Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Bài trước: Đánh giá chất lượng rạp Lotte Cinema
Hợp rồi tan, thịnh rồi suy âu cũng là lẽ thường. Galaxy – Thiên Ngân từng là một thế lực lớn trong hệ thống phát hành và chiếu phim ở Việt Nam nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ vài năm sau đó, cụm rạp này đã chịu thúc thủ, vị thế đã không bằng những ông lớn đến từ Hàn Quốc.
Tham gia thị trường phim ảnh từ rất sớm
Công ty TNHH Thiên Ngân - Galaxy ra đời năm 1994, hoạt động dựa trên việc tư vấn cho các tổ chức, các doanh nghiệp đa quốc gia muốn quảng bá và đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, công ty Thiên Ngân mở rộng thêm hoạt động tổ chức sự kiện, sản xuất và phát hành phim. Những năm 2000, công ty này mở rộng phát hành ấn phẩm và kinh doanh hệ thống nhà hàng tại TP.HCM và Hà Nội. Khi chính phủ mở cửa ngành công nghiệp điện ảnh vào năm 2003, Thiên Ngân là công ty tư nhân đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này.
Có thể nói, với tầm nhìn nhanh nhạy, hậu thuẫn lớn, Thiên Ngân – Galaxy đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường rạp chiếu phim khi mọi thứ vẫn còn đang sơ khai. Những cụm rạp được đầu tư bài bản, máy chiếu phòng chiếu chất lượng cao. Năm 2005, hãng từng đầu tư kinh phí lên đến 16 tỷ đồng cho cụm rạp Galaxy Nguyễn Du, thời bấy giờ đó là một con số rất lớn so với những rạp khác. Galaxy nhanh chóng thu hồi vốn và lãi lớn chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động.
Một thời là rạp có chất lượng tốt nhất
Thời đó, nhắc đến những rạp chiếu phim chất lượng tốt là người ta nghĩ ngay đến cụm rạp Galaxy. Vị trí địa lý lại thuận lợi khi tọa lạc ngay quận 1 trung tâm đông đúc, rạp bố trí đẹp, tác phong phục vụ niềm nở, không gian hiện đại, không lạ khi Galaxy Cinema trở thành đơn vị chiếm lĩnh thị trường. Thật oanh oanh liệt liệt.
Không chỉ “hốt tiền” ở việc phát hành chiếu phim, Galaxy Studio còn tham gia sản xuất phim. Sau Gái nhảy của Lê Hoàng lập kỷ lục phòng vé thì Galaxy Studio đã kết hợp với Vũ Ngọc Đãng sản xuất bộ phim đậm chất thương mại, Những cô gái chân dài. Với mức đầu tư rất cao thời đó là 2 tỷ đồng, phim đã mang lại lợi nhuận lớn khi doanh thu đạt 16 tỷ đồng, lần đầu tiên khán giả Việt kéo đến rạp đông “chưa từng thấy” để ngắm các người mẫu chân dài trên màn ảnh.
Những năm sau này, dù thị phần phát hành và chiếu phim của Thiên Ngân có suy giảm nhưng ở mảng sản xuất phim Việt thì Thiên Ngân luôn có những thành công lớn. Như là kết hợp với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng làm liên tục 2 phim Nụ hôn thần chết và Giải cứu thần chết, sau đó là phim Mỹ Nhân Kế lập kỷ lục doanh thu phim Việt thời bấy giờ (52 tỷ đồng). Ngoài ra còn hợp tác với hãng phim Chánh Phương với Long Ruồi và Cưới ngay kẻo lỡ. Duy chỉ có Bụi đời Chợ Lớn là trở thành thất bại lớn nhất của Galaxy – Thiên Ngân khi mất trắng toàn bộ tiền đầu tư khi bị Cục Điện Ảnh cấm chiếu.
Thời oanh liệt nay còn đâu
Ngay sau khi thị trường điện ảnh Việt Nam mở cửa, đã có ngay những ông lớn xuất hiện, Megastar trở thành đối trọng lớn nhất của Galaxy – Thiên Ngân. Với mức độ đầu tư còn cao hơn Galaxy, hệ thống phòng chiếu cũng tốt hơn, nhiều cụm rạp hơn, chính sách PR mạnh tay hơn. Megastar đã nhanh chóng soán ngôi Galaxy chỉ sau vài năm gia nhập thị trường phim ảnh Việt. Và kể từ khi được CGV (trực thuộc tập đoàn CJ của Hàn Quốc) mua lại thì mọi thứ đã an bài, thời oanh liệt của Galaxy đã không còn.
Trong bài viết CGV đã "độc bá" thị trường nhập phim như thế nào? chúng ta đã biết được thị trường nhập phim nước ngoài hiện nay đã rơi vào tay CGV với việc nhập hầu hết những “bom tấn” đến từ Hollywood. Galaxy – Thiên Ngân vẫn còn giành được quyền nhập phim của một số hãng lớn khác như là Warner Bros, vẫn có một vài phim hấp dẫn trong năm để làm thương hiệu bên cạnh việc sản xuất những phim Việt Nam.
Galaxy Nguyễn Du, một trong những rạp có doanh thu tốt nhất
Nếu đánh giá về mức độ đầu tư và phát triển rạp chiếu thì Galaxy Cinema hiện nay còn đứng sau cả một ông lớn khác đến từ Hàn Quốc là Lotte Cinema. Với mức độ xây rạp mới như vũ bão trên khắp cả nước, rạp chiếu mới, chất lượng chiếu phim tốt, giá vé cạnh tranh, Lotte Cinema đang từng bước chiếm lấy thị phần của những đơn vị khác. Còn Galaxy sau 10 năm phát triển vẫn chỉ có vẻn vẹn 5 cụm rạp ở TP.HCM.
Chính sách truyền thông thích “nổ”
Nếu như Lotte Cinema là nơi chuyên phát hành phim dở thì Galaxy là một trong những nơi thích “nổ” nhất khi truyền thông. Nó không phải là nhất thời, nó dai dẳng và có truyền thống từ những ngày mới bắt đầu tham gia lĩnh vực này, khi từng tung tin đồn thất thiệt nhằm tăng giá cổ phiếu một công ty mới thành lập hoặc là tung tin phim do Galaxy phát hành đạt “kỷ lục doanh thu”.
Thời điểm cuối tháng 1 năm 2007, giới tài chính chứng khoán từng ngạc nhiên cực độ trước thông tin công ty chứng khoán Thiên Việt (TVS) được Goldman Sachs chọn làm đối tác nội địa để thực hiện các kế hoạch ở Việt Nam. Goldman Sachs là tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ và xếp hạng thứ ba thế giới trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.
Galaxy Communications (một công ty con thuộc Thiên Ngân - Galaxy Group) là một công ty thuộc loại lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR), lúc đó là đại diện truyền thông của TVS. Đơn vị này đã đưa các thông tin về mối quan hệ giữa TVS và Goldman Sachs lên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó tạo nên cơn sốt săn lùng cổ phiếu TVS, giá cổ phiếu của TVS trên thị trường OTC đã tăng tới 7 - 8, thậm chí 10 lần so với mệnh giá ban đầu
Nhưng thực tế, chẳng có việc đầu tư nào từ Goldman Sachs cả. Và người ta còn phát hiện ra một điều thú vị, bà Đinh Thị Hoa - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của TVS là Chủ tịch của Galaxy Group, ông Trần Vũ Hoài - thành viên HĐQT của TVS là Giám đốc điều hành của Galaxy Group. Điều đó có nghĩa tất cả chỉ là chiêu trò của đội truyền thông của Galaxy nhằm tạo ra cơn sốt ảo, đẩy giá chứng khoán một công ty mới lên sàn.
Đến việc đội marketing của Galaxy Cinema kế thừa và phát huy truyền thống đó khi phát hành phim Việt Nam, họ thường nói quá lên con số doanh thu của phim, rồi gửi thông tin cho báo đài để PR cho bộ phim. Ví dụ như trường hợp Chàng trai năm ấy, họ nổ chỉ sau 5 ngày doanh thu của phim đã đạt 30 tỷ đồng. Ngay lập tức, có ngay bài báo phân tích rõ ràng, rành mạch họ đã nổ bao nhiêu và mức độ khả thi của con số kia trong 5 ngày với hệ thống rạp chiếu hiện tại ở Việt Nam là không thể.
Một trong những phim đã được lật tẩy là "nổ" doanh thu
Gần đây nhất là bộ phim 49 ngày, được nổ tiếp là doanh thu đạt 15 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp, một bộ phim không mấy thu hút, không tạo nên cơn sốt, ra rạp giữa lúc có nhiều bom tấn Hollywood khác, số suất chiếu cũng không phải là cao, thì con số kia chắc chắn chênh lệch so với số thực không dưới 20%. Dẫu sao PR thì vẫn là PR, nghe thì nghe cho vui vậy thôi.
Kết
Galaxy – Thiên Ngân vẫn là một đơn vị chiếm thị phần tốt và đang kinh doanh ổn định nhờ 2 cụm rạp chính là Nguyễn Du và Nguyễn Trãi ngay Quận 1. Nhưng thực tế họ đã bị những đối thủ khác bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển hệ thống rạp chiếu phim. Cái thời oanh liệt xưa kia đã qua và có lẽ còn lâu mới quay trở lại với Galaxy.
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp Galaxy Cinema
Hợp rồi tan, thịnh rồi suy âu cũng là lẽ thường. Galaxy – Thiên Ngân từng là một thế lực lớn trong hệ thống phát hành và chiếu phim ở Việt Nam nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ vài năm sau đó, cụm rạp này đã chịu thúc thủ, vị thế đã không bằng những ông lớn đến từ Hàn Quốc.
Tham gia thị trường phim ảnh từ rất sớm
Công ty TNHH Thiên Ngân - Galaxy ra đời năm 1994, hoạt động dựa trên việc tư vấn cho các tổ chức, các doanh nghiệp đa quốc gia muốn quảng bá và đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, công ty Thiên Ngân mở rộng thêm hoạt động tổ chức sự kiện, sản xuất và phát hành phim. Những năm 2000, công ty này mở rộng phát hành ấn phẩm và kinh doanh hệ thống nhà hàng tại TP.HCM và Hà Nội. Khi chính phủ mở cửa ngành công nghiệp điện ảnh vào năm 2003, Thiên Ngân là công ty tư nhân đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này.
Có thể nói, với tầm nhìn nhanh nhạy, hậu thuẫn lớn, Thiên Ngân – Galaxy đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường rạp chiếu phim khi mọi thứ vẫn còn đang sơ khai. Những cụm rạp được đầu tư bài bản, máy chiếu phòng chiếu chất lượng cao. Năm 2005, hãng từng đầu tư kinh phí lên đến 16 tỷ đồng cho cụm rạp Galaxy Nguyễn Du, thời bấy giờ đó là một con số rất lớn so với những rạp khác. Galaxy nhanh chóng thu hồi vốn và lãi lớn chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động.
Một thời là rạp có chất lượng tốt nhất
Thời đó, nhắc đến những rạp chiếu phim chất lượng tốt là người ta nghĩ ngay đến cụm rạp Galaxy. Vị trí địa lý lại thuận lợi khi tọa lạc ngay quận 1 trung tâm đông đúc, rạp bố trí đẹp, tác phong phục vụ niềm nở, không gian hiện đại, không lạ khi Galaxy Cinema trở thành đơn vị chiếm lĩnh thị trường. Thật oanh oanh liệt liệt.
Không chỉ “hốt tiền” ở việc phát hành chiếu phim, Galaxy Studio còn tham gia sản xuất phim. Sau Gái nhảy của Lê Hoàng lập kỷ lục phòng vé thì Galaxy Studio đã kết hợp với Vũ Ngọc Đãng sản xuất bộ phim đậm chất thương mại, Những cô gái chân dài. Với mức đầu tư rất cao thời đó là 2 tỷ đồng, phim đã mang lại lợi nhuận lớn khi doanh thu đạt 16 tỷ đồng, lần đầu tiên khán giả Việt kéo đến rạp đông “chưa từng thấy” để ngắm các người mẫu chân dài trên màn ảnh.
Những năm sau này, dù thị phần phát hành và chiếu phim của Thiên Ngân có suy giảm nhưng ở mảng sản xuất phim Việt thì Thiên Ngân luôn có những thành công lớn. Như là kết hợp với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng làm liên tục 2 phim Nụ hôn thần chết và Giải cứu thần chết, sau đó là phim Mỹ Nhân Kế lập kỷ lục doanh thu phim Việt thời bấy giờ (52 tỷ đồng). Ngoài ra còn hợp tác với hãng phim Chánh Phương với Long Ruồi và Cưới ngay kẻo lỡ. Duy chỉ có Bụi đời Chợ Lớn là trở thành thất bại lớn nhất của Galaxy – Thiên Ngân khi mất trắng toàn bộ tiền đầu tư khi bị Cục Điện Ảnh cấm chiếu.
Thời oanh liệt nay còn đâu
Ngay sau khi thị trường điện ảnh Việt Nam mở cửa, đã có ngay những ông lớn xuất hiện, Megastar trở thành đối trọng lớn nhất của Galaxy – Thiên Ngân. Với mức độ đầu tư còn cao hơn Galaxy, hệ thống phòng chiếu cũng tốt hơn, nhiều cụm rạp hơn, chính sách PR mạnh tay hơn. Megastar đã nhanh chóng soán ngôi Galaxy chỉ sau vài năm gia nhập thị trường phim ảnh Việt. Và kể từ khi được CGV (trực thuộc tập đoàn CJ của Hàn Quốc) mua lại thì mọi thứ đã an bài, thời oanh liệt của Galaxy đã không còn.
Trong bài viết CGV đã "độc bá" thị trường nhập phim như thế nào? chúng ta đã biết được thị trường nhập phim nước ngoài hiện nay đã rơi vào tay CGV với việc nhập hầu hết những “bom tấn” đến từ Hollywood. Galaxy – Thiên Ngân vẫn còn giành được quyền nhập phim của một số hãng lớn khác như là Warner Bros, vẫn có một vài phim hấp dẫn trong năm để làm thương hiệu bên cạnh việc sản xuất những phim Việt Nam.
Galaxy Nguyễn Du, một trong những rạp có doanh thu tốt nhất
Nếu đánh giá về mức độ đầu tư và phát triển rạp chiếu thì Galaxy Cinema hiện nay còn đứng sau cả một ông lớn khác đến từ Hàn Quốc là Lotte Cinema. Với mức độ xây rạp mới như vũ bão trên khắp cả nước, rạp chiếu mới, chất lượng chiếu phim tốt, giá vé cạnh tranh, Lotte Cinema đang từng bước chiếm lấy thị phần của những đơn vị khác. Còn Galaxy sau 10 năm phát triển vẫn chỉ có vẻn vẹn 5 cụm rạp ở TP.HCM.
Chính sách truyền thông thích “nổ”
Nếu như Lotte Cinema là nơi chuyên phát hành phim dở thì Galaxy là một trong những nơi thích “nổ” nhất khi truyền thông. Nó không phải là nhất thời, nó dai dẳng và có truyền thống từ những ngày mới bắt đầu tham gia lĩnh vực này, khi từng tung tin đồn thất thiệt nhằm tăng giá cổ phiếu một công ty mới thành lập hoặc là tung tin phim do Galaxy phát hành đạt “kỷ lục doanh thu”.
Thời điểm cuối tháng 1 năm 2007, giới tài chính chứng khoán từng ngạc nhiên cực độ trước thông tin công ty chứng khoán Thiên Việt (TVS) được Goldman Sachs chọn làm đối tác nội địa để thực hiện các kế hoạch ở Việt Nam. Goldman Sachs là tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ và xếp hạng thứ ba thế giới trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.
Galaxy Communications (một công ty con thuộc Thiên Ngân - Galaxy Group) là một công ty thuộc loại lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR), lúc đó là đại diện truyền thông của TVS. Đơn vị này đã đưa các thông tin về mối quan hệ giữa TVS và Goldman Sachs lên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó tạo nên cơn sốt săn lùng cổ phiếu TVS, giá cổ phiếu của TVS trên thị trường OTC đã tăng tới 7 - 8, thậm chí 10 lần so với mệnh giá ban đầu
Nhưng thực tế, chẳng có việc đầu tư nào từ Goldman Sachs cả. Và người ta còn phát hiện ra một điều thú vị, bà Đinh Thị Hoa - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của TVS là Chủ tịch của Galaxy Group, ông Trần Vũ Hoài - thành viên HĐQT của TVS là Giám đốc điều hành của Galaxy Group. Điều đó có nghĩa tất cả chỉ là chiêu trò của đội truyền thông của Galaxy nhằm tạo ra cơn sốt ảo, đẩy giá chứng khoán một công ty mới lên sàn.
Đến việc đội marketing của Galaxy Cinema kế thừa và phát huy truyền thống đó khi phát hành phim Việt Nam, họ thường nói quá lên con số doanh thu của phim, rồi gửi thông tin cho báo đài để PR cho bộ phim. Ví dụ như trường hợp Chàng trai năm ấy, họ nổ chỉ sau 5 ngày doanh thu của phim đã đạt 30 tỷ đồng. Ngay lập tức, có ngay bài báo phân tích rõ ràng, rành mạch họ đã nổ bao nhiêu và mức độ khả thi của con số kia trong 5 ngày với hệ thống rạp chiếu hiện tại ở Việt Nam là không thể.
Một trong những phim đã được lật tẩy là "nổ" doanh thu
Gần đây nhất là bộ phim 49 ngày, được nổ tiếp là doanh thu đạt 15 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp, một bộ phim không mấy thu hút, không tạo nên cơn sốt, ra rạp giữa lúc có nhiều bom tấn Hollywood khác, số suất chiếu cũng không phải là cao, thì con số kia chắc chắn chênh lệch so với số thực không dưới 20%. Dẫu sao PR thì vẫn là PR, nghe thì nghe cho vui vậy thôi.
Kết
Galaxy – Thiên Ngân vẫn là một đơn vị chiếm thị phần tốt và đang kinh doanh ổn định nhờ 2 cụm rạp chính là Nguyễn Du và Nguyễn Trãi ngay Quận 1. Nhưng thực tế họ đã bị những đối thủ khác bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển hệ thống rạp chiếu phim. Cái thời oanh liệt xưa kia đã qua và có lẽ còn lâu mới quay trở lại với Galaxy.
Bùi An phân tích tổng hợp
[email protected]
[email protected]
Bài tiếp theo: Đánh giá chất lượng rạp Galaxy Cinema
Chỉnh sửa lần cuối: