vitinhphuongnam
New Member
Một thỏa thuận bản quyền với Google sẽ là cơ hội lớn cho các tác giả Việt Nam, nhưng cũng đặt ra một tình thế với nhiều hệ lụy mà giới xuất bản trong nước chưa thể hình dung sẽ xử lý ra sao.
Tác phẩm Việt Nam tìm kiếm trên Google
Mất trắng nếu không đạt thỏa thuận
Tất cả các xuất bản phẩm Việt Nam sẽ không tồn tại trên bất kỳ cơ sở dữ liệu tìm kiếm nào của Google - trang công cụ tìm kiếm có lượng truy cập lớn nhất thế giới. Đó là một trong số những điều sẽ xảy ra nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận bản quyền với Google sau ngày 4/9/2009.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến:
“Nếu không có trong tay Giấy phép mở, trung tâm có thể sẽ bị người sử dụng (Google) từ chối đàm phán, ký kết, và cũng không thúc đẩy việc trả tiền cho chủ sở hữu quyền”.
Google đã gửi Thông báo pháp lý đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam - tổ chức đại diện quản lý tập thể quyền tác giả, để thương thảo. Theo đó, ngày 7/10/2009, Google sẽ trở thành bị đơn trong một vụ kiện tập thể liên quan đến quyền quét và sử dụng sách và phụ trang. Để đối phó, Google dàn xếp bằng lời hứa sẽ thanh toán 60 USD khi thực hiện mỗi lần số hóa cho người nắm giữ bản quyền (bao gồm nhà xuất bản và tác giả). Tiếp đó, Google sẽ thanh toán 63% doanh thu từ mỗi lần sử dụng cho những người nắm giữ bản quyền.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam
Thời hạn cuối cùng để các tác giả và nhà xuất bản bên ngoài nước Mỹ không tham gia hoặc phản đối thỏa thuận nêu trên là 4/9/2009. Ngược lại, nếu đồng ý dàn xếp, Google sẽ được quyền hợp pháp khi quét và duy trì cơ sở dữ liệu điện tử về các cuốn sách và phụ trang xuất bản bên ngoài nước Mỹ. Thậm chí, đối với những ấn phẩm không còn xuất bản nữa, nếu được phép của những người nắm giữ bản quyền, Google có thể bán quyền truy cập cơ sở dữ liệu và tổ chức đăng ký mua, đặt quảng cáo trên bất kỳ trang nào của cuốn sách đó cũng như tận dụng các tính năng thương mại khác của sách.
Tác phẩm nào được trả bản quyền?
Tuy nhiên, rắc rối ở đây là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam chỉ đại diện quản lý quyền sử dụng các tác phẩm hư cấu cho hơn 1.000 nhà văn, trong khi đó, số lượng tác phẩm phi hư cấu được sử dụng trong môi trường số lại không nhỏ. Trên thực tế, theo thống kê của Google, có tới 3/4 lượng tác phẩm trong tổng số 4.400 đầu sách được Google số hóa là ấn phẩm phi hư cấu.
Thế nhưng, đến thời điểm tháng 7 này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam mới chỉ đạt được thỏa thuận với Hội Xuất bản và một số nhà xuất bản trong nước. Số còn lại, gần 3.000 tác giả thì trung tâm chưa nhận được ủy thác. Do vậy, để có đủ tư cách đại diện cho các tác giả, bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam, đã tính tới phương án xin Chính phủ cho Giấy phép mở. Đây là loại giấy phép cho phép tổ chức quản lý tập thể được quyền sử dụng toàn bộ kho tác phẩm ở quốc gia đó (hoặc của toàn thế giới) có liên quan đến quyền do tổ chức quản lý tập thể này quản lý, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho tổ chức đó quyền quản lý hay không.
Mặt khác, theo nhận định của bà Luyến, thực tế hiện nay, các sách hư cấu (văn học) và các sách phi hư cấu (giáo trình, từ điển, sách khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tác phẩm báo chí, bài báo khoa học...) đều có lượng độc giả nhất định; thậm chí lượng độc giả của các tác phẩm phi hư cấu còn lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy, nếu chỉ có các tác giả thuộc Hội Nhà văn được bảo vệ mà các tác giả phi hư cấu bị bỏ rơi thì khó có thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của pháp luật về quyền tác giả, trong khi về lý thuyết lẫn thực tiễn, quyền lợi của cả hai nhóm đều như nhau. Do đó, ngày 9/7, Ban vận động thành lập Hiệp hội Quyền tác giả phi hư cấu đã có cuộc họp để xúc tiến quá trình thành lập. Ngoài ra, bà Luyến cũng đã gửi Bộ Nội vụ kiến nghị đề xuất mở rộng phạm vi quản lý quyền của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam. Theo đó trung tâm được phép quản lý các tác giả không chỉ là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam mà là tất cả chủ sở hữu quyền của các tác phẩm viết được thể hiện dưới dạng chữ in (trừ cơ sở dữ liệu).
Nguy cơ bị... kiện lại
Nếu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam đồng ý thương lượng với Google thì sau ngày 4/9/2009, các trang web trong nước có thể sẽ bị "làm khó" nếu không trả mức tương đương như "ông lớn" Google (60 USD cho một lần số hóa và 63% doanh thu cho mỗi lần sử dụng). Thế nhưng, nếu trung tâm nhượng bộ hoặc ưu đãi các trang web này thì sẽ phá vỡ cam kết cạnh tranh lành mạnh và có thể phải đối mặt với nguy cơ bị Google kiện lại. Ngược lại, nếu các trang web trong nước không dàn xếp được về bản quyền và không "phá giá" của Google, thì từ sau ngày thỏa thuận với Google có hiệu lực, chủ website sẽ không được phép đăng tải bất kỳ tác phẩm nào của hơn 4.000 tác giả đã bán cho Google (bản danh sách tác giả - tác phẩm này sẽ được đăng công khai trên website của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam) nếu không muốn bị đưa ra tòa.
Tuy nhiên, ngoài những bất lợi nói trên, nếu đồng ý với đề nghị của Google, và nếu Google nghiêm túc thực hiện thỏa thuận thì hằng năm các nhà xuất bản và các tác giả Việt Nam sẽ có một số tiền không nhỏ. "Trong tương lai, 3 "nhà": nhà văn, nhà giáo, nhà báo sẽ hưởng lợi từ việc này, vì tính sơ sơ, hằng năm trung tâm sẽ thu khoảng 300 - 400 triệu USD tiền bồi thường bản quyền từ Google", bà Luyến nhẩm tính. Đấy là chưa kể khi số hóa trên internet, các xuất bản phẩm sẽ được Google đo "nhiệt" bằng lượng độc giả truy cập...
Theo Thanh Niên Online.
Tác phẩm Việt Nam tìm kiếm trên Google
Mất trắng nếu không đạt thỏa thuận
Tất cả các xuất bản phẩm Việt Nam sẽ không tồn tại trên bất kỳ cơ sở dữ liệu tìm kiếm nào của Google - trang công cụ tìm kiếm có lượng truy cập lớn nhất thế giới. Đó là một trong số những điều sẽ xảy ra nếu Việt Nam không đạt được thỏa thuận bản quyền với Google sau ngày 4/9/2009.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến:
“Nếu không có trong tay Giấy phép mở, trung tâm có thể sẽ bị người sử dụng (Google) từ chối đàm phán, ký kết, và cũng không thúc đẩy việc trả tiền cho chủ sở hữu quyền”.
Google đã gửi Thông báo pháp lý đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam - tổ chức đại diện quản lý tập thể quyền tác giả, để thương thảo. Theo đó, ngày 7/10/2009, Google sẽ trở thành bị đơn trong một vụ kiện tập thể liên quan đến quyền quét và sử dụng sách và phụ trang. Để đối phó, Google dàn xếp bằng lời hứa sẽ thanh toán 60 USD khi thực hiện mỗi lần số hóa cho người nắm giữ bản quyền (bao gồm nhà xuất bản và tác giả). Tiếp đó, Google sẽ thanh toán 63% doanh thu từ mỗi lần sử dụng cho những người nắm giữ bản quyền.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam
Thời hạn cuối cùng để các tác giả và nhà xuất bản bên ngoài nước Mỹ không tham gia hoặc phản đối thỏa thuận nêu trên là 4/9/2009. Ngược lại, nếu đồng ý dàn xếp, Google sẽ được quyền hợp pháp khi quét và duy trì cơ sở dữ liệu điện tử về các cuốn sách và phụ trang xuất bản bên ngoài nước Mỹ. Thậm chí, đối với những ấn phẩm không còn xuất bản nữa, nếu được phép của những người nắm giữ bản quyền, Google có thể bán quyền truy cập cơ sở dữ liệu và tổ chức đăng ký mua, đặt quảng cáo trên bất kỳ trang nào của cuốn sách đó cũng như tận dụng các tính năng thương mại khác của sách.
Tác phẩm nào được trả bản quyền?
Tuy nhiên, rắc rối ở đây là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam chỉ đại diện quản lý quyền sử dụng các tác phẩm hư cấu cho hơn 1.000 nhà văn, trong khi đó, số lượng tác phẩm phi hư cấu được sử dụng trong môi trường số lại không nhỏ. Trên thực tế, theo thống kê của Google, có tới 3/4 lượng tác phẩm trong tổng số 4.400 đầu sách được Google số hóa là ấn phẩm phi hư cấu.
Thế nhưng, đến thời điểm tháng 7 này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam mới chỉ đạt được thỏa thuận với Hội Xuất bản và một số nhà xuất bản trong nước. Số còn lại, gần 3.000 tác giả thì trung tâm chưa nhận được ủy thác. Do vậy, để có đủ tư cách đại diện cho các tác giả, bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam, đã tính tới phương án xin Chính phủ cho Giấy phép mở. Đây là loại giấy phép cho phép tổ chức quản lý tập thể được quyền sử dụng toàn bộ kho tác phẩm ở quốc gia đó (hoặc của toàn thế giới) có liên quan đến quyền do tổ chức quản lý tập thể này quản lý, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho tổ chức đó quyền quản lý hay không.
Mặt khác, theo nhận định của bà Luyến, thực tế hiện nay, các sách hư cấu (văn học) và các sách phi hư cấu (giáo trình, từ điển, sách khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tác phẩm báo chí, bài báo khoa học...) đều có lượng độc giả nhất định; thậm chí lượng độc giả của các tác phẩm phi hư cấu còn lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy, nếu chỉ có các tác giả thuộc Hội Nhà văn được bảo vệ mà các tác giả phi hư cấu bị bỏ rơi thì khó có thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của pháp luật về quyền tác giả, trong khi về lý thuyết lẫn thực tiễn, quyền lợi của cả hai nhóm đều như nhau. Do đó, ngày 9/7, Ban vận động thành lập Hiệp hội Quyền tác giả phi hư cấu đã có cuộc họp để xúc tiến quá trình thành lập. Ngoài ra, bà Luyến cũng đã gửi Bộ Nội vụ kiến nghị đề xuất mở rộng phạm vi quản lý quyền của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam. Theo đó trung tâm được phép quản lý các tác giả không chỉ là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam mà là tất cả chủ sở hữu quyền của các tác phẩm viết được thể hiện dưới dạng chữ in (trừ cơ sở dữ liệu).
Nguy cơ bị... kiện lại
Nếu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam đồng ý thương lượng với Google thì sau ngày 4/9/2009, các trang web trong nước có thể sẽ bị "làm khó" nếu không trả mức tương đương như "ông lớn" Google (60 USD cho một lần số hóa và 63% doanh thu cho mỗi lần sử dụng). Thế nhưng, nếu trung tâm nhượng bộ hoặc ưu đãi các trang web này thì sẽ phá vỡ cam kết cạnh tranh lành mạnh và có thể phải đối mặt với nguy cơ bị Google kiện lại. Ngược lại, nếu các trang web trong nước không dàn xếp được về bản quyền và không "phá giá" của Google, thì từ sau ngày thỏa thuận với Google có hiệu lực, chủ website sẽ không được phép đăng tải bất kỳ tác phẩm nào của hơn 4.000 tác giả đã bán cho Google (bản danh sách tác giả - tác phẩm này sẽ được đăng công khai trên website của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam) nếu không muốn bị đưa ra tòa.
Tuy nhiên, ngoài những bất lợi nói trên, nếu đồng ý với đề nghị của Google, và nếu Google nghiêm túc thực hiện thỏa thuận thì hằng năm các nhà xuất bản và các tác giả Việt Nam sẽ có một số tiền không nhỏ. "Trong tương lai, 3 "nhà": nhà văn, nhà giáo, nhà báo sẽ hưởng lợi từ việc này, vì tính sơ sơ, hằng năm trung tâm sẽ thu khoảng 300 - 400 triệu USD tiền bồi thường bản quyền từ Google", bà Luyến nhẩm tính. Đấy là chưa kể khi số hóa trên internet, các xuất bản phẩm sẽ được Google đo "nhiệt" bằng lượng độc giả truy cập...
Theo Thanh Niên Online.