Chính phủ Anh cho biết đã có 159 trạm gốc 5G bị phá hoại trong năm 2020, chủ yếu do tin đồn rằng chúng là nguồn phát tán Covid-19.
Trong một báo cáo thường niên đánh giá tình trạng của các mạng di động và cố định tại Anh, Cơ quan Truyền thông Anh (Ofcom) cho biết, việc các trạm gốc 5G bị phá hoại khiến các mạng viễn thông nước này thiệt hại tổng cộng 170.000 giờ hoạt động. Cơ quan này cho rằng nguyên nhân chính là các thông tin chưa được xác thực về mối liên hệ giữa 5G và Covid-19 lan truyền trên Internet.
"Trong năm nay, rất nhiều tuyên bố chưa được xác nhận liên quan đến dịch bệnh được lan truyền, thường là qua mạng xã hội, khiến các trạm gốc 5G bị đốt phá", đại diện Ofcom nói. "Trước đó, việc phá hoại này cũng diễn ra sau khi có nhiều tuyên bố sai sự thật rằng bức xạ điện từ (EMF) của các trạm gốc 5G gây nguy hiểm cho sức khỏe".
Cũng theo báo cáo, các mạng viễn thông tại Anh vẫn có khả năng phục hồi trong thời kỳ đại dịch. Bất chấp môi trường đầy thách thức, việc triển khai mạng cáp quang và mạng 5G vẫn tiến triển nhanh chóng.
Theo ước tính, đến cuối năm 2020, bốn nhà khai thác viễn thông lớn nhất ở Anh là EE, o2, Three, và Vodafone sẽ có tổng số 3.000 trạm gốc 5G, chủ yếu làm nhiệm vụ truyền tín hiệu 5G di động. Con số này gấp khoảng 10 lần so với cuối năm 2019.
"Làn sóng" đốt phá trạm phát sóng 5G tại Anh bắt đầu từ cuối tháng ba và diễn ra mạnh mẽ vào khoảng giữa tháng 4. Không ít người Anh tin rằng mạng 5G tạo ra Covid-19 và tìm cách phá hoại các tháp viễn thông.
Chỉ tính riêng trong tháng 4, đã có 77 trạm phát sóng bị đốt. Bốn nhà mạng lớn tại Anh sau đó đã cùng nhau đưa ra lời khẩn cầu người dân không đốt tháp 5G. Mặc cho chính quyền và giới khoa học giải thích việc Covid-19 bùng phát không liên quan đến 5G, các cuộc phá hoại vẫn âm ỉ diễn ra. Tin giả lan truyền mạnh trên các phương tiện truyền thông xã hội đến nỗi YouTube, Facebook phải xóa các bài đăng có liên quan đến nội dung này.
Ngoài Anh, một số vụ đốt phá trạm phát sóng 5G tương tự cũng xảy ra tại New Zealand, Hà Lan, Ireland.
Trong một báo cáo thường niên đánh giá tình trạng của các mạng di động và cố định tại Anh, Cơ quan Truyền thông Anh (Ofcom) cho biết, việc các trạm gốc 5G bị phá hoại khiến các mạng viễn thông nước này thiệt hại tổng cộng 170.000 giờ hoạt động. Cơ quan này cho rằng nguyên nhân chính là các thông tin chưa được xác thực về mối liên hệ giữa 5G và Covid-19 lan truyền trên Internet.
"Trong năm nay, rất nhiều tuyên bố chưa được xác nhận liên quan đến dịch bệnh được lan truyền, thường là qua mạng xã hội, khiến các trạm gốc 5G bị đốt phá", đại diện Ofcom nói. "Trước đó, việc phá hoại này cũng diễn ra sau khi có nhiều tuyên bố sai sự thật rằng bức xạ điện từ (EMF) của các trạm gốc 5G gây nguy hiểm cho sức khỏe".
Cũng theo báo cáo, các mạng viễn thông tại Anh vẫn có khả năng phục hồi trong thời kỳ đại dịch. Bất chấp môi trường đầy thách thức, việc triển khai mạng cáp quang và mạng 5G vẫn tiến triển nhanh chóng.
Theo ước tính, đến cuối năm 2020, bốn nhà khai thác viễn thông lớn nhất ở Anh là EE, o2, Three, và Vodafone sẽ có tổng số 3.000 trạm gốc 5G, chủ yếu làm nhiệm vụ truyền tín hiệu 5G di động. Con số này gấp khoảng 10 lần so với cuối năm 2019.
"Làn sóng" đốt phá trạm phát sóng 5G tại Anh bắt đầu từ cuối tháng ba và diễn ra mạnh mẽ vào khoảng giữa tháng 4. Không ít người Anh tin rằng mạng 5G tạo ra Covid-19 và tìm cách phá hoại các tháp viễn thông.
Chỉ tính riêng trong tháng 4, đã có 77 trạm phát sóng bị đốt. Bốn nhà mạng lớn tại Anh sau đó đã cùng nhau đưa ra lời khẩn cầu người dân không đốt tháp 5G. Mặc cho chính quyền và giới khoa học giải thích việc Covid-19 bùng phát không liên quan đến 5G, các cuộc phá hoại vẫn âm ỉ diễn ra. Tin giả lan truyền mạnh trên các phương tiện truyền thông xã hội đến nỗi YouTube, Facebook phải xóa các bài đăng có liên quan đến nội dung này.
Ngoài Anh, một số vụ đốt phá trạm phát sóng 5G tương tự cũng xảy ra tại New Zealand, Hà Lan, Ireland.
Theo Vn review