Thời gian gần đây, trước sự quan tâm đến các vấn đề môi trường như nước sạch, bụi bẩn, túi nhựa…, người ta bắt đầu để ý đến những giải pháp tự nhiên hơn. Trong đó có xu hướng “Go Organic”, sử dụng những sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường. “Go Organic” là một chuyện, nhưng, ‘organic’ kết hợp với sản phẩm công nghệ thì liệu có tốt hay không?
Xu hướng “Go Organic” xuất hiện
Xuất hiện từ vài năm trở lại, xu hướng “Go Organic” bắt đầu từ ngành công nghiệp thực phẩm. Theo đó, nhừng người “Go Organic” sẽ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà không dùng đến thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và nhiều hóa chất tổng hợp. Tức là, từ khâu sản xuất đến chế biến đều mang tính ‘tự nhiên’ nhất có thể.
Nhu cầu thực phẩm “Go Organic” bắt đầu từ năm 2014. Khái niệm này khiến cho nhiều người nghĩ rằng thực phẩm organic sẽ tốt. Đến ngày hôm nay, xu hướng “Go Organic” đã phát triển rất mạnh, thu hút nhiều nhãn hàng ở các ngành công nghiệp khác hòa vào cuộc chơi. Dĩ nhiên, một khi theo xu hướng chung nào đó như “Go Organic” thì các nhà sản xuất đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Công nghệ và xu hướng “Go Organic”
Công nghệ và “Go Organic”! Mặc dù hai khái niệm này tưởng chừng như không liên quan, nhưng vẫn có rất nhiều nhãn hàng công nghệ cố gắng ‘vẽ’ cho sản phẩm của họ là organic.
Ví dụ đầu tiên và cũng dễ thấy nhất là các mẫu case di động với vật liệu organic, tức dễ phân hủy và thân thiện môi trường. Tiếp theo, nhãn hàng game Nintendo cũng làm bộ kit Labo với vật liệu… giấy bìa, không thể “organic” hơn. Và nổi bật nhất là việc đưa tính chất hữu cơ (Organic) vào công nghệ sản xuất màn hình.
Kết quả, người xem Tivi có màn hình LED hữu cơ. Màn hình LED hữu cơ là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy việc đưa organic vào sản phẩm công nghệ-điện tử chưa bao giờ là giải pháp tối ưu. Và vì thế, trải nghiệm người dùng sẽ không được tốt như sản phẩm công nghệ ‘truyền thống’.
Sản phẩm công nghệ ‘organic’ có thực sự tốt không?
Khái nhiệm “Organic” (hữu cơ) từ xưa đến nay thường đi liền với thực phẩm và skincare (chăm sóc và dưỡng da). Sở dĩ, người ta ưa chuộng các sản phẩm làm đẹp organic vì tính hiệu quả cũng như lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, trước đó, ‘organic’ có một khuyết điểm lớn khiến người ta lãng quên nó trong một thời gian dài.
Quả chuối bạn ăn hằng ngày, ly nước cam ép mà bạn uống… Tất cả đều là vật chất hữu cơ (organic). Đáng tiếc, mọi vật chất ‘organic’ thì không để được lâu. Quy luật tương tự ứng với công nghệ tích hợp ‘organic’. Các công nghệ organic thì không bền, đặc biệt trong vấn đề màn hình Tivi có tấm nền Organic.
Màn hình Organic sử dụng một lớp phủ hữu cơ (organic), tạo nên những điểm ảnh hữu cơ. Các điểm ảnh hữu cơ sẽ phát sáng khi có điện. Đáng tiếc, nếu phát sáng quá lâu, điểm ảnh hữu cơ sẽ mất đi tính chất ban đầu của nó. Màu sắc nhạt dần, cho tới khi không còn hiển thị được nữa, dẫn đến hiện tượng burn-in, lưu ảnh.
Vì lý do trên, Tivi Organic gặp vấn đề ở tính ổn định. Chỉ mỗi hiện tượng burn-in thôi đã khiến nhiều vất đề khác phát sinh, như tuổi thọ màn hình kém, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, làm tăng chi phí bảo trì hoặc thay mới…
Màn hình “Organic” không thật sự ổn định
Xu hướng ‘Organic’ thích hợp hơn với những sản phẩm đồ ăn, thức uống, chăm sóc sắc đẹp… bởi chúng có thời hạn sử dụng ngắn, được làm ra để tiêu thụ nhanh chóng. Nhưng, với TV nói riêng và đồ điện tử nói chung, ‘Organic’ thật không ổn chút nào. Không ai muốn chiếc ‘Tivi hữu cơ’ của mình có tuổi thọ ngắn bị burn-in bất tử vào một ngày đẹp trời!
Kết luận, sản phẩm công nghệ, nhất là màn hình Tivi thì không nên đi theo xu hướng Organic…
Xu hướng “Go Organic” xuất hiện
Xuất hiện từ vài năm trở lại, xu hướng “Go Organic” bắt đầu từ ngành công nghiệp thực phẩm. Theo đó, nhừng người “Go Organic” sẽ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà không dùng đến thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và nhiều hóa chất tổng hợp. Tức là, từ khâu sản xuất đến chế biến đều mang tính ‘tự nhiên’ nhất có thể.
Nhu cầu thực phẩm “Go Organic” bắt đầu từ năm 2014. Khái niệm này khiến cho nhiều người nghĩ rằng thực phẩm organic sẽ tốt. Đến ngày hôm nay, xu hướng “Go Organic” đã phát triển rất mạnh, thu hút nhiều nhãn hàng ở các ngành công nghiệp khác hòa vào cuộc chơi. Dĩ nhiên, một khi theo xu hướng chung nào đó như “Go Organic” thì các nhà sản xuất đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Công nghệ và xu hướng “Go Organic”
Công nghệ và “Go Organic”! Mặc dù hai khái niệm này tưởng chừng như không liên quan, nhưng vẫn có rất nhiều nhãn hàng công nghệ cố gắng ‘vẽ’ cho sản phẩm của họ là organic.
Ví dụ đầu tiên và cũng dễ thấy nhất là các mẫu case di động với vật liệu organic, tức dễ phân hủy và thân thiện môi trường. Tiếp theo, nhãn hàng game Nintendo cũng làm bộ kit Labo với vật liệu… giấy bìa, không thể “organic” hơn. Và nổi bật nhất là việc đưa tính chất hữu cơ (Organic) vào công nghệ sản xuất màn hình.
Kết quả, người xem Tivi có màn hình LED hữu cơ. Màn hình LED hữu cơ là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy việc đưa organic vào sản phẩm công nghệ-điện tử chưa bao giờ là giải pháp tối ưu. Và vì thế, trải nghiệm người dùng sẽ không được tốt như sản phẩm công nghệ ‘truyền thống’.
Sản phẩm công nghệ ‘organic’ có thực sự tốt không?
Khái nhiệm “Organic” (hữu cơ) từ xưa đến nay thường đi liền với thực phẩm và skincare (chăm sóc và dưỡng da). Sở dĩ, người ta ưa chuộng các sản phẩm làm đẹp organic vì tính hiệu quả cũng như lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, trước đó, ‘organic’ có một khuyết điểm lớn khiến người ta lãng quên nó trong một thời gian dài.
Quả chuối bạn ăn hằng ngày, ly nước cam ép mà bạn uống… Tất cả đều là vật chất hữu cơ (organic). Đáng tiếc, mọi vật chất ‘organic’ thì không để được lâu. Quy luật tương tự ứng với công nghệ tích hợp ‘organic’. Các công nghệ organic thì không bền, đặc biệt trong vấn đề màn hình Tivi có tấm nền Organic.
Màn hình Organic sử dụng một lớp phủ hữu cơ (organic), tạo nên những điểm ảnh hữu cơ. Các điểm ảnh hữu cơ sẽ phát sáng khi có điện. Đáng tiếc, nếu phát sáng quá lâu, điểm ảnh hữu cơ sẽ mất đi tính chất ban đầu của nó. Màu sắc nhạt dần, cho tới khi không còn hiển thị được nữa, dẫn đến hiện tượng burn-in, lưu ảnh.
Vì lý do trên, Tivi Organic gặp vấn đề ở tính ổn định. Chỉ mỗi hiện tượng burn-in thôi đã khiến nhiều vất đề khác phát sinh, như tuổi thọ màn hình kém, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, làm tăng chi phí bảo trì hoặc thay mới…
Màn hình “Organic” không thật sự ổn định
Xu hướng ‘Organic’ thích hợp hơn với những sản phẩm đồ ăn, thức uống, chăm sóc sắc đẹp… bởi chúng có thời hạn sử dụng ngắn, được làm ra để tiêu thụ nhanh chóng. Nhưng, với TV nói riêng và đồ điện tử nói chung, ‘Organic’ thật không ổn chút nào. Không ai muốn chiếc ‘Tivi hữu cơ’ của mình có tuổi thọ ngắn bị burn-in bất tử vào một ngày đẹp trời!
Kết luận, sản phẩm công nghệ, nhất là màn hình Tivi thì không nên đi theo xu hướng Organic…