10 năm trước, root máy sẽ giúp mở cánh cửa hậu đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Khoảng một thập kỉ trước, việc sử dụng một chiếc smartphone đã được root (can thiệp trực tiếp vào hệ thống) là điều rất phổ biến, thậm chí nếu sử dụng một chiếc máy đã root, bạn có thể tự hào là một “vọc sĩ”, cài đặt được ứng dụng mà chỉ người có quyền truy cập vào hệ thống có thể.
Root máy là việc từng rất phổ biến một thời - Ảnh: Internet
Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đã thay đổi và việc root thiết bị đang nhanh chóng trở thành dĩ vãng. Vào năm 2014 trang AndroidPolice đã thực hiện một khảo sát về việc root máy, và có đến 63% trong tổng số 14.353 lượt bỏ phiếu cho biết thiết bị mà họ sử dụng hàng ngày đã được root.
Đến cuối năm 2022, theo một khảo sát thực hiện bởi trang AndroidAuthority với hơn 3.300 lượt bỏ phiếu, thì tình hình đã đảo ngược khi 77,4% người dùng cho biết họ không root thiết bị hiện tại của mình.
Trong khi đó, 19,7% độc giả được khảo sát cho biết điện thoại của họ đã được root và 2,9% trả lời rằng họ không biết thiết bị của mình đã được root hay chưa.
Các nhận xét ủng hộ lựa chọn root máy chỉ ra những lợi ích, như chặn quảng cáo, phần mềm ghi âm cuộc gọi, ROM tùy chỉnh và hỗ trợ backup nâng cao, nhưng số lượng chọn “Không root” áp đảo đã cho thấy ngày nay, phần lớn người dùng không còn mặn mà với root máy nữa. Tại sao lại như vậy?
Chắc chắn rằng những lợi ích của việc root máy đã rõ ràng, nhưng điều quan trọng là liệu chúng có đáng để bạn phải thực hiện và hy sinh nhiều thứ trong quá trình root hay không.
Hơn nữa, Android cũng đã đi một chặng đường dài và người dùng hiện có thể làm được rất nhiều thứ mà không cần quyền root. Dưới đây là một số lý do khiến người dùng Android không còn hứng thú với root thiết bị.
1. Mất bảo hành
Bảo hành điện thoại là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến quá trình sản xuất và các lỗi khác trên thiết bị của bạn. Vì quyền root liên quan đến việc kiểm soát các tệp hệ thống nhạy cảm, có thể dễ dàng làm hỏng phần mềm của thiết bị nếu không được xử lý cẩn thận, các nhà sản xuất thường không khuyến khích root thiết bị của họ. Do đó, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo hành nếu phát hiện thiết bị đã bị root.
Một số nhà sản xuất như Poco, Google, One Plus cho phép người dùng unlock bootloader và root thiết bị của họ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác như Xiaomi, Realme và Huawei không hỗ trợ các phương pháp này.
Lý do này thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn có một chiếc điện thoại mới với thời gian bảo hành dài phía trước.
2. Không ổn định
Sau khi bạn root máy, thiết bị có thể khởi động lại đột ngột, ngay cả khi đang thực hiện các tác vụ đơn giản nhất. Điều này thường xảy ra khi hệ điều hành gặp lỗi do quyền root.
Các nhà sản xuất xây dựng giao diện phần mềm của họ và tất cả các ứng dụng hệ thống dành cho những thiết bị không root; việc thiết bị hoạt động thế nào sau khi unlock bootloader không phải là điều họ quan tâm.
Tần suất các thiết bị này khởi động lại và bị đứng hoặc thậm chí boot loop và hư hỏng hoàn toàn, tùy thuộc vào điện thoại, nhà sản xuất, chip, phương pháp root và ROM.
3. Nhiều ứng dụng không chạy trên máy đã root
Do những rủi ro bảo mật khác nhau liên quan đến các thiết bị đã root, nhiều ứng dụng sẽ không hoạt động với máy root. Các ứng dụng này thường bao gồm những thứ có thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như ứng dụng thanh toán và tài chính.
Với sự phát triển ngày càng mạnh của thanh toán kỹ thuật số, thật bất tiện để mang trên mình một chiếc smartphone mà không có phương thức thanh toán tiện lợi này.
4. Bảo mật
Máy đã root sẽ không nhận được bản cập nhật chính thức. Smartphone thường nhận được hai loại cập nhật chính thức; bản vá bảo mật và cập nhật phiên bản Android. Trong đó, các bản vá bảo mật cải thiện khả năng chống malware và những thứ có hại khác.
Không nhận được các bản vá bảo mật mới nhất kết hợp với việc máy đã root chính là một công thức dẫn đến thảm họa. Những thiết bị như vậy có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho những phần mềm độc hại và hacker.
5. Root là quá trình không đơn giản
Không có quy trình nhất quán để root mọi thiết bị Android; nhiều yếu tố quyết định phương pháp nào phù hợp với điện thoại của bạn nhất. Mọi thứ từ thiết bị của bạn, nhà sản xuất, phần mềm hiện tại và nhiều thứ khác, sẽ ảnh hưởng đến quá trình root.
Do đó, ngày càng không có nhiều người muốn dành thời gian tìm tòi việc root.
Tất nhiên, những lý do trên đã tồn tại từ ngày đầu của root và vẫn không cản được nhiều người muốn root thiết bị của mình. Nhưng có lẽ, lý do quan trọng nhất dẫn đến việc người dùng không còn thấy sự cần thiết trong việc root máy nằm ở chính hệ điều hành Android.
6. Android đã đủ trưởng thành để không cần root
Hệ điều hành Android không còn non trẻ như chục năm về trước. Ngày nay, gần như mọi thứ đều đã có sẵn trong hệ điều hành. Android ngày nay đã rất trưởng thành và về cơ bản, rất nhiều thứ mà người dùng tìm đến root để sử dụng trước đây đều có sẵn và hơn thế nữa.
Một ví dụ mà người dùng đưa ra là khả năng sao lưu lên đám mây đã tốt hơn rất nhiều. “Tôi không còn phải sử dụng Titanium Backup yêu cầu root khi muốn sao lưu một số ứng dụng nhất định. Vì vậy, root đối với tôi không còn là thứ cần thiết nữa”, một người dùng chia sẻ.
Ngày nay, người ta có thể làm nhiều việc mà trước đây chỉ dành cho người dùng root (thêm ROM tùy chỉnh, quay màn hình, v.v...) và nhiều ứng dụng của bên thứ ba mang đến các khả năng tiện lợi khác. Chưa kể rằng ngay cả những chiếc điện thoại tầm trung ngày nay cũng rất nhanh, vì vậy việc ép xung cũng không còn là lý do quan trọng để root Android.
Root cũng có thể khiến điện thoại mất một số chức năng, nó không còn là một giải pháp hoàn hảo và cần thiết. Root là quá trình thú vị và dĩ nhiên vẫn có những lợi ích riêng, nhưng nó không còn hữu dụng như trước nữa.
Cuối cùng, những điều này khiến người dùng tự hỏi liệu còn cần root máy hay không? Suy cho cùng, việc root máy giờ đây chỉ hữu dụng trong một số trường hợp nhất định, đối với số đông thì điều này là quá nhỏ để đánh đổi với những rủi ro cũng như hạn chế và tiêu tốn thời gian mà việc root mang lại.
Khoảng một thập kỉ trước, việc sử dụng một chiếc smartphone đã được root (can thiệp trực tiếp vào hệ thống) là điều rất phổ biến, thậm chí nếu sử dụng một chiếc máy đã root, bạn có thể tự hào là một “vọc sĩ”, cài đặt được ứng dụng mà chỉ người có quyền truy cập vào hệ thống có thể.
Root máy là việc từng rất phổ biến một thời - Ảnh: Internet
Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đã thay đổi và việc root thiết bị đang nhanh chóng trở thành dĩ vãng. Vào năm 2014 trang AndroidPolice đã thực hiện một khảo sát về việc root máy, và có đến 63% trong tổng số 14.353 lượt bỏ phiếu cho biết thiết bị mà họ sử dụng hàng ngày đã được root.
Đến cuối năm 2022, theo một khảo sát thực hiện bởi trang AndroidAuthority với hơn 3.300 lượt bỏ phiếu, thì tình hình đã đảo ngược khi 77,4% người dùng cho biết họ không root thiết bị hiện tại của mình.
Trong khi đó, 19,7% độc giả được khảo sát cho biết điện thoại của họ đã được root và 2,9% trả lời rằng họ không biết thiết bị của mình đã được root hay chưa.
Các nhận xét ủng hộ lựa chọn root máy chỉ ra những lợi ích, như chặn quảng cáo, phần mềm ghi âm cuộc gọi, ROM tùy chỉnh và hỗ trợ backup nâng cao, nhưng số lượng chọn “Không root” áp đảo đã cho thấy ngày nay, phần lớn người dùng không còn mặn mà với root máy nữa. Tại sao lại như vậy?
Chắc chắn rằng những lợi ích của việc root máy đã rõ ràng, nhưng điều quan trọng là liệu chúng có đáng để bạn phải thực hiện và hy sinh nhiều thứ trong quá trình root hay không.
Hơn nữa, Android cũng đã đi một chặng đường dài và người dùng hiện có thể làm được rất nhiều thứ mà không cần quyền root. Dưới đây là một số lý do khiến người dùng Android không còn hứng thú với root thiết bị.
1. Mất bảo hành
Bảo hành điện thoại là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến quá trình sản xuất và các lỗi khác trên thiết bị của bạn. Vì quyền root liên quan đến việc kiểm soát các tệp hệ thống nhạy cảm, có thể dễ dàng làm hỏng phần mềm của thiết bị nếu không được xử lý cẩn thận, các nhà sản xuất thường không khuyến khích root thiết bị của họ. Do đó, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo hành nếu phát hiện thiết bị đã bị root.
Một số nhà sản xuất như Poco, Google, One Plus cho phép người dùng unlock bootloader và root thiết bị của họ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khác như Xiaomi, Realme và Huawei không hỗ trợ các phương pháp này.
Lý do này thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn có một chiếc điện thoại mới với thời gian bảo hành dài phía trước.
2. Không ổn định
Sau khi bạn root máy, thiết bị có thể khởi động lại đột ngột, ngay cả khi đang thực hiện các tác vụ đơn giản nhất. Điều này thường xảy ra khi hệ điều hành gặp lỗi do quyền root.
Các nhà sản xuất xây dựng giao diện phần mềm của họ và tất cả các ứng dụng hệ thống dành cho những thiết bị không root; việc thiết bị hoạt động thế nào sau khi unlock bootloader không phải là điều họ quan tâm.
Tần suất các thiết bị này khởi động lại và bị đứng hoặc thậm chí boot loop và hư hỏng hoàn toàn, tùy thuộc vào điện thoại, nhà sản xuất, chip, phương pháp root và ROM.
3. Nhiều ứng dụng không chạy trên máy đã root
Do những rủi ro bảo mật khác nhau liên quan đến các thiết bị đã root, nhiều ứng dụng sẽ không hoạt động với máy root. Các ứng dụng này thường bao gồm những thứ có thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như ứng dụng thanh toán và tài chính.
Với sự phát triển ngày càng mạnh của thanh toán kỹ thuật số, thật bất tiện để mang trên mình một chiếc smartphone mà không có phương thức thanh toán tiện lợi này.
4. Bảo mật
Máy đã root sẽ không nhận được bản cập nhật chính thức. Smartphone thường nhận được hai loại cập nhật chính thức; bản vá bảo mật và cập nhật phiên bản Android. Trong đó, các bản vá bảo mật cải thiện khả năng chống malware và những thứ có hại khác.
Không nhận được các bản vá bảo mật mới nhất kết hợp với việc máy đã root chính là một công thức dẫn đến thảm họa. Những thiết bị như vậy có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho những phần mềm độc hại và hacker.
5. Root là quá trình không đơn giản
Không có quy trình nhất quán để root mọi thiết bị Android; nhiều yếu tố quyết định phương pháp nào phù hợp với điện thoại của bạn nhất. Mọi thứ từ thiết bị của bạn, nhà sản xuất, phần mềm hiện tại và nhiều thứ khác, sẽ ảnh hưởng đến quá trình root.
Do đó, ngày càng không có nhiều người muốn dành thời gian tìm tòi việc root.
Tất nhiên, những lý do trên đã tồn tại từ ngày đầu của root và vẫn không cản được nhiều người muốn root thiết bị của mình. Nhưng có lẽ, lý do quan trọng nhất dẫn đến việc người dùng không còn thấy sự cần thiết trong việc root máy nằm ở chính hệ điều hành Android.
6. Android đã đủ trưởng thành để không cần root
Hệ điều hành Android không còn non trẻ như chục năm về trước. Ngày nay, gần như mọi thứ đều đã có sẵn trong hệ điều hành. Android ngày nay đã rất trưởng thành và về cơ bản, rất nhiều thứ mà người dùng tìm đến root để sử dụng trước đây đều có sẵn và hơn thế nữa.
Một ví dụ mà người dùng đưa ra là khả năng sao lưu lên đám mây đã tốt hơn rất nhiều. “Tôi không còn phải sử dụng Titanium Backup yêu cầu root khi muốn sao lưu một số ứng dụng nhất định. Vì vậy, root đối với tôi không còn là thứ cần thiết nữa”, một người dùng chia sẻ.
Ngày nay, người ta có thể làm nhiều việc mà trước đây chỉ dành cho người dùng root (thêm ROM tùy chỉnh, quay màn hình, v.v...) và nhiều ứng dụng của bên thứ ba mang đến các khả năng tiện lợi khác. Chưa kể rằng ngay cả những chiếc điện thoại tầm trung ngày nay cũng rất nhanh, vì vậy việc ép xung cũng không còn là lý do quan trọng để root Android.
Root cũng có thể khiến điện thoại mất một số chức năng, nó không còn là một giải pháp hoàn hảo và cần thiết. Root là quá trình thú vị và dĩ nhiên vẫn có những lợi ích riêng, nhưng nó không còn hữu dụng như trước nữa.
Cuối cùng, những điều này khiến người dùng tự hỏi liệu còn cần root máy hay không? Suy cho cùng, việc root máy giờ đây chỉ hữu dụng trong một số trường hợp nhất định, đối với số đông thì điều này là quá nhỏ để đánh đổi với những rủi ro cũng như hạn chế và tiêu tốn thời gian mà việc root mang lại.
Theo Genk