Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G – Mặc dù mẫu GPU tầm trung RX 5500 của AMD được giới thiệu từ khá lâu trước đây, thế nhưng khi vừa xuất hiện trên thị trường, thay vì đón nhận hàng loạt những phiên bản tham chiếu (reference) như thông lệ thì các hãng lại “dội bom”người dùng bằng các phiên bản custom “sang chảnh” với đủ các thiết kế bắt mắt.
Nếu như Sapphire Tech cho ra mắt đầu tiên phiên bản Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G với thiết kế có phần đơn giản thì Gigabyte lại tung ra sản phẩm của mình của mình sử dụng tản nhiệt WindForce “danh tiếng” của hãng trong một vài năm trở lại đây.
Phiên bản được ra mắt với tên gọi Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G, “hứa hẹn” sẽ tạo ra điều khác biệt so với các phiên bản chỉ sở hữu bộ nhớ 4GB thông thường, đủ sức “gánh” các game nặng ở thiết lập cao nhất trên nền độ phân giải Full-HD 1080p đang phổ biến hiện nay.
Liệu phiên bản này có đủ “chất” để Gigabyte có thể “tung hoành” trong phân khúc?
Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G – Ưu thế của 8GB GDDR6
Trong các sản phẩm mà Gigabyte tung ra thị trường hiện nay, theo lẽ thông thường thì phiên bản Gaming OC sẽ đóng vai trò chủ đạo, đại diện cho hãng dưới “thương hiệu” quen thuộc này, “nhường chỗ” phân khúc cao cấp cho các sản phẩm dòng AORUS.
Thế nhưng với một vài “tin đồn” gần đây cho biết hãng sẽ tiếp tục tung ra thương hiệu EAGLE với độ “bao phủ” trên tất cả các mẫu sản phẩm từ thấp đến cao, điều này có khả năng “đá” các phiên bản Gaming OC xuống vị trí sản phẩm “bình dân” thay thế cho phiên bản WindForce thông thường đã tỏ ra có phần lỗi thời.
Tản mạn đôi chút về “định vị” của dòng sản phẩm này để thấy rằng Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G không còn là dòng sản phẩm “chủ lực” của hãng, dù được sở hữu thiết kế tản nhiệt WindForce với ba quạt tản nhiệt trông có phần “đồ sộ”, thế nhưng bộ tản nhiệt chỉ sở hữu hai ống dẫn nhiệt mà thôi.
Điểm sáng giá nhất của sản phẩm nằm ở chỗ Gigabyte đã sử dụng cấu hình chip xử lý đồ họa RX 5500 XT kết hợp với đến 8GB bộ nhớ đồ họa GDDR6 tốc độ cao, “mở đường” cho sản phẩm với nhiều khả năng xử lý mạnh mẽ, chưa kể đến xung nhịp gốc cũng được đẩy lên mức 1685MHz so với mức 1607MHz của phiên bản tham chiếu, làm tăng đáng kể sức mạnh xử lý của sản phẩm so với các phiên bản khác.
Do đó, ở thử nghiệm 3DMark FireStrike dành cho các phép dựng hình truyền thống, Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G dễ dàng đạt được điểm số 12,293 điểm, bỏ qua hơn 10% so với “đối thủ ngang tầm” sử dụng chip xử lý đồ họa GTX 1650 Super là Gigabyte GTX 1650 Super WindForce OC 4G đến từ cùng “nhà Gigabyte” chỉ sở hữu 11,061 điểm.
Mức điểm này khá cao, nhưng vẫn thua sút đôi chút so với phiên bản sử dụng cùng chip xử lý đồ họa nhưng sở hữu ít RAM hơn là Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G với 12,374 điểm.
Trong khi đó, khi đến với phép thử 3DMark Time Spy ở phép dựng hình DirectX12 thì cả ba sản phẩm đều có vẻ khá ngang sức ngang tài khi Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G đạt 5,052 điểm, trong khi sản phẩm đến từ Sapphire Tech đạt 5,065 điểm và “đối thủ” đến từ đội xanh GTX 1650 Super đạt mức 4,925 điểm.
Thế nhưng khi bước vào phép thử game thực tế, Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G lại tỏ ra vượt trội hơn hẳn phiên bản sở hữu 4GB RAM và cả đối thủ GTX 1650 Super nhờ vào lượng RAM “dồi dào” của mình.
Dễ thấy nhất là các game “ngốn RAM” nặng như Assasin’s Creed Odyssey, hay Total War: Three Kingdoms, thì sản phẩm vượt trội hơn hẳn cả hai đối tượng được đem ra so sánh lần này.
Cá biệt với game Shadow of the Tomb Raider, Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G vô cùng xuất sắc khi vượt qua “xu thế” yếu hơn của phiên bản 4GB nhờ vào màn “bứt phá” ngoạn mục trong phép thử thứ ba ở môi trường mở có nhiều vật thể, đẩy kết quả tổng thể của sản phẩm vượt qua cả đối thủ GTX 1650 Super vốn có nhiều ưu thế trong phép thử này.
Được trang bị tới 8GB VRAM GDDR6, bạn sẽ có nhiều “không gian” hơn để chơi game ở các chế độ thiết lập đồ họa cao cấp hơn, đòi hỏi nhiều VRAM hơn.
Chẳng hạn như với game Gears 5, các phép thử thông thường áp dụng thường đặt ở thiết lập High vì thiết lập này chỉ “chiếm” khoảng 3.68GB VRAM ở các khung cảnh phức tạp, trong khi đó, nếu đẩy lên mức thiết lập Ultra, game có thể “ngốn” tận 4.32GB VRAM ở một vài khung cảnh, điều này có thể gây “tràn VRAM”, sụt khung hình bất ngờ khi sử dụng với các card đồ họa có lượng VRAM thấp.
Về mặt tổng thể, Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G tỏ ra là một sản phẩm đáng gờm trong phân khúc card đồ họa tầm trung, có thể “cân” tốt hầu hết các game nặng hiện nay ở độ phân giải Full-HD, và cũng là sản phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối về lượng VRAM để người dùng có thể đến với các mức thiết lập cao nhất.
Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G – Nhiệt độ vẫn là thách thức lớn
Với các thử nghiệm cho đến ngày nay, có thể khẳng định rằng RX 5500 XT là một chip xử lý đồ họa rất nóng, và việc giải nhiệt cho nó là cả một bài toán nan giải và cũng là một thách thức đối với bất cứ hãng sản xuất card đồ họa nào hiện nay.
Trong những thử nghiệm của Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G trước đây, người viết từng gặp cảnh nhiệt độ bị đẩy lên đến 94 độ C trong các phép thử stress test bằng Furmark hay “cày game” hàng giờ liền, sau đó tự bản thân BIOS của card phải tự hạ xung nhân xử lý để giảm nhiệt độ, đồng thời gây ra những cú “giật hình” ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm game.
Sản phẩm đến từ Gigabyte rất may không phải chịu cảnh bị giảm xung tương tự, thế nhưng vấn đề về nhiệt chắc chắn cũng làm đau đầu người dùng rất nhiều.
Mặc dù sở hữu đến ba quạt tản nhiệt “hầm hố”, thế nhưng bộ tản nhiệt chỉ sở hữu hai ống dẫn nhiệt của Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G không chịu nổi sức nóng từ chip xử lý đồ họa, thế nên khi stress test bằng Furmark hay chơi game nặng trong thời gian dài, cả ba quạt tản nhiệt đều hoạt động hết công suất với tiếng hú đặc trưng, tương tự như Gigabyte RTX 2080 Super Gaming OC 8G mà nhóm đã gửi đến bạn đọc bài đánh giá trước đây.
Ở trong các thử nghiệm này, nhiệt độ cả card thậm chí “leo” lên đến mức 96 độ C, thế nhưng do thiết kế bo mạch PCB và các linh kiện tốt hơn với thiết kế giải nhiệt cho cả RAM và các MOSFET thay vì chỉ tập trung cho chip xử lý như sản phẩm của Sapphire Tech, nên card vẫn “trụ” được ở mức nhiệt độ này mà không gặp phải hiện tượng giảm xung để duy trì nhiệt độ.
Điểm đáng tiếc nho nhỏ nữa là mức giá của Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G vẫn ở mức cao, xấp xỉ 7 triệu đồng, rất khó cạnh tranh với hai “đối thủ” khác chỉ ở mức giá xấp xỉ 5.5 triệu.
Nếu như Sapphire Tech cho ra mắt đầu tiên phiên bản Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G với thiết kế có phần đơn giản thì Gigabyte lại tung ra sản phẩm của mình của mình sử dụng tản nhiệt WindForce “danh tiếng” của hãng trong một vài năm trở lại đây.
Phiên bản được ra mắt với tên gọi Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G, “hứa hẹn” sẽ tạo ra điều khác biệt so với các phiên bản chỉ sở hữu bộ nhớ 4GB thông thường, đủ sức “gánh” các game nặng ở thiết lập cao nhất trên nền độ phân giải Full-HD 1080p đang phổ biến hiện nay.
Liệu phiên bản này có đủ “chất” để Gigabyte có thể “tung hoành” trong phân khúc?
Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G – Ưu thế của 8GB GDDR6
Trong các sản phẩm mà Gigabyte tung ra thị trường hiện nay, theo lẽ thông thường thì phiên bản Gaming OC sẽ đóng vai trò chủ đạo, đại diện cho hãng dưới “thương hiệu” quen thuộc này, “nhường chỗ” phân khúc cao cấp cho các sản phẩm dòng AORUS.
Thế nhưng với một vài “tin đồn” gần đây cho biết hãng sẽ tiếp tục tung ra thương hiệu EAGLE với độ “bao phủ” trên tất cả các mẫu sản phẩm từ thấp đến cao, điều này có khả năng “đá” các phiên bản Gaming OC xuống vị trí sản phẩm “bình dân” thay thế cho phiên bản WindForce thông thường đã tỏ ra có phần lỗi thời.
Mức điểm này khá cao, nhưng vẫn thua sút đôi chút so với phiên bản sử dụng cùng chip xử lý đồ họa nhưng sở hữu ít RAM hơn là Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G với 12,374 điểm.
Trong khi đó, khi đến với phép thử 3DMark Time Spy ở phép dựng hình DirectX12 thì cả ba sản phẩm đều có vẻ khá ngang sức ngang tài khi Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G đạt 5,052 điểm, trong khi sản phẩm đến từ Sapphire Tech đạt 5,065 điểm và “đối thủ” đến từ đội xanh GTX 1650 Super đạt mức 4,925 điểm.
Dễ thấy nhất là các game “ngốn RAM” nặng như Assasin’s Creed Odyssey, hay Total War: Three Kingdoms, thì sản phẩm vượt trội hơn hẳn cả hai đối tượng được đem ra so sánh lần này.
Được trang bị tới 8GB VRAM GDDR6, bạn sẽ có nhiều “không gian” hơn để chơi game ở các chế độ thiết lập đồ họa cao cấp hơn, đòi hỏi nhiều VRAM hơn.
Về mặt tổng thể, Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G tỏ ra là một sản phẩm đáng gờm trong phân khúc card đồ họa tầm trung, có thể “cân” tốt hầu hết các game nặng hiện nay ở độ phân giải Full-HD, và cũng là sản phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối về lượng VRAM để người dùng có thể đến với các mức thiết lập cao nhất.
Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G – Nhiệt độ vẫn là thách thức lớn
Với các thử nghiệm cho đến ngày nay, có thể khẳng định rằng RX 5500 XT là một chip xử lý đồ họa rất nóng, và việc giải nhiệt cho nó là cả một bài toán nan giải và cũng là một thách thức đối với bất cứ hãng sản xuất card đồ họa nào hiện nay.
Trong những thử nghiệm của Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G trước đây, người viết từng gặp cảnh nhiệt độ bị đẩy lên đến 94 độ C trong các phép thử stress test bằng Furmark hay “cày game” hàng giờ liền, sau đó tự bản thân BIOS của card phải tự hạ xung nhân xử lý để giảm nhiệt độ, đồng thời gây ra những cú “giật hình” ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm game.
Mặc dù sở hữu đến ba quạt tản nhiệt “hầm hố”, thế nhưng bộ tản nhiệt chỉ sở hữu hai ống dẫn nhiệt của Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G không chịu nổi sức nóng từ chip xử lý đồ họa, thế nên khi stress test bằng Furmark hay chơi game nặng trong thời gian dài, cả ba quạt tản nhiệt đều hoạt động hết công suất với tiếng hú đặc trưng, tương tự như Gigabyte RTX 2080 Super Gaming OC 8G mà nhóm đã gửi đến bạn đọc bài đánh giá trước đây.
Ở trong các thử nghiệm này, nhiệt độ cả card thậm chí “leo” lên đến mức 96 độ C, thế nhưng do thiết kế bo mạch PCB và các linh kiện tốt hơn với thiết kế giải nhiệt cho cả RAM và các MOSFET thay vì chỉ tập trung cho chip xử lý như sản phẩm của Sapphire Tech, nên card vẫn “trụ” được ở mức nhiệt độ này mà không gặp phải hiện tượng giảm xung để duy trì nhiệt độ.
Điểm đáng tiếc nho nhỏ nữa là mức giá của Gigabyte RX 5500 XT Gaming OC 8G vẫn ở mức cao, xấp xỉ 7 triệu đồng, rất khó cạnh tranh với hai “đối thủ” khác chỉ ở mức giá xấp xỉ 5.5 triệu.