canada trên nền tảng mạng xã hội của công ty này là Facebook và Instagram.
Bà St-Onge nói rằng thỏa thuận đạt được với Google cho thấy luật mới có hiệu quả và kêu gọi Meta giải thích quyết định chặn chia sẻ tin tức ở Canada.
Theo một tuyên bố của công ty, quyết định của Meta vẫn không thay đổi. "Không giống như các công cụ tìm kiếm, chúng tôi không chủ động lấy tin tức từ Internet để đưa vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng và từ lâu chúng tôi đã nói rõ rằng cách duy nhất để chúng tôi có thể tuân thủ một cách hợp lý Đạo luật Tin tức trực tuyến là chấm dứt cung cấp tin tức cho người dân ở Canada" , người phát ngôn của Meta cho hay.
Meta từng thực hiện động thái tương tự trong quá khứ. Năm 2021, Meta đã chặn tin tức khỏi nền tảng của mình ở Australia trong một thời gian ngắn sau khi nước này thông qua luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản để sử dụng tin bài của họ. Sau đó công ty đã đạt được thỏa thuận với các nhà xuất bản Australia.
Theo Genk