Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

ktq

Member
Từ vnexpress : Hết sức vui mừng và sung sướng các bạn ạ.

Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay.

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội).

Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Với sự kiện này, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải này.

"Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại viện nghiên cứu Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960", lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands".

Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).

Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.

Con đường khoa học của Bảo Châu

Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.

Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Cũng trong năm đó anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.

Minh Long
Nguồn : "http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/"
 

HEEL

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Francois Fillon ca ngợi hai nhà toán học Ngô Bảo Châu và Cedric Villani vừa nhận được giải thưởng Fields danh giá.

AFP dẫn thông báo từ điện Elysee cho biết tổng thống chúc mừng và "bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ của ông" đối với hai nhà toán học.

Tổng thống cho biết kết quả này khẳng định chất lượng đào tạo hàng đầu về toán học của Pháp giúp năm nào cũng phát hiện ra những nhân tài mới. Tổng thống hy vọng các trường toán học của Pháp có đủ phương tiện cần thiết để phát triển.
Thủ tướng Pháp Francois Fillon cũng gửi lời chúc mừng của ông tới các nhà toán học. Ông cũng nhấn mạnh trình độ vượt bậc của Pháp về toán trên thế giới.

Huy chương Fields, được coi là giải Nobel toán học, được trao sáng nay cho nhà toán học Cedric Villani, 36 tuổi, giám đốc viện Henri Poincare ở Paris và giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, đang dạy ở trường đại học Paris-Sud. Hai người khác cùng đoạt giải này là Elon Lindenstrauss (người Israel) và Stanislav Smirnov (Nga).

Huy chương Fields là giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Quốc tế của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/08/3BA1F6F7/

Thế túm lại là Bảo Châu mang giải thưởng về cho Việt Nam hay cho Pháp.
 

YeuNhac

Banned

vip_pro_1702

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields


chết vì cái tội dám ký tên phản đối dự án bauxit
mà cái dự án này là chỉ đạo từ trên xuống. các bố xé lẻ dự án để lách luật k phải thông qua quốc hội thì bố này to mồm phản đối rồi bị gông cổ lại cũng là chuyện bình thường thôi =))=))=))

còn riêng với GS. Bảo Châu thì e nghĩ là nên ở nước ngoài. Hiện GS.BC mới chỉ ở nửa đầu đỉnh cao của sự nghiệp, chỉ có ở nc ngoài mới có đieùe kiện phát triển hết tài năng
GS. BC cũng là người con yêu nước, hiện nay GS vẫn về VN giảng dạy toán học
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dualshock

Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

E rằng trình độ của GS Ngô Bảo Châu thì ko chịu được "sức ép" khi làm việc tại Việt Nam ta.
 

poly

Banned
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Nhà toán học xuất sắc cũng tốt đấy, nhưng...

Bạn Ngô Bảo Châu trở thành một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc của thế giới là điều rất đáng tự hào cho Việt Nam. Điều đó cũng nói lên một điều rằng dân Việt Nam không phải không thông minh. Nhưng thực tế đáng buồn là bao nhiêu nhà toán học trẻ của Việt Nam đã lặn đi đâu hết sau vầng hào quang Olimpic?

Để thành công được cũng phải nói đến sự may mắn, mà điều may mắn nhất là có được những người thầy có tầm để vạch ra hướng đi đúng. Nhưng Toán học đối với Việt Nam thật sự chỉ là cành hoa, dù Ngô Bảo Châu hay ai đi nữa, hoặc sau này có thể có người nào đó giỏi như Perelman, thì sự hữu ích cho quốc gia cũng quá nhỏ.

Chúng ta cần những người có bộ óc thông minh của những nhà toán học xuất sắc nhưng cho những ngành khoa học kỹ thuật, để làm sao cho đất nước giàu lên, mạnh lên, phải làm ra được các sản phẩm trí tuệ để có thể giúp nước ta ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoặc những những nhà quản lý xuất sắc để đưa ra các quyết sách sáng suốt, góp phần đưa Việt Nam lên hàng các nước phát triển trên thế giới.

Dành quá nhiều say mê, nhiệt huyết để giải quyết các vấn đề hóc búa của toán học, nhưng cuối cùng cũng chưa biết sẽ dùng vào được cho việc gì. Nếu GS Ngô Bảo Châu có về nước làm việc, thì rồi lại cũng sẽ tắt dần như các ngôi sao toán học khác của Việt Nam thôi.

Chúng ta đang ở trong một đất nước nghèo, lạc hậu và chậm phát triển, chúng ta phải biết chúng ta cần gì, nhân dân ta cần gì và làm gì để đất nước có thể phát triển nhanh, mạnh. Nếu các nhà toán học giỏi, nên hướng vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thì có ích nhiều hơn cho đất nước và có tương lai lâu dài. Để đánh giá một con người, nên đánh giá toàn diện.

Tôi biết có một Việt kiều trẻ ở Mỹ, chuyên gia tin học, đã trở thành tỉ phú đô la. Nếu Ngô Bảo Châu đành thời gian nghiên cứu tin học thì có phải hữu ích hơn cho bản thân và cho đất nước không ? Bill Gate, Steve Job chẳng cần có giải Fields, nhưng ai dám bảo họ không thông minh ? Cả thế giới phải kính chào họ, vì họ thực sự là những con người xuất sắc, họ tạo ra được những sản phẩm làm thay đổi thế giới.

Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của Nguyễn Trung Hà khi nói về toán học. Trước đây ta có nhạc sĩ piano xuất sắc nhất, nay có một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc, nhưng nước ta cần là cần nhà kinh tế xuất sắc, nhà kỹ thuật xuất sắc, nhà phát minh vĩ đại, nhà chính trị tài ba, nhà quản lý tài ba, chứ không nên thổi phồng quá lớn những thứ chỉ có giá trị trang trí, không có giá trị quyết định và bản thân giá trị tạo ra không lớn cho xã hội.

Nguyen Doanh

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6DF/
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Nhà toán học xuất sắc cũng tốt đấy, nhưng...

Bạn Ngô Bảo Châu trở thành một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc của thế giới là điều rất đáng tự hào cho Việt Nam. Điều đó cũng nói lên một điều rằng dân Việt Nam không phải không thông minh. Nhưng thực tế đáng buồn là bao nhiêu nhà toán học trẻ của Việt Nam đã lặn đi đâu hết sau vầng hào quang Olimpic?

Để thành công được cũng phải nói đến sự may mắn, mà điều may mắn nhất là có được những người thầy có tầm để vạch ra hướng đi đúng. Nhưng Toán học đối với Việt Nam thật sự chỉ là cành hoa, dù Ngô Bảo Châu hay ai đi nữa, hoặc sau này có thể có người nào đó giỏi như Perelman, thì sự hữu ích cho quốc gia cũng quá nhỏ.

Chúng ta cần những người có bộ óc thông minh của những nhà toán học xuất sắc nhưng cho những ngành khoa học kỹ thuật, để làm sao cho đất nước giàu lên, mạnh lên, phải làm ra được các sản phẩm trí tuệ để có thể giúp nước ta ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoặc những những nhà quản lý xuất sắc để đưa ra các quyết sách sáng suốt, góp phần đưa Việt Nam lên hàng các nước phát triển trên thế giới.

Dành quá nhiều say mê, nhiệt huyết để giải quyết các vấn đề hóc búa của toán học, nhưng cuối cùng cũng chưa biết sẽ dùng vào được cho việc gì. Nếu GS Ngô Bảo Châu có về nước làm việc, thì rồi lại cũng sẽ tắt dần như các ngôi sao toán học khác của Việt Nam thôi.

Chúng ta đang ở trong một đất nước nghèo, lạc hậu và chậm phát triển, chúng ta phải biết chúng ta cần gì, nhân dân ta cần gì và làm gì để đất nước có thể phát triển nhanh, mạnh. Nếu các nhà toán học giỏi, nên hướng vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thì có ích nhiều hơn cho đất nước và có tương lai lâu dài. Để đánh giá một con người, nên đánh giá toàn diện.

Tôi biết có một Việt kiều trẻ ở Mỹ, chuyên gia tin học, đã trở thành tỉ phú đô la. Nếu Ngô Bảo Châu đành thời gian nghiên cứu tin học thì có phải hữu ích hơn cho bản thân và cho đất nước không ? Bill Gate, Steve Job chẳng cần có giải Fields, nhưng ai dám bảo họ không thông minh ? Cả thế giới phải kính chào họ, vì họ thực sự là những con người xuất sắc, họ tạo ra được những sản phẩm làm thay đổi thế giới.

Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của Nguyễn Trung Hà khi nói về toán học. Trước đây ta có nhạc sĩ piano xuất sắc nhất, nay có một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc, nhưng nước ta cần là cần nhà kinh tế xuất sắc, nhà kỹ thuật xuất sắc, nhà phát minh vĩ đại, nhà chính trị tài ba, nhà quản lý tài ba, chứ không nên thổi phồng quá lớn những thứ chỉ có giá trị trang trí, không có giá trị quyết định và bản thân giá trị tạo ra không lớn cho xã hội.

Nguyen Doanh

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6DF/


thẳng và thật!
.....................
 

Gambit

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Nhà toán học xuất sắc cũng tốt đấy, nhưng...

Bạn Ngô Bảo Châu trở thành một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc của thế giới là điều rất đáng tự hào cho Việt Nam. Điều đó cũng nói lên một điều rằng dân Việt Nam không phải không thông minh. Nhưng thực tế đáng buồn là bao nhiêu nhà toán học trẻ của Việt Nam đã lặn đi đâu hết sau vầng hào quang Olimpic?

Để thành công được cũng phải nói đến sự may mắn, mà điều may mắn nhất là có được những người thầy có tầm để vạch ra hướng đi đúng. Nhưng Toán học đối với Việt Nam thật sự chỉ là cành hoa, dù Ngô Bảo Châu hay ai đi nữa, hoặc sau này có thể có người nào đó giỏi như Perelman, thì sự hữu ích cho quốc gia cũng quá nhỏ.

Chúng ta cần những người có bộ óc thông minh của những nhà toán học xuất sắc nhưng cho những ngành khoa học kỹ thuật, để làm sao cho đất nước giàu lên, mạnh lên, phải làm ra được các sản phẩm trí tuệ để có thể giúp nước ta ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoặc những những nhà quản lý xuất sắc để đưa ra các quyết sách sáng suốt, góp phần đưa Việt Nam lên hàng các nước phát triển trên thế giới.

Dành quá nhiều say mê, nhiệt huyết để giải quyết các vấn đề hóc búa của toán học, nhưng cuối cùng cũng chưa biết sẽ dùng vào được cho việc gì. Nếu GS Ngô Bảo Châu có về nước làm việc, thì rồi lại cũng sẽ tắt dần như các ngôi sao toán học khác của Việt Nam thôi.

Chúng ta đang ở trong một đất nước nghèo, lạc hậu và chậm phát triển, chúng ta phải biết chúng ta cần gì, nhân dân ta cần gì và làm gì để đất nước có thể phát triển nhanh, mạnh. Nếu các nhà toán học giỏi, nên hướng vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thì có ích nhiều hơn cho đất nước và có tương lai lâu dài. Để đánh giá một con người, nên đánh giá toàn diện.

Tôi biết có một Việt kiều trẻ ở Mỹ, chuyên gia tin học, đã trở thành tỉ phú đô la. Nếu Ngô Bảo Châu đành thời gian nghiên cứu tin học thì có phải hữu ích hơn cho bản thân và cho đất nước không ? Bill Gate, Steve Job chẳng cần có giải Fields, nhưng ai dám bảo họ không thông minh ? Cả thế giới phải kính chào họ, vì họ thực sự là những con người xuất sắc, họ tạo ra được những sản phẩm làm thay đổi thế giới.

Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của Nguyễn Trung Hà khi nói về toán học. Trước đây ta có nhạc sĩ piano xuất sắc nhất, nay có một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc, nhưng nước ta cần là cần nhà kinh tế xuất sắc, nhà kỹ thuật xuất sắc, nhà phát minh vĩ đại, nhà chính trị tài ba, nhà quản lý tài ba, chứ không nên thổi phồng quá lớn những thứ chỉ có giá trị trang trí, không có giá trị quyết định và bản thân giá trị tạo ra không lớn cho xã hội.

Nguyen Doanh

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6DF/

uhm, có nhà tóan học xuất sắc như thế thì cũng vui và đáng tự hào. nhưng VN cần một Lý Quang Diệu thứ hai hơn là một thiên tài tóan học.
 

No2

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Vài ngày nay cứ K* miết,nay mới đọc được 1 tin hay hay :)
/Chúc mừng GS
 

hai_duong

Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Nhà toán học xuất sắc cũng tốt đấy, nhưng...

Bạn Ngô Bảo Châu trở thành một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc của thế giới là điều rất đáng tự hào cho Việt Nam. Điều đó cũng nói lên một điều rằng dân Việt Nam không phải không thông minh. Nhưng thực tế đáng buồn là bao nhiêu nhà toán học trẻ của Việt Nam đã lặn đi đâu hết sau vầng hào quang Olimpic?

Nguyen Doanh​

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6DF/

Đó giờ tui cũng đang thắc mắc ở chỗ này. VN mình không hề thiếu nhân tài. Nhưng những nhân tài này chỉ được vinh danh khi mà họ đạt được những danh hiệu gì đó trong các kỳ thi hoặc nổi lên nhờ công trình gì gì đó. Nhưng sau đó thì mất hút, không thấy ai nhắc đến nữa. Không biết là họ thấy bao nhiêu đó là đủ hay là Nhà nước VN ta bỏ qua không để ý đến họ rồi tận dụng nhân tài cho đất nươc? Tôi thì nghĩ chủ quan là: Nếu họ ra nước ngoài, những nước có nền giáo dục cao thì chắc họ không thua Ngô Bảo Châu là mấy đâu.
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Đọc bài phỏng vấn của Mr. Nguyễn Trung Hà cũng thấy hay hay ^^
Người giỏi làm toán: rất lãng phí !
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/

cái bài này đc đăng cách đây mấy anưm rồi cơ. E nhớ tại vì e ấn tượng với từ "thủ dâm" trong tiêu đề bài báo (chứ k phải tiêu đề như bây giờ)

e rất ấn tượng với ông này, ăn nói sắc xảo, rất cá tính, có chút j đó rất ngông
thích nhất câu cuối ông ấy nói trong bài báo: "Tôi là người lười biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm."

Phải khẳng định rằng những người giỏi toán dễ thành đạt trong các lĩnh vực khác bởi vì họ có tư duy rất tốt.

Nếu có nghiên cứu toán thì cũng nên nghiên cứu cái j có tính ứng dụng để phát triển ngành kỹ thuật nước nhà. Nếu k thì nên chuyển sang các lĩnh vực khác có ích cho xã hội hơn
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Nhà toán học xuất sắc cũng tốt đấy, nhưng...

Bạn Ngô Bảo Châu trở thành một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc của thế giới là điều rất đáng tự hào cho Việt Nam. Điều đó cũng nói lên một điều rằng dân Việt Nam không phải không thông minh. Nhưng thực tế đáng buồn là bao nhiêu nhà toán học trẻ của Việt Nam đã lặn đi đâu hết sau vầng hào quang Olimpic?

Để thành công được cũng phải nói đến sự may mắn, mà điều may mắn nhất là có được những người thầy có tầm để vạch ra hướng đi đúng. Nhưng Toán học đối với Việt Nam thật sự chỉ là cành hoa, dù Ngô Bảo Châu hay ai đi nữa, hoặc sau này có thể có người nào đó giỏi như Perelman, thì sự hữu ích cho quốc gia cũng quá nhỏ.

Chúng ta cần những người có bộ óc thông minh của những nhà toán học xuất sắc nhưng cho những ngành khoa học kỹ thuật, để làm sao cho đất nước giàu lên, mạnh lên, phải làm ra được các sản phẩm trí tuệ để có thể giúp nước ta ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoặc những những nhà quản lý xuất sắc để đưa ra các quyết sách sáng suốt, góp phần đưa Việt Nam lên hàng các nước phát triển trên thế giới.

Dành quá nhiều say mê, nhiệt huyết để giải quyết các vấn đề hóc búa của toán học, nhưng cuối cùng cũng chưa biết sẽ dùng vào được cho việc gì. Nếu GS Ngô Bảo Châu có về nước làm việc, thì rồi lại cũng sẽ tắt dần như các ngôi sao toán học khác của Việt Nam thôi.

Chúng ta đang ở trong một đất nước nghèo, lạc hậu và chậm phát triển, chúng ta phải biết chúng ta cần gì, nhân dân ta cần gì và làm gì để đất nước có thể phát triển nhanh, mạnh. Nếu các nhà toán học giỏi, nên hướng vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thì có ích nhiều hơn cho đất nước và có tương lai lâu dài. Để đánh giá một con người, nên đánh giá toàn diện.

Tôi biết có một Việt kiều trẻ ở Mỹ, chuyên gia tin học, đã trở thành tỉ phú đô la. Nếu Ngô Bảo Châu đành thời gian nghiên cứu tin học thì có phải hữu ích hơn cho bản thân và cho đất nước không ? Bill Gate, Steve Job chẳng cần có giải Fields, nhưng ai dám bảo họ không thông minh ? Cả thế giới phải kính chào họ, vì họ thực sự là những con người xuất sắc, họ tạo ra được những sản phẩm làm thay đổi thế giới.

Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của Nguyễn Trung Hà khi nói về toán học. Trước đây ta có nhạc sĩ piano xuất sắc nhất, nay có một trong những nhà toán học trẻ xuất sắc, nhưng nước ta cần là cần nhà kinh tế xuất sắc, nhà kỹ thuật xuất sắc, nhà phát minh vĩ đại, nhà chính trị tài ba, nhà quản lý tài ba, chứ không nên thổi phồng quá lớn những thứ chỉ có giá trị trang trí, không có giá trị quyết định và bản thân giá trị tạo ra không lớn cho xã hội.

Nguyen Doanh

http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F6DF/

Daniel đã đọc bài này, và thấy rằng nó nói đúng, nhưng chưa đủ.. sâu rộng.

Cũng giống như một ngày kia, bạn vốn rất thích chơi billard, và giành được HCV vô địch thế giới. Mọi người tung hô, nhưng có 1 người nói rằng, Việt Nam cần một Lý Quang Diệu hơn một Lý Thế Vinh.

Hoặc như mai kia, Nguyễn Quang Dũng làm được bộ phim Mùi thum thủm thơm (1) giành được Oscar phim nước ngoài hay nhất! Cả nước đổ xô đi xem, và có người thì nói rằng, ồ, dân Việt nghèo lắm, cần đủ lúa gạo cho chắc bụng hơn là đi xem mấy thứ này.

Những lúc ấy giữa vầng hào quang rực rỡ, Bảo Châu, Thế Vinh, hay Quang Dũng đều gãi đầu lúng túng! Ơ, họ nói có lý! Thế thì mình đã phí cả cuộc đời này ư??? Nhưng mình chỉ biết cầm bút, cầm c...ơ, mình đâu biết làm chuyện kinh bang tế thế? Mà cứ cho là mình làm được đi nữa, thì mình ..đâu dám làm!

Bạn lớn lên, lập gia đình, và có những đứa con. Một ngày kia, bạn hỏi chúng, "lớn lên con muốn làm gì?" Chúng đáp, con muốn đi bán ..xôi! Vì như vậy khỏi mua cũng có xôi ăn! Ke ke! Bạn tức giận mắng, mẹ mày, ngu đ.. đỡ được! Sao mày không thích làm bác sĩ, kỹ sư hay là ...đạo diễn phim, hử thằng ôn mặt ngu như cái l.. kia???

Đùa tí thôi, trong biết bao gia đình đã xảy ra mâu thuẫn khi định hướng nghề nghiệp giữa cha mẹ và con cái. Chúng muốn làm bình luận viên bóng đá để được nổi tiếng như ...Tạ Biên Cương, hay chúng muốn học toán để được huy chương Fields như Ngô Bảo Châu, đâu có gì xấu? Chúng có quyền, và văn hóa phương Tây tôn trọng cái quyền đó của chúng hơn là phương Đông. Ở phương Đông, xem ra người ta còn muốn áp đặt cái quyền đó ra khỏi phạm vi gia đình mình, và áp đặt cho cả những thiên tài!

Trong một đất nước 86 triệu dân, có 100 đứa trẻ thích bán xôi hơn là làm bác sĩ, không hề gì! Vì luôn có hàng ngàn hàng chục ngàn đứa trẻ khác thích làm bác sĩ, làm luật sư, làm kỹ sư, làm nhà báo, v...v... và làm toán, như Ngô Bảo Châu.

Khi người nông dân đã gieo đủ loại hạt giống xuống cánh đồng, trách nhiệm của ông ta là làm sao để tất cả các hạt giống ấy đều có điều kiện nảy mầm tươi tốt, chứ không phải trách tại sao cây Mít không trổ bông Xoài!

Việt Nam có một Lý Quang Diệu hay không, xin đừng trách Ngô Bảo Châu! Tội lắm!

=============

Ghi chú (1): mùi ...sầu riêng ý mà! Ke ke!
 
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields


GS Ngô Bảo Châu gần đây cũng lên ý kiến về một số chủ đề thời sự Việt Nam qua việc viết Bấm thư gửi Quốc hội Việt Nam đề nghị nhìn lại vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Thư viết: "Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa..."

Trích:: BBC

Có lẽ ko tác động dc gì đâu...:-<:(
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

GS Ngô Bảo Châu cũng giống như hồng sơn của VN lúc trước thui, nếu Hồng Sơn ở brazil thì đã khác rùi còn đằng này Hồng Sơn ở VN nên chỉ đến đó thui ko hơn được nữa
GS Ngô Bảo Châu nếu ở VN cũng chỉ là 1 người giảng viên ko ai biết đến như bao giảng viên ĐH khác của VN thui
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Daniel đã đọc bài này, và thấy rằng nó nói đúng, nhưng chưa đủ.. sâu rộng.

Cũng giống như một ngày kia, bạn vốn rất thích chơi billard, và giành được HCV vô địch thế giới. Mọi người tung hô, nhưng có 1 người nói rằng, Việt Nam cần một Lý Quang Diệu hơn một Lý Thế Vinh.

Hoặc như mai kia, Nguyễn Quang Dũng làm được bộ phim Mùi thum thủm thơm (1) giành được Oscar phim nước ngoài hay nhất! Cả nước đổ xô đi xem, và có người thì nói rằng, ồ, dân Việt nghèo lắm, cần đủ lúa gạo cho chắc bụng hơn là đi xem mấy thứ này.

Những lúc ấy giữa vầng hào quang rực rỡ, Bảo Châu, Thế Vinh, hay Quang Dũng đều gãi đầu lúng túng! Ơ, họ nói có lý! Thế thì mình đã phí cả cuộc đời này ư??? Nhưng mình chỉ biết cầm bút, cầm c...ơ, mình đâu biết làm chuyện kinh bang tế thế? Mà cứ cho là mình làm được đi nữa, thì mình ..đâu dám làm!

Bạn lớn lên, lập gia đình, và có những đứa con. Một ngày kia, bạn hỏi chúng, "lớn lên con muốn làm gì?" Chúng đáp, con muốn đi bán ..xôi! Vì như vậy khỏi mua cũng có xôi ăn! Ke ke! Bạn tức giận mắng, mẹ mày, ngu đ.. đỡ được! Sao mày không thích làm bác sĩ, kỹ sư hay là ...đạo diễn phim, hử thằng ôn mặt ngu như cái l.. kia???

Đùa tí thôi, trong biết bao gia đình đã xảy ra mâu thuẫn khi định hướng nghề nghiệp giữa cha mẹ và con cái. Chúng muốn làm bình luận viên bóng đá để được nổi tiếng như ...Tạ Biên Cương, hay chúng muốn học toán để được huy chương Fields như Ngô Bảo Châu, đâu có gì xấu? Chúng có quyền, và văn hóa phương Tây tôn trọng cái quyền đó của chúng hơn là phương Đông. Ở phương Đông, xem ra người ta còn muốn áp đặt cái quyền đó ra khỏi phạm vi gia đình mình, và áp đặt cho cả những thiên tài!

Trong một đất nước 86 triệu dân, có 100 đứa trẻ thích bán xôi hơn là làm bác sĩ, không hề gì! Vì luôn có hàng ngàn hàng chục ngàn đứa trẻ khác thích làm bác sĩ, làm luật sư, làm kỹ sư, làm nhà báo, v...v... và làm toán, như Ngô Bảo Châu.

Khi người nông dân đã gieo đủ loại hạt giống xuống cánh đồng, trách nhiệm của ông ta là làm sao để tất cả các hạt giống ấy đều có điều kiện nảy mầm tươi tốt, chứ không phải trách tại sao cây Mít không trổ bông Xoài!

Việt Nam có một Lý Quang Diệu hay không, xin đừng trách Ngô Bảo Châu! Tội lắm!

=============

Ghi chú (1): mùi ...sầu riêng ý mà! Ke ke!

K hẳn là ép (mà ép cũng chẳng được) ngừơi ta trở thành Ly Quang Diệu đc. Nhưng nếu có thể thì những người tài này nên rẽ sang 1 hướng khác để có ích cho xã hội hơn. Những bài báo trên chỉ mang tính định hướng về nhận thức. giống như ông Nguyễn Trung Hà ấy, trong thời gian ở bệnh viện ông ấy đã thay đổi nhận thức để rồi có ích cho xã hội hơn.
Giả sử GS. NBC cũng lại rẽ ngang, thích làm nhà quản lý. Từ đó tài năng quản lý trong con người NBC mới đc khai phá thì biết đâu đấy VN ta có 1 Lý Quang Diệu thứ 2? Như vậy chẳng có ích hơn sao?

GS Ngô Bảo Châu gần đây cũng lên ý kiến về một số chủ đề thời sự Việt Nam qua việc viết Bấm thư gửi Quốc hội Việt Nam đề nghị nhìn lại vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Thư viết: "Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa..."
Chí ít thì GS.NBC cũng quan tâm đến những vấn đề quan trọng của đất nước. Với tầm ảnh hưởng của mình đối với xã hội (dạo này đc PR ác :D) GS sẽ tạo ra áp lực mạnh hơn đối với lãnh đạo chăng?

NẾu có làm to chuyện thì mấy bác lãnh đạo VN cũng chẳng dám bỏ tù NBC giống như trường hợp bỏ tù ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Trường đại học Bách khoa TP HCM bởi vì NBC k chỉ nổi tiếng trong nc mà còn có tầm quốc tế nữa.

Hy vọng VN sẽ có những nhà lãnh đạo tài ba, có cái tâm để xây dựng đất nước giàu mạnh. Haizzzzz....(thở dàiiiiiiiiiiiiiiiiii..........)

http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=9094
 

bao071180

Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Daniel đã đọc bài này, và thấy rằng nó nói đúng, nhưng chưa đủ.. sâu rộng.

Cũng giống như một ngày kia, bạn vốn rất thích chơi billard, và giành được HCV vô địch thế giới. Mọi người tung hô, nhưng có 1 người nói rằng, Việt Nam cần một Lý Quang Diệu hơn một Lý Thế Vinh.

Hoặc như mai kia, Nguyễn Quang Dũng làm được bộ phim Mùi thum thủm thơm (1) giành được Oscar phim nước ngoài hay nhất! Cả nước đổ xô đi xem, và có người thì nói rằng, ồ, dân Việt nghèo lắm, cần đủ lúa gạo cho chắc bụng hơn là đi xem mấy thứ này.

Những lúc ấy giữa vầng hào quang rực rỡ, Bảo Châu, Thế Vinh, hay Quang Dũng đều gãi đầu lúng túng! Ơ, họ nói có lý! Thế thì mình đã phí cả cuộc đời này ư??? Nhưng mình chỉ biết cầm bút, cầm c...ơ, mình đâu biết làm chuyện kinh bang tế thế? Mà cứ cho là mình làm được đi nữa, thì mình ..đâu dám làm!

Bạn lớn lên, lập gia đình, và có những đứa con. Một ngày kia, bạn hỏi chúng, "lớn lên con muốn làm gì?" Chúng đáp, con muốn đi bán ..xôi! Vì như vậy khỏi mua cũng có xôi ăn! Ke ke! Bạn tức giận mắng, mẹ mày, ngu đ.. đỡ được! Sao mày không thích làm bác sĩ, kỹ sư hay là ...đạo diễn phim, hử thằng ôn mặt ngu như cái l.. kia???

Đùa tí thôi, trong biết bao gia đình đã xảy ra mâu thuẫn khi định hướng nghề nghiệp giữa cha mẹ và con cái. Chúng muốn làm bình luận viên bóng đá để được nổi tiếng như ...Tạ Biên Cương, hay chúng muốn học toán để được huy chương Fields như Ngô Bảo Châu, đâu có gì xấu? Chúng có quyền, và văn hóa phương Tây tôn trọng cái quyền đó của chúng hơn là phương Đông. Ở phương Đông, xem ra người ta còn muốn áp đặt cái quyền đó ra khỏi phạm vi gia đình mình, và áp đặt cho cả những thiên tài!

Trong một đất nước 86 triệu dân, có 100 đứa trẻ thích bán xôi hơn là làm bác sĩ, không hề gì! Vì luôn có hàng ngàn hàng chục ngàn đứa trẻ khác thích làm bác sĩ, làm luật sư, làm kỹ sư, làm nhà báo, v...v... và làm toán, như Ngô Bảo Châu.

Khi người nông dân đã gieo đủ loại hạt giống xuống cánh đồng, trách nhiệm của ông ta là làm sao để tất cả các hạt giống ấy đều có điều kiện nảy mầm tươi tốt, chứ không phải trách tại sao cây Mít không trổ bông Xoài!

Việt Nam có một Lý Quang Diệu hay không, xin đừng trách Ngô Bảo Châu! Tội lắm!

=============

Ghi chú (1): mùi ...sầu riêng ý mà! Ke ke!

rất đồng ý với bác, xét cho cùng nếu VN có 1 GS đoạt giải Nobel về Kinh tế thì ông/bà ấy làm cho VN gia tăng trưởng bao nhiêu %GDP chứ? hãy suy nghĩ xa hơn đi, tôi thấy nhiều người nhìn rất thiển cận

Còn nền kinh tế có phát triển và phát triển như thế nào là phụ thuộc vào chính trị chứ không phụ thuộc nhiều vào những doanh nhân tài giỏi, nếu có tài giỏi mà bị cái gọi là "cơ chế" thì cũng giống ngư đi bộ mà bị xích chân thôi.

vài lời cùng các bác.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

K hẳn là ép (mà ép cũng chẳng được) ngừơi ta trở thành Ly Quang Diệu đc. Nhưng nếu có thể thì những người tài này nên rẽ sang 1 hướng khác để có ích cho xã hội hơn. Những bài báo trên chỉ mang tính định hướng về nhận thức. giống như ông Nguyễn Trung Hà ấy, trong thời gian ở bệnh viện ông ấy đã thay đổi nhận thức để rồi có ích cho xã hội hơn.
Giả sử GS. NBC cũng lại rẽ ngang, thích làm nhà quản lý. Từ đó tài năng quản lý trong con người NBC mới đc khai phá thì biết đâu đấy VN ta có 1 Lý Quang Diệu thứ 2? Như vậy chẳng có ích hơn sao?

Bạn thân mến, người ta chỉ làm được tốt nhất cái điều mà họ yêu thích nhất! Bây giờ rành rành NBC đã được giải Fields, giờ chúng ta bảo anh ấy thôi vứt đấy đi, chuyển sang làm quản lý!

Cũng có thể NBC sẽ thành công khi làm quản lý, cũng có thể không!

Nhưng 86 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở nước ngoài, lại thiếu nhân tài đến thế ư?

Có một người bạn trong lúc trò chuyện từng khẳng định với Daniel, Việt Nam đã và luôn có nhân tài trên mọi lĩnh vực, chỉ có điều là các vị ấy không được ngồi đúng chỗ của mình mà thôi. Daniel nghiệm ra từ từ và thấy đúng. Bạn thử tìm xem những người tài quanh mình đi! Nhiều lắm đấy!
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

rất đồng ý với bác, xét cho cùng nếu VN có 1 GS đoạt giải Nobel về Kinh tế thì ông/bà ấy làm cho VN gia tăng trưởng bao nhiêu %GDP chứ? hãy suy nghĩ xa hơn đi, tôi thấy nhiều người nhìn rất thiển cận

Còn nền kinh tế có phát triển và phát triển như thế nào là phụ thuộc vào chính trị chứ không phụ thuộc nhiều vào những doanh nhân tài giỏi, nếu có tài giỏi mà bị cái gọi là "cơ chế" thì cũng giống ngư đi bộ mà bị xích chân thôi.

vài lời cùng các bác.

E xin được mạn phép nêu ra ý kiến của mình.

1. NẾu VN có 1 GS đoạt giải Nobel về kinh tế thì ông ta có thể sẽ có những đóng gop rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Những công trình nghiên cứu kinh tế, những dự báo của ông ta sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác hoạch định chính sách của cấp lãnh đạo. Cụ thể là kinh tế nước Mỹ có phát triển cũng là do sự góp công rất lớn của những con người như vậy. Thử hỏi nếu các tổng thống Mý hoạch định độc lập mà k tham vấn ý kiến của các nàh kinh tế thì nền kinh tế của Mỹ sẽ ra sao? Chẳng phải các GS kinh tế thuwongf xuyên được mời vào Nhà Trắng hay sao? Gần đây nhất là ông Obama mời các nhà kinh tế vào hiến kế để đưa đất nước thoát ra khỏi suy thoái

2. Kinh tế và chính trị luôn đi song hành với nhau, tương hỗ nhau phát triển. Thử hỏi 1 nước nghèo có được coi là 1 nước mạnh k? Người ta có câu:"mạnh vì gạo, bạo vì tiền" là thế. Nếu nền kinh tế sụp đổ thì thể chể chính trị cũng sẽ sụp đổ theo mà thôi. Và tất nhiên các chính sách cần phải tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển (VN ta đang cố gắng thực hiện điều này). VN chúng ta còn nhều việc phải làm lắm.

E có gì sai mong các bác góp ý!
 

khicong

New Member
Ðề: Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Thời sự vừa đưa tin khi nãy ^-^
Tương lai em định đoạt giải noben kinh tế học, hị hị.
 
Bên trên