Quyết định rút lui của Goldman Sachs khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.
Goldman Sachs tuyên bố đang trong quá trình đàm phán với American Express nhằm tiếp quản dự án thẻ tín dụng và một số mảng kinh doanh khác liên quan đến gã khổng lồ công nghệ Apple, theo WSJ.
Trước đó, ngân hàng này thông báo kế hoạch thu hẹp quy mô kinh doanh tiêu dùng vào cuối năm ngoái, song vẫn cam kết mở rộng mối quan hệ với Apple, hỗ trợ ưu “mua ngay, trả sau” và mở tài khoản ngân hàng.
Không rõ động lực nào khiến Goldman Sachs thay đổi ý định. Phía ngân hàng cũng đã tính đến chuyện chuyển quan hệ đối tác thẻ với General Motors sang Amex hoặc một tổ chức phát hành khác.
Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi sẽ mất thời gian và Apple sẽ buộc phải đồng ý với quyết định này. Nguồn tin cho biết công ty công nghệ đã biết về các cuộc đàm phán diễn ra trong nhiều tháng.
Ngừng hợp tác với Apple đồng nghĩa với việc Goldman Sachs sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng. Ngân hàng đã ngừng phát hành các khoản vay cá nhân và đang cố gắng bán lại GreenSky - công ty tín dụng nhà ở thâu tóm vào năm ngoái.
Được biết, Goldman, công ty nổi tiếng thống trị các hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư và giao dịch ở Phố Wall, lần đầu tiên cung cấp tài khoản tiết kiệm lãi suất cao Marcus vào năm 2016. Ba năm sau, công ty mở rộng sang lĩnh vực thẻ tín dụng, quan hệ đối tác với Apple và sau đó đạt được thỏa thuận mua lại GreenSky vào cuối năm 2021.
Mọi thứ thay đổi vào năm ngoái khi Goldman quyết định thu hẹp tham vọng. Tập đoàn kết thúc đàm phán với T-Mobile, ngừng phát hành thẻ tín dụng và cho biết sẽ tìm người mua lại GreenSky. Vào thời điểm đó, Goldman vẫn hợp tác với Apple. Trong một cuộc họp với các nhà phân tích vào tháng 10, Giám đốc điều hành David Solomon khẳng định: “Đây là một mối quan hệ đối tác rất, rất mạnh mẽ. Rất nhiều cơ hội ở nơi đây”.
Tháng 3, Apple bắt đầu cung cấp gói mua trước trả sau, cho phép khách hàng chia số lần thanh toán thành 4 mà không mất phí hay lãi. Hồi tháng 7, nhà Táo khuyết cũng ra mắt tính năng tap-to-pay, cho phép người bán chấp nhận thanh toán thẻ trực tiếp từ iPhone của mình. Tất cả đều có sự hỗ trợ của Goldman Sachs từ phía sau. “Chính những mối quan hệ đối tác như thế này về cơ bản có thể khiến ngân hàng trở nên vô hình”, Chris Nichols, giám đốc thị trường vốn tại Southstate Bank nói.
Thực tế, mối quan hệ Apple - Goldman Sachs bắt đầu từ năm 2019 - thời điểm 2 gã khổng lồ này ra mắt Apple Card, một động thái mang tính bước ngoặt cho tham vọng của nhà sản xuất iPhone trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Táo khuyết khi đó mong muốn cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng và muốn quảng bá sản phẩm theo cách hoành tráng với tựa đề “thẻ tín dụng an toàn nhất từ trước đến nay”.
Bốn năm kể từ nỗ lực đầu tiên vào thị trường tài chính, Apple ngày càng lấn sâu trong lĩnh vực này và thậm chí còn đẩy mạnh mở rộng hơn nữa. Hãng hợp tác với Goldman Sachs và ra mắt tài khoản tiết kiệm với lãi suất 4,15%/năm, với mục đích biến iPhone thành ví kỹ thuật số có thể liên kết với hệ sinh thái phần mềm đằng sau. Tài khoản tiết kiệm không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu và được bảo vệ bởi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang. Số dư tối đa là 250.000 USD.
“Chúng ta đang dùng máy fax trong thời đại mà bạn có email. Việc cạnh tranh miếng bánh với những công ty thanh toán chẳng là gì cả, nhưng Apple làm điều đó với Ingenico và Verifone. Thậm chí mục tiêu dài hạn của họ là ăn miếng trả miếng với Visa và PayPal”, Sam Shawki, CEO của MagicCube - công ty cung cấp công nghệ thanh toán tương tự cho thiết bị Android, nhận định.
Theo các chuyên gia, lãi suất 4,15% mà Apple đưa ra không hề nhỏ so với tỷ lệ tiêu chuẩn, song vẫn có ngân hàng trực tuyến đưa ra mức lãi suất 5%/năm. Song song với đó, Ally Bank hoặc Marcus của Goldman chỉ đưa ra mức lãi suất thấp, lần lượt là 3,75% và 3,9%.
“Chiếc lược của Apple di chuyển với tốc độ và sức mạnh của sông băng. Việc này sẽ mất từ 5 đến 10 năm, nhưng sau đó chúng ta sẽ nghĩ về Apple giống như Citi, JPMorgan hay Wells Fargo”, Gene Munster, đối tác quản lý của Deepwater, cho biết.
Yiming Ma, trợ lý giáo sư tài chính tại Đại học Columbia, cho biết lãi suất hiện có của Apple có thể đặc biệt hấp dẫn đối với những khách hàng mới - những người vốn lo ngại sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng SVB.
Theo Jamie Dimon, CEO của JP Morgan Chase, Apple chính là một ngân hàng. “Apple không có tiền gửi được bảo hiểm, nhưng về cơ bản đó là một ngân hàng. Nếu có công ty nào đó có thể chuyển, giữ, quản lý hay cho vay tiền thì đó là một ngân hàng”, Dimon nói.
Sau tất cả, quyết định rút lui của Goldman Sachs khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Được biết hồi đầu năm, Goldman tiết lộ rằng đã lỗ khoảng 3 tỷ USD do thúc đẩy quá nhanh hoạt động cho vay tiêu dùng kể từ năm 2020. Phía ngân hàng cho biết họ không có kế hoạch ngừng nhận tiền gửi của người tiêu dùng.
Goldman Sachs tuyên bố đang trong quá trình đàm phán với American Express nhằm tiếp quản dự án thẻ tín dụng và một số mảng kinh doanh khác liên quan đến gã khổng lồ công nghệ Apple, theo WSJ.
Trước đó, ngân hàng này thông báo kế hoạch thu hẹp quy mô kinh doanh tiêu dùng vào cuối năm ngoái, song vẫn cam kết mở rộng mối quan hệ với Apple, hỗ trợ ưu “mua ngay, trả sau” và mở tài khoản ngân hàng.
Không rõ động lực nào khiến Goldman Sachs thay đổi ý định. Phía ngân hàng cũng đã tính đến chuyện chuyển quan hệ đối tác thẻ với General Motors sang Amex hoặc một tổ chức phát hành khác.
Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi sẽ mất thời gian và Apple sẽ buộc phải đồng ý với quyết định này. Nguồn tin cho biết công ty công nghệ đã biết về các cuộc đàm phán diễn ra trong nhiều tháng.
Ngừng hợp tác với Apple đồng nghĩa với việc Goldman Sachs sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng. Ngân hàng đã ngừng phát hành các khoản vay cá nhân và đang cố gắng bán lại GreenSky - công ty tín dụng nhà ở thâu tóm vào năm ngoái.
Được biết, Goldman, công ty nổi tiếng thống trị các hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư và giao dịch ở Phố Wall, lần đầu tiên cung cấp tài khoản tiết kiệm lãi suất cao Marcus vào năm 2016. Ba năm sau, công ty mở rộng sang lĩnh vực thẻ tín dụng, quan hệ đối tác với Apple và sau đó đạt được thỏa thuận mua lại GreenSky vào cuối năm 2021.
Mọi thứ thay đổi vào năm ngoái khi Goldman quyết định thu hẹp tham vọng. Tập đoàn kết thúc đàm phán với T-Mobile, ngừng phát hành thẻ tín dụng và cho biết sẽ tìm người mua lại GreenSky. Vào thời điểm đó, Goldman vẫn hợp tác với Apple. Trong một cuộc họp với các nhà phân tích vào tháng 10, Giám đốc điều hành David Solomon khẳng định: “Đây là một mối quan hệ đối tác rất, rất mạnh mẽ. Rất nhiều cơ hội ở nơi đây”.
Tháng 3, Apple bắt đầu cung cấp gói mua trước trả sau, cho phép khách hàng chia số lần thanh toán thành 4 mà không mất phí hay lãi. Hồi tháng 7, nhà Táo khuyết cũng ra mắt tính năng tap-to-pay, cho phép người bán chấp nhận thanh toán thẻ trực tiếp từ iPhone của mình. Tất cả đều có sự hỗ trợ của Goldman Sachs từ phía sau. “Chính những mối quan hệ đối tác như thế này về cơ bản có thể khiến ngân hàng trở nên vô hình”, Chris Nichols, giám đốc thị trường vốn tại Southstate Bank nói.
Thực tế, mối quan hệ Apple - Goldman Sachs bắt đầu từ năm 2019 - thời điểm 2 gã khổng lồ này ra mắt Apple Card, một động thái mang tính bước ngoặt cho tham vọng của nhà sản xuất iPhone trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Táo khuyết khi đó mong muốn cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng và muốn quảng bá sản phẩm theo cách hoành tráng với tựa đề “thẻ tín dụng an toàn nhất từ trước đến nay”.
Bốn năm kể từ nỗ lực đầu tiên vào thị trường tài chính, Apple ngày càng lấn sâu trong lĩnh vực này và thậm chí còn đẩy mạnh mở rộng hơn nữa. Hãng hợp tác với Goldman Sachs và ra mắt tài khoản tiết kiệm với lãi suất 4,15%/năm, với mục đích biến iPhone thành ví kỹ thuật số có thể liên kết với hệ sinh thái phần mềm đằng sau. Tài khoản tiết kiệm không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu và được bảo vệ bởi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang. Số dư tối đa là 250.000 USD.
“Chúng ta đang dùng máy fax trong thời đại mà bạn có email. Việc cạnh tranh miếng bánh với những công ty thanh toán chẳng là gì cả, nhưng Apple làm điều đó với Ingenico và Verifone. Thậm chí mục tiêu dài hạn của họ là ăn miếng trả miếng với Visa và PayPal”, Sam Shawki, CEO của MagicCube - công ty cung cấp công nghệ thanh toán tương tự cho thiết bị Android, nhận định.
Theo các chuyên gia, lãi suất 4,15% mà Apple đưa ra không hề nhỏ so với tỷ lệ tiêu chuẩn, song vẫn có ngân hàng trực tuyến đưa ra mức lãi suất 5%/năm. Song song với đó, Ally Bank hoặc Marcus của Goldman chỉ đưa ra mức lãi suất thấp, lần lượt là 3,75% và 3,9%.
“Chiếc lược của Apple di chuyển với tốc độ và sức mạnh của sông băng. Việc này sẽ mất từ 5 đến 10 năm, nhưng sau đó chúng ta sẽ nghĩ về Apple giống như Citi, JPMorgan hay Wells Fargo”, Gene Munster, đối tác quản lý của Deepwater, cho biết.
Yiming Ma, trợ lý giáo sư tài chính tại Đại học Columbia, cho biết lãi suất hiện có của Apple có thể đặc biệt hấp dẫn đối với những khách hàng mới - những người vốn lo ngại sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng SVB.
Theo Jamie Dimon, CEO của JP Morgan Chase, Apple chính là một ngân hàng. “Apple không có tiền gửi được bảo hiểm, nhưng về cơ bản đó là một ngân hàng. Nếu có công ty nào đó có thể chuyển, giữ, quản lý hay cho vay tiền thì đó là một ngân hàng”, Dimon nói.
Sau tất cả, quyết định rút lui của Goldman Sachs khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Được biết hồi đầu năm, Goldman tiết lộ rằng đã lỗ khoảng 3 tỷ USD do thúc đẩy quá nhanh hoạt động cho vay tiêu dùng kể từ năm 2020. Phía ngân hàng cho biết họ không có kế hoạch ngừng nhận tiền gửi của người tiêu dùng.
Theo Genk