Số lượng nhân viên được Google tuyển dụng có thể sẽ vượt cả số lượng phóng viên đang làm việc trong toàn bộ ngành công nghiệp báo chí Mỹ, đánh dấu một cột mốc mới trên con đường tiến tới thay thế truyền thông truyền thống. Nhưng đi kèm với điều đó là một số vấn đề đáng cân nhắc.
Alphabet Inc., công ty mẹ của Google, đã tuyển dụng 98.771 nhân viên tính đến tháng 12 vừa qua. Thông tin này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nếu bạn còn nhớ, Google đã vượt mặt toàn bộ ngành công nghiệp báo chí Mỹ về mặt doanh thu quảng cáo trong năm 2010. Những số liệu mới nhất cho thấy khoảng cách đó nay đã xa đến không tưởng.
Trên thực tế, đây là một sự so sánh không mấy công bằng: doanh thu quảng cáo của Google được tính trên phạm vi toàn cầu, trong khi doanh thu quảng cáo của ngành công nghiệp báo chí Mỹ chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia này. Dù vậy, về cơ bản, phép so sánh này vẫn đúng hướng và cho chúng ta biết khá nhiều điều. Liệu Google/Alphabet sẽ đạt được "thành tích" tương tự về mặt số lượng nhân viên? Câu trả lời ngắn gọn: họ sắp đạt được rồi!
Biểu đồ cho thấy sự biến đổi doanh thu của Google và ngành báo chí Mỹ
Với 139.900 nhân viên nằm trong biên chế tính đến tháng 12, ngành báo chí Mỹ vẫn đang dẫn trước Alphabet. Nhưng rõ ràng họ sẽ không thể duy trì được lâu nữa, và có một điều bất ngờ trong câu chuyện này. Tháng 7 năm ngoái, phóng viên Mark Bergen và Josh Eidelson của Bloomberg đưa tin rằng Alphabet đã tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên hợp đồng đeo phù hiệu đỏ, nhiều ngang với số lượng nhân viên toàn thời gian đeo phù hiệu trắng.
"Hồi đầu năm nay, những nhân viên hợp đồng kia đã vượt trội so với các nhân viên chính thức lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm của công ty - theo một người đã xem qua số liệu trong cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty" - đó là những gì Bloomberg đã đăng tải.
Nếu các nhân viên hợp đồng của Alphabet thực sự chiếm số đông hơn các nhân viên chính thức, thì có lẽ công ty này thực sự có hơn 200.000 nhân công, nhiều hơn đáng kể so với cả ngành công nghiệp báo chí Mỹ. Đúng là báo chí có nhiều đầu mối và nhiều nhân viên hợp đồng khác không thể hiện trong bảng tính nhân viên biên chế của họ, và số lượng nhân viên của Alphabet được tính trên toàn cầu, trong khi số lượng nhân viên của ngành báo chí Mỹ thì không. Như đã nói trên, phép so sánh này có thể không mang nhiều ý nghĩa, nhưng nó vẫn mang đến cho chúng ta cảm giác có gì đó bất ổn.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, ngành báo chí Mỹ kiếm tiền chủ yếu bằng cách bán quảng cáo. Họ dùng một phần trong số tiền kiếm được đó để thuê các nhà báo, nhưng khoản tiền còn lại mà chủ sở hữu các tòa báo thu về vẫn rất lớn. Năm 1997, tỉ suất lợi nhuận hoạt động trung bình của ngành báo chí Mỹ là 19,5%. Tỉ suất này của Gannett Inc, là 26,6%. Những con số quá lớn này bị chỉ trích dữ dội khi ngành báo chí bắt đầu gặp khó khăn vào những năm 2000. Lúc bấy giờ, nhà sáng lập của website Craigslist là Craig Newmark nhận định, chủ sở hữu các tòa báo cần ngừng than thở về những thất bại trong doanh thu quảng cáo, ngừng sa thải các phóng viên, và nên làm quen với những con số tỉ suất lợi nhuận nhỏ hơn. Họ đã làm quen được thật - tỉ suất lợi nhuận hoạt động của Gannett trong 4 quý kết thúc vào tháng 9 chỉ còn 6,1%, nhưng họ vẫn chẳng ngừng việc sa thải các phóng viên.
Biểu đồ về biến động số lượng nhân viên trong ngành báo chí Mỹ và Google
Tất nhiên, Google và Facebook là những hãng kiếm bộn tiền từ việc bán quảng cáo, và họ cũng có tỉ suất lợi nhuận khổng lồ: trong năm 2018, con số này của Alphabet/Google là 22,9%, còn Facebook gần gấp đôi, lên đến 44,6%. Họ tạo dựng được lượng người xem quảng cáo theo những cách hiệu quả hơn nhiều về mặt chi phí và cũng nhắm đúng đối tượng hơn so với ngành báo chí từng làm. Trong những năm gần đây, họ cũng đã trở thành những nhà tuyển dụng lớn (Facebook có 35.587 nhân viên tính đến 31/12/2018). Điều họ không làm, dù có đôi lúc ngoại lệ, là thuê các phóng viên.
Những lĩnh vực có thuê phóng viên trong các ngành công nghiệp chính bao gồm: xuất bản báo chí (màu xanh dương), xuất bản định kỳ (màu đen), phát thanh/phát sóng (trừ Internet) (màu xám), các cổng tìm kiếm, xuất bản Internet và phát sóng (màu đỏ), và mọi dịch vụ thông tin khác (màu tím). Các bạn có thể xem biểu đồ dưới đây.
Mới lướt qua, có vẻ như tình trạng thất nghiệp nói chung đã ngừng lại vào năm 2010. Nhưng lĩnh vực "các cổng tìm kiếm, xuất bản Internet và phát sóng" đang tăng trưởng nhanh kia, dù bao gồm rất nhiều các phóng viên chỉ hoạt động trực tuyến, nhưng vẫn có hầu hết các nhân viên tại Alphabet và Facebook nữa. "Mọi dịch vụ thông tin khác", vốn cũng đang tăng trưởng, bao gồm các phóng viên, và các thư viện, tàng thư, và một số thứ khác. Lĩnh vực phát thanh, vốn có suy giảm đôi chút nhưng vẫn cầm cự tốt hơn báo chí và tạp chí, có rất nhiều nhân viên làm việc trong mảng giải trí (Ngành công nghiệp điện ảnh và thu âm tuyển dụng số nhân viên gần gấp đôi so với năm 1990, nhưng đó là những ngành công nghiệp thiên về giải trí nên không thực sự thuộc về bảng số liệu này).
Một nguồn số liệu trực tiếp hơn, nhưng độ tin cậy thấp hơn và chậm hơn là bảng tính toán thường niên về số lượng phóng viên trích từ bảng thống kê nghề nghiệp thường niên của Cục thống kê lao động Mỹ. Ước tính có 38.790 phóng viên tại Mỹ vào tháng 5/2017, giảm từ 53.060 người vào năm 2006. Nói cách khác, hiện nay có lẽ số phóng viên này còn ít hơn cả số nhân viên Facebook nữa. Nhiều công việc khác đã bị xóa sổ bởi những thay đổi công nghệ trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng phóng viên đóng một vai trò hữu ích trong xã hội, một vai trò vẫn chưa bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, crowdsourcing, hay các cải tiến khác. Và dù một tập hợp những mô hình kinh doanh mới, trước đây là những mô hình kinh doanh cũ bị bỏ bê và các nguồn tài trợ phi lợi nhuận, có lẽ sẽ đủ để giữ cho ngành báo chí quốc gia tiếp tục hoạt động trên một quy mô hiệu quả có thể chấp nhận được, ở cấp độ địa phương, mọi thứ thực sự không được khả quan cho lắm.
Các học giả sẽ bắt đầu định lượng tác động của sự sụt giảm số phóng viên địa phương. Một nghiên cứu được xuất bản hồi tháng 12 bởi hai giáo sư truyền thông và một nhà khoa học chính trị kết luận rằng việc các tờ báo địa phương ngừng hoạt động khiến những người dân đi bầu bỏ phiếu cho ứng viên trong đảng của họ mà không cần suy nghĩ gì nhiều trong các cuộc bầu cử, gây nên tình trạng gia tăng phân cực đảng phái. "Khi họ mất đi các tờ báo địa phương, chúng tôi phát hiện ra đọc giả phải nhờ cậy đảng chính trị họ đang theo để nắm bắt các thông tin về các ứng viên chính trị" - các tác giả kết luận.
Hồi đầu năm ngoái, một nghiên cứu được tiến hành bởi 3 giáo sư tài chính phát hiện ra rằng lãi vay trong thành phố tăng từ 0,05 đến 0,11 từ mức 1% ban đầu sau khi một tờ báo địa phương bị đóng cửa, và các tác giả cho rằng "sự thiếu vắng giám sát của chính phủ" là nguyên nhân dẫn đến tăng lãi. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng Bloomberg giải thích rằng "Đối với khoản nợ 65 triệu USD, lãi là khoảng 71.500 USD mỗi năm - đủ để trả lương cho giáo viên - hoặc khoảng 2 triệu USD trong vòng đời của một trái phiếu 30 năm".
Google làm rất nhiều điều có ích, và hiện hãng đang tuyển dụng rất rất nhiều người. Nhưng nhìn chung họ chẳng hề đến những cuộc họp tại hội đồng thành phố và đặt những câu hỏi khó bao giờ.
Alphabet Inc., công ty mẹ của Google, đã tuyển dụng 98.771 nhân viên tính đến tháng 12 vừa qua. Thông tin này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nếu bạn còn nhớ, Google đã vượt mặt toàn bộ ngành công nghiệp báo chí Mỹ về mặt doanh thu quảng cáo trong năm 2010. Những số liệu mới nhất cho thấy khoảng cách đó nay đã xa đến không tưởng.
Trên thực tế, đây là một sự so sánh không mấy công bằng: doanh thu quảng cáo của Google được tính trên phạm vi toàn cầu, trong khi doanh thu quảng cáo của ngành công nghiệp báo chí Mỹ chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia này. Dù vậy, về cơ bản, phép so sánh này vẫn đúng hướng và cho chúng ta biết khá nhiều điều. Liệu Google/Alphabet sẽ đạt được "thành tích" tương tự về mặt số lượng nhân viên? Câu trả lời ngắn gọn: họ sắp đạt được rồi!
Biểu đồ cho thấy sự biến đổi doanh thu của Google và ngành báo chí Mỹ
Với 139.900 nhân viên nằm trong biên chế tính đến tháng 12, ngành báo chí Mỹ vẫn đang dẫn trước Alphabet. Nhưng rõ ràng họ sẽ không thể duy trì được lâu nữa, và có một điều bất ngờ trong câu chuyện này. Tháng 7 năm ngoái, phóng viên Mark Bergen và Josh Eidelson của Bloomberg đưa tin rằng Alphabet đã tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên hợp đồng đeo phù hiệu đỏ, nhiều ngang với số lượng nhân viên toàn thời gian đeo phù hiệu trắng.
"Hồi đầu năm nay, những nhân viên hợp đồng kia đã vượt trội so với các nhân viên chính thức lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm của công ty - theo một người đã xem qua số liệu trong cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty" - đó là những gì Bloomberg đã đăng tải.
Nếu các nhân viên hợp đồng của Alphabet thực sự chiếm số đông hơn các nhân viên chính thức, thì có lẽ công ty này thực sự có hơn 200.000 nhân công, nhiều hơn đáng kể so với cả ngành công nghiệp báo chí Mỹ. Đúng là báo chí có nhiều đầu mối và nhiều nhân viên hợp đồng khác không thể hiện trong bảng tính nhân viên biên chế của họ, và số lượng nhân viên của Alphabet được tính trên toàn cầu, trong khi số lượng nhân viên của ngành báo chí Mỹ thì không. Như đã nói trên, phép so sánh này có thể không mang nhiều ý nghĩa, nhưng nó vẫn mang đến cho chúng ta cảm giác có gì đó bất ổn.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, ngành báo chí Mỹ kiếm tiền chủ yếu bằng cách bán quảng cáo. Họ dùng một phần trong số tiền kiếm được đó để thuê các nhà báo, nhưng khoản tiền còn lại mà chủ sở hữu các tòa báo thu về vẫn rất lớn. Năm 1997, tỉ suất lợi nhuận hoạt động trung bình của ngành báo chí Mỹ là 19,5%. Tỉ suất này của Gannett Inc, là 26,6%. Những con số quá lớn này bị chỉ trích dữ dội khi ngành báo chí bắt đầu gặp khó khăn vào những năm 2000. Lúc bấy giờ, nhà sáng lập của website Craigslist là Craig Newmark nhận định, chủ sở hữu các tòa báo cần ngừng than thở về những thất bại trong doanh thu quảng cáo, ngừng sa thải các phóng viên, và nên làm quen với những con số tỉ suất lợi nhuận nhỏ hơn. Họ đã làm quen được thật - tỉ suất lợi nhuận hoạt động của Gannett trong 4 quý kết thúc vào tháng 9 chỉ còn 6,1%, nhưng họ vẫn chẳng ngừng việc sa thải các phóng viên.
Biểu đồ về biến động số lượng nhân viên trong ngành báo chí Mỹ và Google
Tất nhiên, Google và Facebook là những hãng kiếm bộn tiền từ việc bán quảng cáo, và họ cũng có tỉ suất lợi nhuận khổng lồ: trong năm 2018, con số này của Alphabet/Google là 22,9%, còn Facebook gần gấp đôi, lên đến 44,6%. Họ tạo dựng được lượng người xem quảng cáo theo những cách hiệu quả hơn nhiều về mặt chi phí và cũng nhắm đúng đối tượng hơn so với ngành báo chí từng làm. Trong những năm gần đây, họ cũng đã trở thành những nhà tuyển dụng lớn (Facebook có 35.587 nhân viên tính đến 31/12/2018). Điều họ không làm, dù có đôi lúc ngoại lệ, là thuê các phóng viên.
Những lĩnh vực có thuê phóng viên trong các ngành công nghiệp chính bao gồm: xuất bản báo chí (màu xanh dương), xuất bản định kỳ (màu đen), phát thanh/phát sóng (trừ Internet) (màu xám), các cổng tìm kiếm, xuất bản Internet và phát sóng (màu đỏ), và mọi dịch vụ thông tin khác (màu tím). Các bạn có thể xem biểu đồ dưới đây.
Mới lướt qua, có vẻ như tình trạng thất nghiệp nói chung đã ngừng lại vào năm 2010. Nhưng lĩnh vực "các cổng tìm kiếm, xuất bản Internet và phát sóng" đang tăng trưởng nhanh kia, dù bao gồm rất nhiều các phóng viên chỉ hoạt động trực tuyến, nhưng vẫn có hầu hết các nhân viên tại Alphabet và Facebook nữa. "Mọi dịch vụ thông tin khác", vốn cũng đang tăng trưởng, bao gồm các phóng viên, và các thư viện, tàng thư, và một số thứ khác. Lĩnh vực phát thanh, vốn có suy giảm đôi chút nhưng vẫn cầm cự tốt hơn báo chí và tạp chí, có rất nhiều nhân viên làm việc trong mảng giải trí (Ngành công nghiệp điện ảnh và thu âm tuyển dụng số nhân viên gần gấp đôi so với năm 1990, nhưng đó là những ngành công nghiệp thiên về giải trí nên không thực sự thuộc về bảng số liệu này).
Một nguồn số liệu trực tiếp hơn, nhưng độ tin cậy thấp hơn và chậm hơn là bảng tính toán thường niên về số lượng phóng viên trích từ bảng thống kê nghề nghiệp thường niên của Cục thống kê lao động Mỹ. Ước tính có 38.790 phóng viên tại Mỹ vào tháng 5/2017, giảm từ 53.060 người vào năm 2006. Nói cách khác, hiện nay có lẽ số phóng viên này còn ít hơn cả số nhân viên Facebook nữa. Nhiều công việc khác đã bị xóa sổ bởi những thay đổi công nghệ trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng phóng viên đóng một vai trò hữu ích trong xã hội, một vai trò vẫn chưa bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, crowdsourcing, hay các cải tiến khác. Và dù một tập hợp những mô hình kinh doanh mới, trước đây là những mô hình kinh doanh cũ bị bỏ bê và các nguồn tài trợ phi lợi nhuận, có lẽ sẽ đủ để giữ cho ngành báo chí quốc gia tiếp tục hoạt động trên một quy mô hiệu quả có thể chấp nhận được, ở cấp độ địa phương, mọi thứ thực sự không được khả quan cho lắm.
Các học giả sẽ bắt đầu định lượng tác động của sự sụt giảm số phóng viên địa phương. Một nghiên cứu được xuất bản hồi tháng 12 bởi hai giáo sư truyền thông và một nhà khoa học chính trị kết luận rằng việc các tờ báo địa phương ngừng hoạt động khiến những người dân đi bầu bỏ phiếu cho ứng viên trong đảng của họ mà không cần suy nghĩ gì nhiều trong các cuộc bầu cử, gây nên tình trạng gia tăng phân cực đảng phái. "Khi họ mất đi các tờ báo địa phương, chúng tôi phát hiện ra đọc giả phải nhờ cậy đảng chính trị họ đang theo để nắm bắt các thông tin về các ứng viên chính trị" - các tác giả kết luận.
Hồi đầu năm ngoái, một nghiên cứu được tiến hành bởi 3 giáo sư tài chính phát hiện ra rằng lãi vay trong thành phố tăng từ 0,05 đến 0,11 từ mức 1% ban đầu sau khi một tờ báo địa phương bị đóng cửa, và các tác giả cho rằng "sự thiếu vắng giám sát của chính phủ" là nguyên nhân dẫn đến tăng lãi. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng Bloomberg giải thích rằng "Đối với khoản nợ 65 triệu USD, lãi là khoảng 71.500 USD mỗi năm - đủ để trả lương cho giáo viên - hoặc khoảng 2 triệu USD trong vòng đời của một trái phiếu 30 năm".
Google làm rất nhiều điều có ích, và hiện hãng đang tuyển dụng rất rất nhiều người. Nhưng nhìn chung họ chẳng hề đến những cuộc họp tại hội đồng thành phố và đặt những câu hỏi khó bao giờ.
Theo Vn review