Trường Duy
Member
Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G – Khác với thông lệ phải “cù cưa” đến vài tháng sau khi giới thiệu mới có mặt trên thị trường, dòng card đồ họa RX 5600 XT là “tân binh” được AMD cho ra mắt vào dịp CES 2020 vừa qua đã về đến thị trường Việt Nam với rất nhiều phiên bản đến từ các nhà sản xuất linh kiện.
Như thường lệ, Gigabyte vẫn là một trong những nhãn hàng sớm nhất cho ra mắt phiên bản tự thiết kế (custom) của dòng card chơi game tầm trung đình đám này với thiết kế Windforce 3 “chủ lực” quen thuộc với tên gọi Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G.
Là một sản phẩm ra mắt đánh mạnh vào dòng card đồ họa tầm trung đang “phập phều” hiện nay là RTX 2060 đến từ NVIDIA, RX 5600 XT đã lộ ra “nanh vuốt” của mình ngay từ những thử nghiệm “lâm sàng” đầu tiên, dồn ép đội xanh phải hạ giá bán sản phẩm để cạnh tranh trong cùng phân khúc giá.
Liệu sản phẩm có còn đủ “thơm” sau đòn đánh “phủ đầu” đến từ đội xanh?
Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G – Sức mạnh “ông trùm” trong giới game 1080p
Trên thực tế, khi ra mắt dòng sản phẩm RX 5500 XT trước đây, AMD đã gần như làm “loạn thế trận” của “đội xanh” khi buộc hãng này phải đẩy ra liên tiếp các mẫu sản phẩm tầm trung mới với tên gọi GTX 1650 Super và GTX 1660 Super.
Thế nên khi hãng ra mắt dòng sản phẩm mới này, thậm chí đội xanh đã phải vội vã cắt giảm giá bán mẫu sản phẩm RTX 2060 xuống còn 299USD để cạnh tranh trực tiếp với một RX 5600 XT đầy mạnh mẽ trong phân khúc card đồ họa dành cho các game thủ “chiến game” ở độ phân giải 1080p.
Đáp lại hành động này, AMD lập tức cập nhật phiên bản BIOS cho “đấu sĩ” của mình với mức tăng nhẹ về mặt xung nhân, đẩy mức thiết kế nhiệt của chip xử lý lên đến mức 180W nhằm kéo gần hơn nữa “khoảng cách” của sản phẩm so với “người đàn anh” AMD RX 5700 của mình. Nhóm thử nghiệm của cũng may mắn nhận được phiên bản BIOS mới này vừa kịp lúc để có những đánh giá chính xác nhất cho các bạn đọc về sức mạnh của sản phẩm đi được phân phối trên thực tế.
Qua đó có thể thấy rằng Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G có định vị sản phẩm khá cao, và dí nhiên, Gigabyte cũng trang bị cho sản phẩm của mình một bộ tản nhiệt WindForce 3 thuộc loại “to, dày, nặng” để đảm bảo sản phẩm có thể hoạt động ổn định.
Đặc biệt là kết cấu của bộ tản này bao gồm cả khả năng tản nhiệt cho VRAM tương tự như trên phiên bản Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G mà hãng ra mắt gần đây, giúp cho card có thể hoạt động ở mức nhiệt độ cao lên đến 98 độ C mà vẫn chưa bị giới hạn về tốc độ xung nhân (throttle) như trên phiên bản Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G.
Bên cạnh đó, là sản phẩm thuộc dòng Gaming OC, thế nên Gigabyte cũng đã ép xung cho sản phẩm mình hoạt động ở 1670MHz với xung Boost ở mức 1750Hz thay vì mức xung tiêu chuẩn (của bản BIOS mới) chỉ ở mức 1615Hz và xung Boost ở mức 1750Hz (thay cho bản BIOS cũ ở 1650MHz với Boost clock ở mức 1620MHz).
Chính vì thế mà sức mạnh của Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G đã được tăng cường vào “giờ chót”, đẩy điểm số của phép thử 3DMark FireStrike lên đến 17,788 điểm, tăng gần 4% so với mức 17,121 điểm trên phiên bản BIOS cũ.
Mức điểm này vẫn thua sút đôi chút so với “đàn anh” AMD RX 5700, khoảng 9%, thế nhưng bỏ xa mức 14,697 của phiên bản sử dụng chip xử lý đồ họa tầm trung cao cấp đến từ NVIDIA với tên gọi Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, thậm chí còn cao hơn cả “đối thủ vừa giảm giá” MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC đã từng giới thiệu chỉ ở mức 17,097 điểm mà thôi.
Cũng tương tự với phép thử 3DMark Time Spy, sản phẩm đạt mức điểm số 7,192 điểm, nâng lên từ mức 6,949 điểm của BIOS cũ. Tuy vẫn cao hơn mức 6,280 của Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, nhưng lại bị MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC vượt nhẹ ở 7,496 điểm.
Các mức điểm số này không thể hiện quá nhiều khả năng “thực chiến” của Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G so với các đối thủ, nhưng nó cũng cho thấy một xu hướng chung là sản phẩm sẽ có lợi thế ở các game sử dụng phương pháp dựng hình thông thường so với các card đồ họa dùng nhân xử lý RTX 2060 của đối thủ, nhưng lại thua sút đôi chút với các game dựng hình hoàn toàn trên nền DirectX 12.
Bước vào thử nghiệm thực tế trên các game ở mức thiết lập cao nhất, dễ dàng thấy được sản phẩm có sức mạnh gần như ngang ngửa với MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC trong hầu hết các phép thử nghiệm, và dễ dàng “đè bẹp” Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, một “đối thủ” sở hữu mức giá bán khá tương đồng.
Cùng sở hữu lượng RAM lớn đến 6GB GDDR6, vượt qua yêu cầu “tiêu chuẩn” của các game hiện hành, thế nên Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G có thể phát huy tốt với các game đòi hỏi lượng RAM đồ họa lớn như Assasin’s Creed Odyssey hay Total War: Three Kingdoms, thậm chí với game như Gears 5, lượng RAM dư giả hoàn toàn cho phép người chơi “chiến đấu” ở thiết lập Ultra vốn đòi hỏi trên 4GB VRAM thay vì mức thiết lập High như thường lệ.
Đúng như dự đoán từ phần chấm điểm 3DMark, các phép thử như Far Cry 5 hay Shadow of the Tomb Raider, “tân binh” của AMD đạt được những ưu thế nhất định, thế nhưng khi thử với các game trên nền DirectX12 như Battlefield V hay các game dòng Total War thì Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G tỏ ra suy yếu ít nhiều.
Thậm chí với trình điều khiển Radeon Software Adrenalin 2020 “đời mới” mà AMD vừa ra mắt đến cộng đồng game thủ, người dùng có thể tận dụng sức mạnh của kiến trúc RDNA khi bật tính năng Radeon Boost để tăng thêm từ 5% đến 12% hiệu suất cho các game hiện hành. Tính năng này sẽ được thử nghiệm và đề cập đến trong một bài viết khác gần đây.
Quạt tản nhiệt được trang bị cho mẫu sản phẩm hoạt động vẫn có thể xem như hiệu quả khi nhiệt độ chơi game chỉ dừng ở mức 78 độ C, và nhiệt độ stress test bằng chương trình FurMark cũng chỉ ở mức 88 độ C. Mức nhiệt này có thể xem như khá tốt nếu so sánh với các dòng sản phẩm RX 5500XT như Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G hay Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G đều có mức nhiệt cao trên 95 độ C khi stress test.
Về mặt tổng thể, Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G cho thấy sức mạnh đáng kể để có thể làm “ông trùm” trong phân khúc card đồ họa dành cho game thủ ở độ phân giải 1080p, nhưng vẫn còn khoảng cách nhất định với người đàn anh AMD RX 5700 để có thể “tung hoành” ở “đấu trường 1440p” vốn đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G – Một số “hạt sạn” không đáng kể
Sở hữu sức mạnh ấn tượng cùng mức giá có thể xem là “thơm bơ” trong phân khúc card màn hình trung – cao cấp dành cho game độ phân giải 1080p, thế nhưng Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G cũng gặp phải vài “hạt sạn” nhỏ, khiến cho trải nghiệm người dùng không thật sự suôn sẻ.
Là một hãng quá nổi tiếng với việc “cứ ra driver trước rồi sửa lỗi sau”, trình điều khiển thử nghiệm (beta) sớm nhất do AMD tung ra cho báo chí đánh giá sản phẩm gặp khá nhiều lỗi chứ không “trơn tru” như với phiên bản tầm trung RX 5500 XT trước đây.
Một trong các vấn đề gây khó chịu nhất chính là việc màn hình hay chớp tắt khi ra vào game, thỉnh thoảng treo khi mở các chương trình/game ở trên nhiều màn hình khác nhau, thậm chí đến trình kiểm tra 3DMark cũng gặp vấn đề chớp tắt khi chuyển cảnh và… treo hết một lần trong suốt quá trình thử nghiệm.
Thậm chí trình điều khiển này thỉnh thoảng còn “đụng” với các video “nhúng” nền web, nhất là khi người dùng kết nối PC với TV để xem phim truyền trực tiếp từ dịch vụ Netflix, lỗi này xảy ra do trình điều khiển gặp vấn đề với trình phát video trực tiếp, kết quả là màn hình trở nên… đen thui, buộc người dùng phải nhấn tải lại vài lần mới có thể xem được.
Riêng đối với game Battlefield V với phần chơi mạng Rain or Shine đang diễn ra hiện nay với các kiểu thời tiết cực đoan, người viết trải nghiệm rất nhiều đoạn giật – lag nhẹ do tụt khung hình, điều rất không tìm thấy với các dòng card đồ họa thậm chí còn yếu hơn như GTX 1660 Super khi tham gia các màn chơi này.
Nhìn chung, những lỗi này cũng khá nhỏ và có thể dễ dàng được hãng sửa chữa qua các lần cập nhật phần mềm tiếp theo, nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm với Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G khi xây dựng cho mình một hệ thống chơi game mạnh mẽ.
Như thường lệ, Gigabyte vẫn là một trong những nhãn hàng sớm nhất cho ra mắt phiên bản tự thiết kế (custom) của dòng card chơi game tầm trung đình đám này với thiết kế Windforce 3 “chủ lực” quen thuộc với tên gọi Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G.
Là một sản phẩm ra mắt đánh mạnh vào dòng card đồ họa tầm trung đang “phập phều” hiện nay là RTX 2060 đến từ NVIDIA, RX 5600 XT đã lộ ra “nanh vuốt” của mình ngay từ những thử nghiệm “lâm sàng” đầu tiên, dồn ép đội xanh phải hạ giá bán sản phẩm để cạnh tranh trong cùng phân khúc giá.
Liệu sản phẩm có còn đủ “thơm” sau đòn đánh “phủ đầu” đến từ đội xanh?
Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G – Sức mạnh “ông trùm” trong giới game 1080p
Trên thực tế, khi ra mắt dòng sản phẩm RX 5500 XT trước đây, AMD đã gần như làm “loạn thế trận” của “đội xanh” khi buộc hãng này phải đẩy ra liên tiếp các mẫu sản phẩm tầm trung mới với tên gọi GTX 1650 Super và GTX 1660 Super.
Thế nên khi hãng ra mắt dòng sản phẩm mới này, thậm chí đội xanh đã phải vội vã cắt giảm giá bán mẫu sản phẩm RTX 2060 xuống còn 299USD để cạnh tranh trực tiếp với một RX 5600 XT đầy mạnh mẽ trong phân khúc card đồ họa dành cho các game thủ “chiến game” ở độ phân giải 1080p.
Đáp lại hành động này, AMD lập tức cập nhật phiên bản BIOS cho “đấu sĩ” của mình với mức tăng nhẹ về mặt xung nhân, đẩy mức thiết kế nhiệt của chip xử lý lên đến mức 180W nhằm kéo gần hơn nữa “khoảng cách” của sản phẩm so với “người đàn anh” AMD RX 5700 của mình. Nhóm thử nghiệm của cũng may mắn nhận được phiên bản BIOS mới này vừa kịp lúc để có những đánh giá chính xác nhất cho các bạn đọc về sức mạnh của sản phẩm đi được phân phối trên thực tế.
Qua đó có thể thấy rằng Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G có định vị sản phẩm khá cao, và dí nhiên, Gigabyte cũng trang bị cho sản phẩm của mình một bộ tản nhiệt WindForce 3 thuộc loại “to, dày, nặng” để đảm bảo sản phẩm có thể hoạt động ổn định.
Đặc biệt là kết cấu của bộ tản này bao gồm cả khả năng tản nhiệt cho VRAM tương tự như trên phiên bản Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G mà hãng ra mắt gần đây, giúp cho card có thể hoạt động ở mức nhiệt độ cao lên đến 98 độ C mà vẫn chưa bị giới hạn về tốc độ xung nhân (throttle) như trên phiên bản Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G.
Bên cạnh đó, là sản phẩm thuộc dòng Gaming OC, thế nên Gigabyte cũng đã ép xung cho sản phẩm mình hoạt động ở 1670MHz với xung Boost ở mức 1750Hz thay vì mức xung tiêu chuẩn (của bản BIOS mới) chỉ ở mức 1615Hz và xung Boost ở mức 1750Hz (thay cho bản BIOS cũ ở 1650MHz với Boost clock ở mức 1620MHz).
Chính vì thế mà sức mạnh của Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G đã được tăng cường vào “giờ chót”, đẩy điểm số của phép thử 3DMark FireStrike lên đến 17,788 điểm, tăng gần 4% so với mức 17,121 điểm trên phiên bản BIOS cũ.
Mức điểm này vẫn thua sút đôi chút so với “đàn anh” AMD RX 5700, khoảng 9%, thế nhưng bỏ xa mức 14,697 của phiên bản sử dụng chip xử lý đồ họa tầm trung cao cấp đến từ NVIDIA với tên gọi Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, thậm chí còn cao hơn cả “đối thủ vừa giảm giá” MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC đã từng giới thiệu chỉ ở mức 17,097 điểm mà thôi.
Cũng tương tự với phép thử 3DMark Time Spy, sản phẩm đạt mức điểm số 7,192 điểm, nâng lên từ mức 6,949 điểm của BIOS cũ. Tuy vẫn cao hơn mức 6,280 của Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, nhưng lại bị MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC vượt nhẹ ở 7,496 điểm.
Các mức điểm số này không thể hiện quá nhiều khả năng “thực chiến” của Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G so với các đối thủ, nhưng nó cũng cho thấy một xu hướng chung là sản phẩm sẽ có lợi thế ở các game sử dụng phương pháp dựng hình thông thường so với các card đồ họa dùng nhân xử lý RTX 2060 của đối thủ, nhưng lại thua sút đôi chút với các game dựng hình hoàn toàn trên nền DirectX 12.
Bước vào thử nghiệm thực tế trên các game ở mức thiết lập cao nhất, dễ dàng thấy được sản phẩm có sức mạnh gần như ngang ngửa với MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC trong hầu hết các phép thử nghiệm, và dễ dàng “đè bẹp” Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G, một “đối thủ” sở hữu mức giá bán khá tương đồng.
Cùng sở hữu lượng RAM lớn đến 6GB GDDR6, vượt qua yêu cầu “tiêu chuẩn” của các game hiện hành, thế nên Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G có thể phát huy tốt với các game đòi hỏi lượng RAM đồ họa lớn như Assasin’s Creed Odyssey hay Total War: Three Kingdoms, thậm chí với game như Gears 5, lượng RAM dư giả hoàn toàn cho phép người chơi “chiến đấu” ở thiết lập Ultra vốn đòi hỏi trên 4GB VRAM thay vì mức thiết lập High như thường lệ.
Đúng như dự đoán từ phần chấm điểm 3DMark, các phép thử như Far Cry 5 hay Shadow of the Tomb Raider, “tân binh” của AMD đạt được những ưu thế nhất định, thế nhưng khi thử với các game trên nền DirectX12 như Battlefield V hay các game dòng Total War thì Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G tỏ ra suy yếu ít nhiều.
Thậm chí với trình điều khiển Radeon Software Adrenalin 2020 “đời mới” mà AMD vừa ra mắt đến cộng đồng game thủ, người dùng có thể tận dụng sức mạnh của kiến trúc RDNA khi bật tính năng Radeon Boost để tăng thêm từ 5% đến 12% hiệu suất cho các game hiện hành. Tính năng này sẽ được thử nghiệm và đề cập đến trong một bài viết khác gần đây.
Quạt tản nhiệt được trang bị cho mẫu sản phẩm hoạt động vẫn có thể xem như hiệu quả khi nhiệt độ chơi game chỉ dừng ở mức 78 độ C, và nhiệt độ stress test bằng chương trình FurMark cũng chỉ ở mức 88 độ C. Mức nhiệt này có thể xem như khá tốt nếu so sánh với các dòng sản phẩm RX 5500XT như Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G hay Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G đều có mức nhiệt cao trên 95 độ C khi stress test.
Về mặt tổng thể, Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G cho thấy sức mạnh đáng kể để có thể làm “ông trùm” trong phân khúc card đồ họa dành cho game thủ ở độ phân giải 1080p, nhưng vẫn còn khoảng cách nhất định với người đàn anh AMD RX 5700 để có thể “tung hoành” ở “đấu trường 1440p” vốn đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G – Một số “hạt sạn” không đáng kể
Sở hữu sức mạnh ấn tượng cùng mức giá có thể xem là “thơm bơ” trong phân khúc card màn hình trung – cao cấp dành cho game độ phân giải 1080p, thế nhưng Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G cũng gặp phải vài “hạt sạn” nhỏ, khiến cho trải nghiệm người dùng không thật sự suôn sẻ.
Là một hãng quá nổi tiếng với việc “cứ ra driver trước rồi sửa lỗi sau”, trình điều khiển thử nghiệm (beta) sớm nhất do AMD tung ra cho báo chí đánh giá sản phẩm gặp khá nhiều lỗi chứ không “trơn tru” như với phiên bản tầm trung RX 5500 XT trước đây.
Một trong các vấn đề gây khó chịu nhất chính là việc màn hình hay chớp tắt khi ra vào game, thỉnh thoảng treo khi mở các chương trình/game ở trên nhiều màn hình khác nhau, thậm chí đến trình kiểm tra 3DMark cũng gặp vấn đề chớp tắt khi chuyển cảnh và… treo hết một lần trong suốt quá trình thử nghiệm.
Thậm chí trình điều khiển này thỉnh thoảng còn “đụng” với các video “nhúng” nền web, nhất là khi người dùng kết nối PC với TV để xem phim truyền trực tiếp từ dịch vụ Netflix, lỗi này xảy ra do trình điều khiển gặp vấn đề với trình phát video trực tiếp, kết quả là màn hình trở nên… đen thui, buộc người dùng phải nhấn tải lại vài lần mới có thể xem được.
Riêng đối với game Battlefield V với phần chơi mạng Rain or Shine đang diễn ra hiện nay với các kiểu thời tiết cực đoan, người viết trải nghiệm rất nhiều đoạn giật – lag nhẹ do tụt khung hình, điều rất không tìm thấy với các dòng card đồ họa thậm chí còn yếu hơn như GTX 1660 Super khi tham gia các màn chơi này.
Nhìn chung, những lỗi này cũng khá nhỏ và có thể dễ dàng được hãng sửa chữa qua các lần cập nhật phần mềm tiếp theo, nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm với Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G khi xây dựng cho mình một hệ thống chơi game mạnh mẽ.