Sử dụng một dịch vụ tìm kiếm thiết bị chung do Google phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, từ đó tạo nên một hệ sinh thái đồng nhất.
Một trong những nâng cấp đáng kể của hệ sinh thái Apple trong thời gian gần đây tới từ mạng lưới Find My. Apple đã cải tổ lại hoàn toàn dịch vụ Find My iPhone của mình thành một mạng lưới Find My các thiết bị nằm trong hệ sinh thái của Apple, từ đó nâng cao khả năng tìm được thiết bị thất lạc về với chủ sở hữu. Find My của Apple hoạt động ngay cả khi iPhone ở chế độ ngoại tuyến, thậm chí mới đây, có thông tin cho rằng Apple thậm chí còn nâng cấp Find My để nó có thể hoạt động ngay cả khi iPhone bị tắt nguồn.
Mới đây, các lập trình viên XDA-Developers cũng đã phát hiện ra dường như Google đang phát triển một dịch vụ tương tự với Find My của Apple, có tên "Find My Device". Với mạng lưới Find My Device mới, lập trình viên XDA cho biết Google có thể tận dụng các dịch vụ Google Play Services được tích hợp sâu trong hệ điều hành nhằm giúp người dùng có thể tìm kiếm và định vị các thiết bị đã thất lạc.
Chi tiết về mạng lưới Find My Device được các lập trình viên tìm thấy bên trong các đoạn mã của Google Play Services
Google hiện cũng đã có một ứng dụng Find My Device trên kho ứng dụng Google Play, tuy nhiên ứng dụng này sẽ chỉ giới hạn khả năng tìm kiếm của mình với các thiết bị đã được đăng nhập với tài khoản Google của người dùng mà thôi.
Ứng dụng Find My Device hiện tại có khả năng tìm kiếm thiết bị một cách giới hạn
Mặc dù có thể phát triển một mạng lưới tìm kiếm tương tự như Find My của Apple, thế nhưng Google sẽ vẫn phải làm việc với các nhà sản xuất bên thứ 3 bởi đa số các nhà sản xuất này đều có cách thức tìm kiếm thiết bị thất lạc riêng, ví dụ như Samsung với Find My Mobile hay OPPO với Find My OPPO... Để tạo một mạng lưới hiệu quả thì cần có sự kết hợp giữa Google và các nhà sản xuất khác.
Sử dụng dịch vụ Google Play Services để làm "chìa khoá" cho mạng lưới tìm kiếm cũng sẽ khiến các thiết bị Android hoạt động tại Trung Quốc không thể tham gia vào mạng lưới này.
Hiện tại, Google chưa tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về mạng lưới tìm kiếm này. Chúng ta cũng chưa rõ liệu trong tương lai Google có thực sự triển khai dịch vụ này tới người dùng hay đây mãi chỉ là một tính năng thử nghiệm mà thôi?
Một trong những nâng cấp đáng kể của hệ sinh thái Apple trong thời gian gần đây tới từ mạng lưới Find My. Apple đã cải tổ lại hoàn toàn dịch vụ Find My iPhone của mình thành một mạng lưới Find My các thiết bị nằm trong hệ sinh thái của Apple, từ đó nâng cao khả năng tìm được thiết bị thất lạc về với chủ sở hữu. Find My của Apple hoạt động ngay cả khi iPhone ở chế độ ngoại tuyến, thậm chí mới đây, có thông tin cho rằng Apple thậm chí còn nâng cấp Find My để nó có thể hoạt động ngay cả khi iPhone bị tắt nguồn.
Mới đây, các lập trình viên XDA-Developers cũng đã phát hiện ra dường như Google đang phát triển một dịch vụ tương tự với Find My của Apple, có tên "Find My Device". Với mạng lưới Find My Device mới, lập trình viên XDA cho biết Google có thể tận dụng các dịch vụ Google Play Services được tích hợp sâu trong hệ điều hành nhằm giúp người dùng có thể tìm kiếm và định vị các thiết bị đã thất lạc.
Chi tiết về mạng lưới Find My Device được các lập trình viên tìm thấy bên trong các đoạn mã của Google Play Services
Google hiện cũng đã có một ứng dụng Find My Device trên kho ứng dụng Google Play, tuy nhiên ứng dụng này sẽ chỉ giới hạn khả năng tìm kiếm của mình với các thiết bị đã được đăng nhập với tài khoản Google của người dùng mà thôi.
Ứng dụng Find My Device hiện tại có khả năng tìm kiếm thiết bị một cách giới hạn
Mặc dù có thể phát triển một mạng lưới tìm kiếm tương tự như Find My của Apple, thế nhưng Google sẽ vẫn phải làm việc với các nhà sản xuất bên thứ 3 bởi đa số các nhà sản xuất này đều có cách thức tìm kiếm thiết bị thất lạc riêng, ví dụ như Samsung với Find My Mobile hay OPPO với Find My OPPO... Để tạo một mạng lưới hiệu quả thì cần có sự kết hợp giữa Google và các nhà sản xuất khác.
Sử dụng dịch vụ Google Play Services để làm "chìa khoá" cho mạng lưới tìm kiếm cũng sẽ khiến các thiết bị Android hoạt động tại Trung Quốc không thể tham gia vào mạng lưới này.
Hiện tại, Google chưa tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về mạng lưới tìm kiếm này. Chúng ta cũng chưa rõ liệu trong tương lai Google có thực sự triển khai dịch vụ này tới người dùng hay đây mãi chỉ là một tính năng thử nghiệm mà thôi?
Theo Genk