Game đám mây: Mảng cạnh tranh mới của Amazon, Google và Microsoft

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpeg

Amazon, Google và Microsoft không những cạnh tranh giành khối lượng công việc của khách hàng doanh nghiệp trên mặt trận điện toán đám mây, mà giờ đây còn ganh đua ở một góc rất khác cũng của thị trường này: Trò chơi.

Theo CNBC, Microsoft từ lâu là hãng mạnh về game. Công ty tung Xbox vào năm 2000, và tháng 10.2018 thì tuyên bố khởi động thử nghiệm trò chơi đám mây bắt đầu từ năm nay để mở rộng cách thức và nơi khách hàng có thể chơi game.

Project xCloud của Microsoft sẽ hoạt động trên nhiều thiết bị di động. Thông báo về dự án này theo sau thương vụ thâu tóm PlayFab hồi tháng 1.2018. Đây là hãng khởi nghiệp cung cấp cho các nhà phát triển trò chơi công cụ dựa trên đám mây.

Amazon thì thường giữ im lặng về tham vọng trên thị trường. Tuy nhiên, trang The Information đưa tin hôm 11.1 rằng hãng này vừa trò chuyện với nhiều nhà phát hành về việc tung trò chơi trên một dịch vụ mới, sớm nhất là từ năm 2020. Dự án dựa trên nhiều nỗ lực mà Amazon thực hiện trước đó nhằm hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi.

Trong khi đó, Google đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ chơi game trên đám mây có tên Project Stream với số lượng người dùng hạn chế. Đây là những ví dụ mới nhất về cách mà ba hãng cơ sở hạ tầng lớn của Mỹ ứng dụng công nghệ để phát triển kinh doanh theo hướng mới: Khuyến khích khách hàng đưa nhu cầu lưu trữ và điện toán lên đám mây để khách hàng làm được nhiều hơn mà không cần dựa vào phần cứng đắt đỏ.

Song ba công ty trên không có xuất phát điểm như nhau. Trong mảng game, Microsoft vốn dĩ có lợi thế “sân nhà”. Cựu CEO Steve Perlman của hãng game đám mây OnLive cho biết: “Amazon không phải là doanh nghiệp game. Google cũng không phải. Sony thì là hãng game nhưng họ không có sự hiện diện của điện toán đám mây. Vậy là bạn còn Microsoft. Microsoft có cả hai yếu tố đó”.

Perlman biết nhiều thách thức trong thị trường này. Ông sáng lập OnLive vào năm 2007, cuối cùng bán doanh nghiệp cho Sony vào năm 2015, một năm sau khi hãng Nhật Bản công bố dịch vụ PlayStation Now. Trước đó, Perlman từng bán WebTV cho Microsoft và một số thành viên của nhóm này từng tham gia phát triển game console Xbox 360.

Khi Perlman vừa bước vào mảng phát trực tuyến trò chơi cách đây hơn một thập niên, người chơi game có thể chơi bằng cách kết nối với các máy chủ từ xa, song hoạt động này chưa đến được với thị trường đại chúng. Apple và Google vẫn chưa phải là công ty thống trị thị trường cửa hàng ứng dụng, còn các nhà phát hành thì chưa tập trung nhiều vào phát triển trò chơi cho đám mây.

Tuy nhiên, công nghệ khi đó có thu hút một số người dùng. Dù vẫn đôi khi trễ trong một số tình huống game cạnh tranh cao, OnLive chạy thử nghiệm và nhận thấy rằng người dùng thường không thể phân biệt điểm khác nhau giữa trò chơi chạy từ xa và trò chơi chạy cục bộ. Ở thời điểm này, Microsoft quan tâm nhiều hơn đến việc bán game console. Hãng nói với ông Perlman rằng game đám mây không phải mục tiêu của doanh nghiệp.

Song tình hình hiện giờ rất khác. Microsoft giờ đây chủ yếu kinh doanh đám mây. Ngoài các mối quan hệ sẵn có với nhiều hãng game như Activision Blizzard, Electronic Arts và Take Two Interactive, công ty còn đầu tư sâu vào cơ sở hạ tầng đám mây.

Theo Thanh Niên​
 

suonggiomuadong

Active Member
games của microsoft thì hay nhưng hơi nặng lại dành cho xbox,, bây giờ mà đưa lên mây thì .... lợi thế sân nhà phải rồi
 
Bên trên