Trong thời điểm các công ty công nghệ đang chi những khoản tiền khổng lồ để thuê những bộ óc giỏi nhất về trí tuệ nhân tạo (AI), thỏa thuận thuê lại Noam Shazeer của Google đã khiến những công ty khác phải dè chừng.
Theo Wall Street Journal, Noam Shazeer gia nhập Google vào năm 2000 với tư cách là một trong số vài trăm nhân viên đầu tiên. Dự án lớn đầu tiên của ông là xây dựng một hệ thống để cải thiện chức năng sửa lỗi chính tả.
Shazeer là đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu quan trọng, làm khởi động sử bùng nổ của AI. Shazeer đã nghỉ việc tại Google vào năm 2021 để thành lập công ty riêng - Character.AI, sau khi Google đã từ chối phát hành chatbot do anh phát triển do lo ngại về tính an toàn và công bằng.
Theo những người biết về thỏa thuận, Google đã viết cho Character.AI một tấm séc trị giá khoảng 2,7 tỷ USD, để cấp phép công nghệ của Character. Thỏa thuận này cũng bao gồm việc Shazeer đồng ý làm việc cho Google một lần nữa. Sự trở lại của Shazeeer được coi là lý do chính khiến công ty đồng ý trả khoản phí cấp phép trị giá hàng tỷ USD.
Noam Shazeer đã quay lại làm việc tại Google với chức danh Phó Chủ tịch. Ông đã chuyển từ việc điều hành một công ty có hàng trăm nhân viên sang tập trung vào nghiên cứu và giám sát một số ít nhân viên.
Google không phải là gã khổng lồ công nghệ đầu tiên mua công nghệ của một công ty nhỏ phần lớn là để thu hút đội ngũ nhân viên. Microsoft và Amazon.com đã thực hiện các thỏa thuận tương tự trong năm nay. Cách đầu tư khác thường này cho phép các ông lớn công nghệ tuyển dụng được các nhà nghiên cứu AI họ thèm muốn về làm việc.
Thỏa thuận này đã dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các gã khổng lồ công nghệ có đang chi tiêu quá mức trong cuộc đua phát triển AI tiên tiến hay không, điều mà một số người tin rằng sẽ định hình tương lai của ngành điện toán.
“Noam rõ ràng là một người tuyệt vời trong lĩnh vực đó”, Christopher Manning, giám đốc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford. Vị Giám đốc này cũng đặt câu hỏi, “Liệu anh ấy có giỏi hơn những người khác gấp 20 lần không?”
Đây là một bước ngoặt đáng chú ý khi trước đó, Shazeer công khai tuyên bố gã khổng lồ tìm kiếm đã trở nên quá sợ rủi ro khi phát triển AI. Kỹ sư 48 tuổi này hiện là một trong ba người dẫn đầu nỗ lực của Google nhằm xây dựng phiên bản tiếp theo của công nghệ AI mạnh mẽ nhất của mình, Gemini.
Theo một số nguồn tin, chuyên gia AI này đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ cổ phần của mình tại Character như một phần của thỏa thuận. Trên thực tế, khoản thanh toán này lớn bất thường đối với một nhà sáng lập không thực hiện bán công ty hoặc đưa công ty lên sàn.
Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, người đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận đưa Shazeer trở lại, đã phát biểu tại một hội nghị gần đây rằng công ty đã quá cẩn trọng trong việc triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, Google đang gấp rút phát triển và ra mắt các công nghệ AI nhanh nhất có thể.
Theo Genk
Shazeer là đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu quan trọng, làm khởi động sử bùng nổ của AI. Shazeer đã nghỉ việc tại Google vào năm 2021 để thành lập công ty riêng - Character.AI, sau khi Google đã từ chối phát hành chatbot do anh phát triển do lo ngại về tính an toàn và công bằng.
Theo những người biết về thỏa thuận, Google đã viết cho Character.AI một tấm séc trị giá khoảng 2,7 tỷ USD, để cấp phép công nghệ của Character. Thỏa thuận này cũng bao gồm việc Shazeer đồng ý làm việc cho Google một lần nữa. Sự trở lại của Shazeeer được coi là lý do chính khiến công ty đồng ý trả khoản phí cấp phép trị giá hàng tỷ USD.
Noam Shazeer đã quay lại làm việc tại Google với chức danh Phó Chủ tịch. Ông đã chuyển từ việc điều hành một công ty có hàng trăm nhân viên sang tập trung vào nghiên cứu và giám sát một số ít nhân viên.
Google không phải là gã khổng lồ công nghệ đầu tiên mua công nghệ của một công ty nhỏ phần lớn là để thu hút đội ngũ nhân viên. Microsoft và Amazon.com đã thực hiện các thỏa thuận tương tự trong năm nay. Cách đầu tư khác thường này cho phép các ông lớn công nghệ tuyển dụng được các nhà nghiên cứu AI họ thèm muốn về làm việc.
Thỏa thuận này đã dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các gã khổng lồ công nghệ có đang chi tiêu quá mức trong cuộc đua phát triển AI tiên tiến hay không, điều mà một số người tin rằng sẽ định hình tương lai của ngành điện toán.
“Noam rõ ràng là một người tuyệt vời trong lĩnh vực đó”, Christopher Manning, giám đốc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford. Vị Giám đốc này cũng đặt câu hỏi, “Liệu anh ấy có giỏi hơn những người khác gấp 20 lần không?”
Đây là một bước ngoặt đáng chú ý khi trước đó, Shazeer công khai tuyên bố gã khổng lồ tìm kiếm đã trở nên quá sợ rủi ro khi phát triển AI. Kỹ sư 48 tuổi này hiện là một trong ba người dẫn đầu nỗ lực của Google nhằm xây dựng phiên bản tiếp theo của công nghệ AI mạnh mẽ nhất của mình, Gemini.
Theo một số nguồn tin, chuyên gia AI này đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ cổ phần của mình tại Character như một phần của thỏa thuận. Trên thực tế, khoản thanh toán này lớn bất thường đối với một nhà sáng lập không thực hiện bán công ty hoặc đưa công ty lên sàn.
Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, người đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận đưa Shazeer trở lại, đã phát biểu tại một hội nghị gần đây rằng công ty đã quá cẩn trọng trong việc triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, Google đang gấp rút phát triển và ra mắt các công nghệ AI nhanh nhất có thể.
Theo Genk