Gần nửa giao dịch Bitcoin liên quan đến hoạt động phi pháp

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Đến nay, lập luận mạnh mẽ nhất được đưa ra nhằm chống lại tiền điện tử là tạo điều kiện cho tội phạm phát triển. Không lâu sau khi đồng tiền số tư nhân đầu tiên Bitcoin ra đời vào năm 2009, kẻ gian đã nhận ra tiềm năng mà loại tiền mới này mang lại.

Trong khi cơ quan thực thi pháp luật ngày càng am hiểu và thành thạo việc theo dõi các giao dịch Bitcoin, hay thậm chí thu giữ tiền từ tội phạm, khả năng thanh toán kỹ thuật số mà không cần đơn vị trung gian đứng ra quản lý đã tạo nhiều lỗ hổng cho các hành vi buôn bán bất chính và hoạt động rửa tiền phi pháp.

2210673.jpg


Trong một báo cáo năm 2019, nhóm nghiên cứu gồm Sean Foley, Jonathan Karlsen và Tālis Putniņš ước tính 46% các giao dịch Bitcoin được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2017 đều liên quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật.

Kể từ đó, tỷ lệ các giao dịch đầu cơ ngày một tăng, nhưng một loạt các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) thời gian gần đây đã nâng cao mức độ đe dọa của tiền kỹ thuật số đối với vấn đề tội phạm. Trong đó, những vụ hacker thâm nhập vào Internet nhằm khóa các tài liệu quan trọng của nạn nhân và đòi tiền chuộc bằng Bitcoin chiếm phần lớn.

Đầu tháng 5, Colonial Pipeline, công ty kinh doanh hệ thống đường ống dẫn sản phẩm xăng dầu lớn nhất nước Mỹ, đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng, khiến cho nguồn cung cấp xăng dầu ở khu vực Bờ Đông bị gián đoạn trong 5 ngày.

Hay vài tuần trước, một nhóm hacker thực hiện tấn công vào mạng máy tính của JBS, công ty chế biến thịt lớn nhất nước Úc, khiến cho hàng chục nghìn công nhân làm việc trả lương theo ngày không được nhận lương.

Bên cạnh tiền, các tổ chức như bệnh viện cũng có nguy cơ bị đe dọa bởi tội phạm mạng. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Wall Street Journal, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray đã so sánh những khó khăn do hàng loạt phần mềm tống tiền gây ra với sự kiện tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001.

Vấn đề thách thức đối với cơ quan thực thi pháp luật Mỹ là ngay cả khi tội phạm đứng sau cuộc tấn công mạng được tìm ra, tòa án không thể buộc tội các phi vụ tống tiền trước đó diễn ra ở những nước mà Mỹ không có hiệp ước dẫn độ.

Trong vụ tấn công Colonial Pipeline, công ty đã nộp tiền chuộc mà các hacker yêu cầu. Tuy nhiên nhiều năm qua, FBI yêu cầu các công ty nạn nhân không được trả tiền cho tin tặc vì cho rằng điều này chỉ khuyến khích thêm hành vi phạm tội.

Quay trở lại vấn đề, dù thu giữ được một phần tiền điện tử mà Colonial Pipeline thanh toán cho băng đảng DarkSide, nhưng vì nhóm này hoạt động ở Nga nên FBI không thể can thiệp sâu.

Hơn nữa, không có cách nào để tăng cường bảo mật kỹ thuật số đơn giản hơn ngoài việc giữ cho tin tặc tránh xa kho dữ liệu, thông qua những hệ thống bảo vệ thông tin phức tạp và ít lỗ hổng. Nhưng trên thực tế, điều này không khả thi vì những sai sót về bảo mật là khó thể tránh khỏi.

Một số giải pháp khiến tội phạm gặp khó khăn trong việc nhận các khoản thanh toán tiền điện tử cũng có thể hữu ích. Nó giúp giảm tác hại kinh tế sau mỗi cuộc tấn công mạng tống tiền.

Sau khi có báo cáo về các cuộc tấn công, Đạo luật Yêu nước năm 2001 đã đưa ra một loạt các điều khoản cứng rắn hơn cho Đạo luật Bảo mật Ngân hàng năm 1970, mục đích là làm gián đoạn việc chi trả tài chính cho các mạng lưới khủng bố.

2210676.jpg


Tuy nhiên, vẫn còn một cách triệt để giúp giải quyết vấn đề là cấm thanh toán và giao dịch tiền điện tử rộng rãi, giống như cách mà các nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện. Nhưng với mức cổ phần tài chính tương đối lớn ở thời điểm hiện tại – lên đến 1,6 nghìn tỷ USD cho tổng giá trị tiền điện tử – thật khó để Mỹ thực hiện lệnh cấm.

Bên cạnh đó, một số giải pháp có thể được cân nhắc như làm giảm khả năng sử dụng tiền điện tử vào mục đích thương mại, hoặc ít nhất là tăng chi phí sử dụng chúng. Điều này đồng nghĩa với việc làm cho tính khả dụng hoặc chuyển tiền điện tử sau khi bị đánh cắp trở nên khó khăn hơn.

Nói một cách đơn giản, các băng nhóm hacker sẽ khó chi tiêu tiền từ chiếc vali chứa đầy 1 triệu USD mà không chịu sự chú ý của cơ quan chức năng.

Chính phủ các nước cũng có thể tăng cường trách nhiệm giám sát. Tại Mỹ, một số biện pháp đã được xem xét. Trích dẫn một phần "yêu cầu an ninh quốc gia", Bộ Tài chính nước này đã đề xuất kiểm tra bổ sung đối với việc chuyển tiền điện tử đến "ví không lưu trữ", tài khoản không liên kết với ngân hàng hoặc các bên quản lý tài chính trung gian.

Các biện pháp như vậy có thể khiến cho thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số nói chung trở nên minh bạch và phi tập trung. Song, đây lại là viễn cảnh mà nhiều người ủng hộ tiền kỹ thuật số không muốn nghĩ đến. Các quy định gia tăng cũng có thể khiến các giao dịch hợp pháp trở nên phức tạp hơn và làm giảm sự hấp dẫn vốn có của tiền điện tử.

Nhưng rủi ro lớn nhất đối với tiền điện tử là có thể những nỗ lực áp đặt quy định này không hiệu quả trong việc hạn chế hành vi nguy hiểm mà nó mang lại. Trong trường hợp xấu nhất, tình hình tội phạm chỉ trở nên tồi tệ hơn và cho thấy những chính sách đề ra phần nhiều là có hiệu quả về mặt chính trị.

Theo VN review​
 
Bên trên