Nắm trong tay nhiều công nghệ độc quyền giúp Trung Quốc có thể 'đi tắt đón đầu' trước các nước lớn như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Điều này khiến nhiều nhà khoa học gốc Trung Quốc được đào tạo tại Mỹ tích cực quay về quê hương.
Sau khi theo dõi về các lĩnh vực quốc phòng, không gian, năng lượng và công nghệ sinh học, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết tất cả 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới hiện đều có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo báo cáo, các nhà khoa học Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng công trình nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất ở 37 trong số 44 công nghệ được đánh giá như quốc phòng, không gian, robot, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến… Những công nghệ này được xem là có thể thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng và sức mạnh quân sự trong các thập niên tới.
Nghiên cứu do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ cho thấy Mỹ được xếp hạng thứ 2, mặc dù nước này dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu về điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử, vệ tinh nhỏ và đặc biệt là vắc xin.
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng hồ sơ bằng sáng chế hàng năm vào năm 2011 và vào năm 2021, số lượng của họ đã cao gấp đôi Mỹ, ở mức 1,58 triệu.
Trung Quốc đang gặt hái thành quả của nỗ lực không ngừng nhằm vượt Mỹ về kỹ thuật, khoa học và công nghệ mũi nhọn.
"Các nền dân chủ phương Tây đang thua trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu, bao gồm cả cuộc đua về đột phá khoa học và nghiên cứu", báo cáo cho biết.
Báo cáo của ASPI dựa vào các kết luận rút ra từ hơn 2,2 triệu trích dẫn nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu học thuật hàng đầu từ năm 2018 đến 2022.
“Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tạo ra 48,49% tài liệu nghiên cứu có tác động lớn trên thế giới về động cơ máy bay tiên tiến, bao gồm cả động cơ siêu thanh, và nước này có 7 trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới”, báo cáo cho biết.
Trong các lĩnh vực cảm biến quang tử và truyền thông lượng tử, sức mạnh nghiên cứu của Trung Quốc có thể khiến nước này "đi tắt đón đầu" trước các quốc gia hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Canada và New Zealand.
Các bằng chứng khác cho thấy các học giả quốc tế ngày càng công nhận chất lượng các công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Chẳng hạn, các nhà khoa học ở Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện nhiều hơn Mỹ trong số 1% công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2018 đến năm 2020, theo một thống kê được Viện Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản công bố hồi năm ngoái.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học gốc Trung Quốc, được đào tạo tại Mỹ đang tích cực trở về quê hương. Hơn 1.400 nhà khoa học Trung Quốc đã từ bỏ hoạt động nghiên cứu học thuật hoặc công ty tại Mỹ để chuyển về làm việc cho các tổ chức Trung Quốc vào năm 2021. Điều này một phần nhờ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến.
Dữ liệu của ASPI cho thấy 1/5 các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc từng được đào tạo tại Úc, Canada, New Zealand, Anh hoặc Mỹ.
Trung Quốc có thể độc quyền các lĩnh vực như sinh học tổng hợp, công nghệ 5G và sản xuất vật liệu nano.
Dù Trung Quốc đang dẫn đầu về hoạt động nghiện cứu các công nghệ quan trọng nhưng ASPI lưu ý rất khó để áp dụng thành công những đột phá trong nghiên cứu vào hoạt động sản xuất. Ví dụ, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu các công nghệ như động cơ phản lực, nhưng các kỹ sư của nước này đã vật lộn trong nhiều thập niên để sản xuất chúng.
Vì vậy, cho đến nay, sự phát triển của lĩnh vực hàng không thương mại và quân sự của Trung Quốc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Điều tương tự cũng xảy ra đối với Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn.
Nhưng trong một loạt công nghệ, Trung Quốc dẫn đầu đủ lớn về số lượng công trình nghiên cứu có tác động cao để có thể giúp nước này độc quyền trong 10 lĩnh vực như sinh học tổng hợp, công nghệ 5G và sản xuất vật liệu nano.
Sau khi theo dõi về các lĩnh vực quốc phòng, không gian, năng lượng và công nghệ sinh học, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết tất cả 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới hiện đều có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo báo cáo, các nhà khoa học Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng công trình nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất ở 37 trong số 44 công nghệ được đánh giá như quốc phòng, không gian, robot, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến… Những công nghệ này được xem là có thể thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng và sức mạnh quân sự trong các thập niên tới.
Nghiên cứu do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ cho thấy Mỹ được xếp hạng thứ 2, mặc dù nước này dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu về điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử, vệ tinh nhỏ và đặc biệt là vắc xin.
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng hồ sơ bằng sáng chế hàng năm vào năm 2011 và vào năm 2021, số lượng của họ đã cao gấp đôi Mỹ, ở mức 1,58 triệu.
Trung Quốc đang gặt hái thành quả của nỗ lực không ngừng nhằm vượt Mỹ về kỹ thuật, khoa học và công nghệ mũi nhọn.
"Các nền dân chủ phương Tây đang thua trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu, bao gồm cả cuộc đua về đột phá khoa học và nghiên cứu", báo cáo cho biết.
Báo cáo của ASPI dựa vào các kết luận rút ra từ hơn 2,2 triệu trích dẫn nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu học thuật hàng đầu từ năm 2018 đến 2022.
“Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tạo ra 48,49% tài liệu nghiên cứu có tác động lớn trên thế giới về động cơ máy bay tiên tiến, bao gồm cả động cơ siêu thanh, và nước này có 7 trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới”, báo cáo cho biết.
Trong các lĩnh vực cảm biến quang tử và truyền thông lượng tử, sức mạnh nghiên cứu của Trung Quốc có thể khiến nước này "đi tắt đón đầu" trước các quốc gia hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Canada và New Zealand.
Các bằng chứng khác cho thấy các học giả quốc tế ngày càng công nhận chất lượng các công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Chẳng hạn, các nhà khoa học ở Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện nhiều hơn Mỹ trong số 1% công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2018 đến năm 2020, theo một thống kê được Viện Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản công bố hồi năm ngoái.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học gốc Trung Quốc, được đào tạo tại Mỹ đang tích cực trở về quê hương. Hơn 1.400 nhà khoa học Trung Quốc đã từ bỏ hoạt động nghiên cứu học thuật hoặc công ty tại Mỹ để chuyển về làm việc cho các tổ chức Trung Quốc vào năm 2021. Điều này một phần nhờ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến.
Dữ liệu của ASPI cho thấy 1/5 các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc từng được đào tạo tại Úc, Canada, New Zealand, Anh hoặc Mỹ.
Trung Quốc có thể độc quyền các lĩnh vực như sinh học tổng hợp, công nghệ 5G và sản xuất vật liệu nano.
Dù Trung Quốc đang dẫn đầu về hoạt động nghiện cứu các công nghệ quan trọng nhưng ASPI lưu ý rất khó để áp dụng thành công những đột phá trong nghiên cứu vào hoạt động sản xuất. Ví dụ, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu các công nghệ như động cơ phản lực, nhưng các kỹ sư của nước này đã vật lộn trong nhiều thập niên để sản xuất chúng.
Vì vậy, cho đến nay, sự phát triển của lĩnh vực hàng không thương mại và quân sự của Trung Quốc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Điều tương tự cũng xảy ra đối với Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn.
Nhưng trong một loạt công nghệ, Trung Quốc dẫn đầu đủ lớn về số lượng công trình nghiên cứu có tác động cao để có thể giúp nước này độc quyền trong 10 lĩnh vực như sinh học tổng hợp, công nghệ 5G và sản xuất vật liệu nano.
Theo Genk