Ga la Giai điệu tự hào.

Mồng 3 tết đài truyền hình VN phát chương trình Ga la Giai điệu tự hào, một chương trình rất hay và đầy cảm xúc.Mặc dù những chương trình trước e cũng theo dõi, thấy rất hay, nhưng với chương trình hôm nay thì thấy nó rất đặc biệt, có thể nó diễn ra đúng dịp năm mới khi mà mọi người đều dành cho nhau những tình cảm, lời chúc tốt đẹp nhất.
Em lập thớt này trước hết xin chúc các bác thành viên HDVN cùng gia đình 1 năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng.
Thứ 2 là cũng mong các bác nếu ai có những bài hát(file) trong chương trình trên thì chia sẻ cho ae.
“Nhớ phố thâm niên rợp bóng cây, những đêm hoa sữa thơm nồng, và nhớ những công viên vừa mới xây bước chân em chưa mòn lối” giọng ca trẻ Văn Mai Hương thể hiện quá hay ca khúc Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Tiếng leng keng tàu điện của Hà Nội xưa mang gợi lại cho ta nhớ về một miền ký ức xa xăm, nhớ về một thời khó khăn, một thời bao cấp với những lo toan vất vả của mẹ cha.
Chắc bác nào sinh ra và lớn lên tại Hà Nội những năm thập niên 60-70 của thế kỷ trước thì thế nào cũng có đôi lần nhảy tàu điện đi chơi( bác nào không được có những trải nghiệm trên thì cố cảm nhận qua mấy từ ngữ ngô nghê của e nhé :D).
Nhà e may mắn ở con phố có tàu điện chạy qua, những trưa hè oi ả e thường với lũ bạn cùng trang lứa nhảy tàu đi chơi, khi thì lên công viên Thống nhất vẽ vời, khi thì lên Đồng Xuân, Nhật Tân mua cá chọi, khi thì qua ngã năm Bà Triệu trèo hái bàng, vì ở đây ngày xưa trồng rất nhiều bàng các bác ạ, chắc giờ có lẽ cũng chẳng còn bao nhiêu.
Giờ nghĩ lại sao thấy ngày đó mình dại dột thế, bởi có rất nhiều bác vì nhảy tàu mà bỏ mạng hoặc chí ít thì cũng gửi lại cái chân, hoặc mang thương tật vì trèo bàng.
Ngoài bài trên thì Vết chân tròn trên cát do giọng ca liêu trai, ma mị TD thể hiện cũng rất hay.
Mời các bác có cùng suy nghĩ cảm nhận như e bình luận cho vui.
Với e hôm nay đã mua được 1 vé TRỞ VỀ TUỔI THƠ.
 

zeroFILL

Active Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em cũng rất thích chương trình Gala Giai Điệu Tự Hào, đặc biệt xúc động khi thấy lại được hình ảnh chiếc tàu điện và cái cột điện sắt đan chéo nhau, những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ mà sẽ chẳng thể nào quên được :D
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em chẳng thích cái chương trình này. Mấy lần đầu cũng chịu khó xem, nhưng càng về sau càng thấy khó nhận dù bà xã rất thích!
Ngay cái chương trình hôm qua, cảnh đóng lại chắp - ghép, nhất là trang phục lẫn lộn cả đồ thời chống Mỹ với đồ thời Pháp thuộc. Cảnh cô phục vụ múc nưới sôi cho khách bằng cái ca men. Các bác cứ thử dùng cái ca ấy múc nước đang sôi dùng sục từ cái nồi nhôm to xem có đuợc hay không...!
Còn hát thì biến tấu quá nhiều. Em có gần đủ bộ sưu tập các bài hát thời chống Mỹ. Ai nghe quen cách người ta hát thời đó thì rất khó để chấp nhận cách hát như trong cái chương trình này. Dù kỹ thuật thu âm ngày xưa rất kém + lưu trữ cũng không tốt rồi số hoá để có thể ra các bản nhạc chỉ MP3, nhưng ca sỹ thời đó họ hát đúng bằng giọng và biểu lộ tình cảm của họ, nhạc đệm rất trau chuốt, không sử dụng để lấp chỗ yếu của ca sỹ!
Những người yêu nhạc CM cũ, chỉ nghe nhạc đệm họ phân biệt được ngay bản thu là trước hay sau năm 1975!
Nhac%20CM_zps1juc8cd3.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mr Audio

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Còn hát thì biến tấu quá nhiều. Em có gần đủ bộ sưu tập các bài hát thời chống Mỹ. Ai nghe quen cách người ta hát thời đó thì rất khó để chấp nhận cách hát như trong cái chương trình này. Dù kỹ thuật thu âm ngày xưa rất kém + lưu trữ cũng không tốt rồi số hoá để có thể ra các bản nhạc chỉ MP3, nhưng ca sỹ thời đó họ hát đúng bằng giọng và biểu lộ tình cảm của họ, nhạc đệm rất trau chuốt, không sử dụng để lấp chỗ yếu của ca sỹ!
Những người yêu nhạc CM cũ, chỉ nghe nhạc đệm họ phân biệt được ngay bản thu là trước hay sau năm 1975!

Cùng bài hát CM cảm nhận của thế hệ 8x khác thế hệ 5x,do cảm nhận khác nhau lên họ cũng thể hiện khác nhau.Em thấy thật không công bằng khi cho rằng lớp ca sĩ hiện nay hát không hay bằng cha anh họ,cho dù họ được đào tạo bài bản hơn rất nhiều.
Có hay chăng là tư duy của bác đã thích các bài hát CM do các ca sĩ thời xưa hát rồi.Lấy đó là cái khung,cái thước đo lên không cảm nhận được cái hay các ca sĩ bây giờ.Có ai hát mà không biểu lộ tình cảm,vấn đề là nó có chạm vào tim của từng người nghe không thôi:)
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Cùng bài hát CM cảm nhận của thế hệ 8x khác thế hệ 5x,do cảm nhận khác nhau lên họ cũng thể hiện khác nhau.Em thấy thật không công bằng khi cho rằng lớp ca sĩ hiện nay hát không hay bằng cha anh họ,cho dù họ được đào tạo bài bản hơn rất nhiều.
Có hay chăng là tư duy của bác đã thích các bài hát CM do các ca sĩ thời xưa hát rồi.Lấy đó là cái khung,cái thước đo lên không cảm nhận được cái hay các ca sĩ bây giờ.Có ai hát mà không biểu lộ tình cảm,vấn đề là nó có chạm vào tim của từng người nghe không thôi:)

Nghe hát -> ca sỹ và giọng hát,... nếu đã biết nghe thì người ta có thể nhận thấy thực sự ca sỹ "có giọng" hay không. Còn thích mà chỉ là cách hát, cách thể hiện lại là chuyện khác nữa!
Các ca sỹ thật thụ họ phải giữ giọng - mất giọng là bỏ nghề. Còn chạy xô (dù 10 lần thì 9 được hát nhép) là cách phá giọng nhanh nhất. Chưa kể nhiều "ca sỹ" là do các ông bầu xô dựng lên!

Có 1 quan niệm rất sai là ca sỹ thời chống Mỹ là các ca sỹ nổi lên từ "ca nhạc quần chúng", chẳng được đào tạo... (chắc là nghe Tùng Dương khoe được đào tạo bài bản hơn các thầy dậy )!
Cứ nhìn cái danh sách ở trên sẽ thấy đại đa số đều được đào tạo ở các nhạc viện nước ngoài. Cứ nghe ngay các bản đồng ca cũ cũng thấy cách họ nhả chữ (không cần bàn về hát đơn hay nhạc tính được thể hiện) rất trau chuốt!
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em đồng ý với quan điểm ca sỹ cũ hát nhạc cũ hay hơn, không phủ nhận Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tùng Dương,... Hát hay nhưng em chỉ nghe được một số bài. Bài cách mạng thì lời ca mộc mạc và biểu cảm trong sáng thì Thanh Lam cứ ú ớ, Hồng Nhung chau chuốt nhả câu nhả chữ không khác gì cái máy đọc nhạc, Tùng Dương hát thì phá cách nghe không lọt lỗ tai (chiếc khăn piêu - hát pha phách cả tiếng Thái rồi nhảy cồ cồ như con gà trên sân khấu).
Nếu có thời gian các bác thử tìm hiểu mà xem, tính nhạc trong ca khúc cách mạng rất cao (vì cơ bản nhạc sỹ đều nhiệt huyết và có trình độ) còn lời ca thì khá bình dị (có thể nói là bình dân) vì nó đảm bảo tính đại chúng. Giai cấp chủ đạo của cách mạng là công nhân mà (giai cấp tiền phong của Đ). Một ví dụ nhỏ của sự biến đổi trong ngôn ngữ biểu cảm của nhạc sỹ: ví dụ như cụ Văn Cao chẳng hạn, cụ đang Chương Chi, Suối mơ, Buồn tàn thu, ... Giọng ca lả lướt bay bướm dành cho giai cấp tư sản. Nhưng khi cụ đi theo cách mạng thì ngôn ngữ sáng tác lại thay đổi để phục vụ cách mạng như Tiến Quân ca, ngợi ca Chủ tịch HCM,.... Rồi như cụ Nguyễn Văn Tí nữa, đang "đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ" theo cách mạng thì chuyển sang "tôi đứng trông sang nhà người giỏi chăn nuôi, khói bếp thơm hương nồi cám lợn".... Còn nhiều nữa lúc nào em xin hầu các bác nữa ạ
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Để thêm tư liệu các bac chịu khó đọc dài một chút một nhận xét của bác Vũ Hùng Anh (tra Gú Gờ):
"3) Không cần học hành cẩn thận vẫn nổi tiếng:
Có một lần sau khi dự ghi hình GĐTH về, tôi có kể lại chuyện nhạc sĩ Quốc Trung với một người bạn vong niên trong ngành nhạc. Khi nghe tôi nói: “Nghe đâu tay nhạc sĩ này thuở đi học đầu bò đầu bướu lắm, còn bỏ học giữa chừng nữa thì phải?”, người bạn vong niên nhướng mày lên: “Sao thế, giờ mới biết à? Người ta còn tự hào là không cần học nhạc viện làm gì cho lắm mà vẫn nổi tiếng đấy. Ai làm gì được nào?”. Thì ra câu chuyện kể nghe lõm bõm bên lề lại hóa đúng. Quốc Trung thuở đi học rất ngỗ ngược, là trung tâm của nhiều trò nghịch ngợm và được liệt vào hàng học sinh cá biệt. Trung chưa tốt nghiệp nhạc viện vì học giữa chừng thì bỏ ra hành nghề ngay. Vì là con một nên Quốc Trung được nuông chiều từ bé cho đến lớn. Lâu dần thành quen và hình thành nên tính cách. Chỉ hơi thành công một tý đã được tiền hô hậu ủng. Lại thêm ông bố bằng nhiều cách đã leo lên hàng ngũ quan chức, kinh tế khá giả, có điều kiện hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa, Quốc Trung lại càng vênh váo tợn. Cho đến gần đây, sự o bế của ông bố dành cho ông con vẫn cứ tiếp tục. Ông Trung Kiên đã từng khuyên Quốc Trung không nên xuất hiện trong vai trò giám khảo các cuộc thi âm nhạc. Vậy mà không cần phải tuân lời cha, Quốc Trung vẫn cứ làm đạo diễn của GĐTH – một kiểu thi bài hát của VTV1 đấy thôi. Tức khí vì bị ông con lỡm quá đáng trong vài số đầu, Trung Kiên đã mất hút trong nhiều số sau đó nhưng cuối cùng cũng vẫn phải xuất tướng cứu vãn uy tín cho ông con đang xuống dốc không phanh bằng sự xuất hiện của 3 thế hệ nhà ông trong bài hát Tự nguyện (Trương Quốc Khánh). Nhưng tôi cho rằng quá thể nhất là việc Quốc Trung lôi cả ban nhạc ngoại quốc vào trình diễn trong lễ kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô hôm 10/10 vừa qua tại Hoàng thành Thăng Long mà chắc chắn không thể thiếu vai trò dẫn dắt mở đường của cựu Thứ trưởng Trung Kiên qua việc tác động đến các đồng nghiệp xưa ở Bộ. Tối biểu diễn hôm ấy chắc chắn Quốc Trung cho rằng anh đã lỡm được khối người khi tivi quay anh suốt cả tối đang chiếm lĩnh Hoàng thành Thăng Long, nơi linh thiêng bậc nhất của đất nước. Nhưng tiếc thay, màn trình diễn của anh và đồng đội quá chán, chẳng để lại ấn tượng tích cực nào nếu không muốn nói là quá nhợt nhạt và tệ hại vì âm thanh chả ra làm sao, trong khi ánh sáng thì cứ như ma trơi. Còn hát dân ca quan họ Bắc Ninh thì lại do mấy người nước ngoài đảm nhiệm, cũng giống như người Việt ta hát opera bằng tiếng Ả rập vậy. Nhưng đáng trách hơn vẫn là Hội đồng nghệ thuật của Bộ để đâu mà chả thẩm định gì cả? Hay là các vị bị lú lẫn hết cả rồi? Nhìn Thứ trưởng Vương Duy Biên cứ thộn ra trên sân khấu như hình nộn vậy thật là rất chán. Không biết vì sao quan chức này bị mất hồn thế không biết. Thật chả ra làm sao cả. Chán lắm. Quá chán, mọi người ạ.

Theo sát GĐTH suốt cả năm qua, ta thấy rất nhiều lần Quốc Trung lên tiếng với câu hỏi: "Tại sao các bậc lớn tuổi lại không thể công nhận ca sĩ trẻ hát bài hát truyền thống xưa? Hay là họ chỉ quen nghe những ca sĩ cùng thời với họ từ xưa thôi?". À, thì ra là vậy. Câu hỏi này quá dễ trả lời và nó cũng cho thấy tầm mức hiểu biết của QT là thế nào. Chả nhẽ chỉ quen nghe những thứ quen tai mà lại nhận biết được những gì là nghệ thuật đỉnh cao và dị ứng với những gì giả nghệ thuật? Phải có cả một quá trình nhận thức từ thấp đến cao trên cái nền thẩm mỹ lành mạnh và vững chắc thì mới có được điều đó chứ? Qua đây người ta thấy rõ rằng QT chưa hiểu đến ngọn ngành về âm nhạc nói chung và ca khúc cách mạng nói riêng. Chỉ những người lơ mơ mới đặt ra câu hỏi lơ mơ và ngớ ngẩn như vậy. Không trách anh chưa thể thuyết phục được người nghe và hướng đi của anh khá phản thẩm mỹ."
 

Mr Audio

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Nghe hát -> ca sỹ và giọng hát,... nếu đã biết nghe thì người ta có thể nhận thấy thực sự ca sỹ "có giọng" hay không. Còn thích mà chỉ là cách hát, cách thể hiện lại là chuyện khác nữa!
Các ca sỹ thật thụ họ phải giữ giọng - mất giọng là bỏ nghề. Còn chạy xô (dù 10 lần thì 9 được hát nhép) là cách phá giọng nhanh nhất. Chưa kể nhiều "ca sỹ" là do các ông bầu xô dựng lên!

Có 1 quan niệm rất sai là ca sỹ thời chống Mỹ là các ca sỹ nổi lên từ "ca nhạc quần chúng", chẳng được đào tạo... (chắc là nghe Tùng Dương khoe được đào tạo bài bản hơn các thầy dậy )!
Cứ nhìn cái danh sách ở trên sẽ thấy đại đa số đều được đào tạo ở các nhạc viện nước ngoài. Cứ nghe ngay các bản đồng ca cũ cũng thấy cách họ nhả chữ (không cần bàn về hát đơn hay nhạc tính được thể hiện) rất trau chuốt!

Nếu so sánh kiểu của bác thì sẽ có một các list dài lắm và đúng sai là rất tù mù.
Em cho rằng ngày xưa không phải cái gì cũng hay,mà cũng có cái dở.Ngược lại, không phải bây giờ cái gì cũng dở.
Vấn đề là người nghe có "cảm nhận" được không? Nếu không cảm nhận và có trái tim đồng điệu thì sẽ không thích.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Đây là một nhận xét về bài hát được đầu tư công phu nhất trong GĐTH:

"Là một trường ca với nhiều sắc thái phức tạp, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi ở đây cần sự tinh tế, trong đó vừa phải hào hùng, kiêu hãnh, lại vừa phải đài các một chút. Nhưng trên hết phải có sự sang trọng mới ra cái chất của Người Hà Nội. Trong version mới nhất, tất cả những cái đó đều không có. Thậm chí phần phối cũng vậy: nhàn nhạt và xa lạ. Xét cho nghiêm khắc thì rõ ràng Người Hà Nội version GĐTH là một thất bại thảm hại. Một sự bí bách không lối thoát. Nó cho thấy những người thực hiện GĐTH đã hết bài, cạn vốn".

Còn đây là một nhận xét khác về bài hát hình như được đầu tư nhiều tiền nhất (mời ca sỹ tận hải ngoại về):

"Trần Thu Hà và Quốc Trung đã phá hỏng cái đẹp của bài hát “Bài ca hi Vọng” bằng việc thể hiện nó ở mức dưới mức trung bình mà bài hát yêu cầu cần phải thể hiện. Thu Hà giết chết bài hát ở cách vào bài ở tông thấp và giọng trơn tuồn tột, không đủ lực để thực hiện những cú luyến láy mạch lạc, gãy gọn (cho dù là chẳng còn phù hợp nữa một khi đã vào tông thấp). Một người ca sỹ “chuyên nghiệp” thì phải chuyên nghiệp cả trong lựa chọn có quyết định tham gia thể hiện bài hát, nó có hợp với mình không, mình đủ sức thể hiện nó không. Còn Quốc Trung kết liễu bài hát bằng dàn nhạc dây với những nét nhạc trầm buồn ủ dột. Thậm chí nhiều đoạn em còn thấy sự hòa âm còn có hơi hướng “nghịch âm” (tiếng Anh nó gọi là dissonant), chẳng ăn nhập gì với các giai điệu của bài hát".

Tất cả mấy cái nhận xét này hôm nay em mới đọc. Vì như đã viết ở trên, không thích nên chẳng quan tâm, không theo dõi. Thấy mấy người nhận xét đó có vẻ có chuyên môn, không như tụi em nghe theo cảm tính, thấy hay là thích, không hay thì chẳng nghe, nhưng nếu bị hỏi tại sao lại thấy hay thì chẳng biết cụ thể tại sao cả!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Công nhận Trần Thu Hà hát Bài ca hy vọng nghe như khoán, ko có tý chút cảm xúc nào, chán nhất trong các ca sỹ từng thể hiện. Sự thật là nghe xong lần đó em bỏ luôn ko xem chương trình Giai điệu tự hào nào nữa.
 

ttlinhha

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em đồng ý với quan điểm ca sỹ cũ hát nhạc cũ hay hơn, không phủ nhận Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tùng Dương,... Hát hay nhưng em chỉ nghe được một số bài. Bài cách mạng thì lời ca mộc mạc và biểu cảm trong sáng thì Thanh Lam cứ ú ớ, Hồng Nhung chau chuốt nhả câu nhả chữ không khác gì cái máy đọc nhạc, Tùng Dương hát thì phá cách nghe không lọt lỗ tai (chiếc khăn piêu - hát pha phách cả tiếng Thái rồi nhảy cồ cồ như con gà trên sân khấu).
Nếu có thời gian các bác thử tìm hiểu mà xem, tính nhạc trong ca khúc cách mạng rất cao (vì cơ bản nhạc sỹ đều nhiệt huyết và có trình độ) còn lời ca thì khá bình dị (có thể nói là bình dân) vì nó đảm bảo tính đại chúng. Giai cấp chủ đạo của cách mạng là công nhân mà (giai cấp tiền phong của Đ).

Có lẽ em thuộc thế hệ 8x nên thích nghe cái phần màu đỏ như bác nói :) vì theo thời gian đến bây giờ phần màu xanh ko còn đúng như xưa nữa nên em nghĩ nhạc cũng thay đổi theo cho hợp thời
 

Minhsur

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em thấy vấn đề cảm thụ âm nhạc tùy thuộc gu mỗi người. Ví dụ cùng là nhạc vàng của Chế Linh, nhiều người thích những bài thời năm 75 (thời đó em cũng được nghe) nhưng em thì thích Chế Linh trong bộ sưu tập "Hát về người tình phụ".

Nhạc cách mạng cũng thế thôi, nhiều bác nghe ca sĩ thời cũ hát thì hừng hực khí thế, còn ca sĩ mới hát thì chê ỏng chê eo. Trước thì chỉ hát không thôi, giờ có múa phụ họa vì giờ ngoài nghe thì còn xem nữa.

Cá nhân em không chấp nhận được cảnh mẹ con CS Thanh Hoa hát bài "Anh ở đầu sông em cuối sông" kiểu tôm đội sh. lên đầu. Và em cũng thấy nhiều bài hát do ca sĩ trẻ thể hiện thì cũng không lột tả được hết cảm xúc âm nhạc của bối cảnh bài hát ra đời. Nhưng không nên cứ mãi ca ngợi kiểu định kiến "ca sĩ cũ hát bài hát CM hay hơn ca sĩ mới"; không thể sống bằng cách gặm nhấm quá khứ hay ăn mày dĩ vãng mãi được.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Nhạc cách mạng cũng thế thôi, nhiều bác nghe ca sĩ thời cũ hát thì hừng hực khí thế, ...

Bác cũng bị nhầm lẫn với cái câu này!
Không phải các bài hát thời cũ đều "hừng hực khí thế", có khi để thể hiện khí thế thì các ca sỹ mới bây giờ còn gào và hét to hơn rất nhiều!

Vấn đề kể cả giọng, cách nhả chữ, hát đúng tiếng,... rồi mới đến nhạc điệu rồi thể hiện tình cảm. Rất nhiều ca sỹ ngày xưa được chọn và đào tạo không chỉ không kém mà còn có thể hơn rất nhiều tại các nhạc viện nước ngoài. Họ không chỉ có giọng, mà cả kỹ thuật khi hát nhiều khi gần như dạng acapello, tách hẳn khỏi nhạc đệm (đó là điều mà người ta nhận biết giữa nhạc thú truớc và sau năm 1975)...!
 

Minhsur

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

có khi để thể hiện khí thế thì các ca sỹ mới bây giờ còn gào và hét to hơn rất nhiều!

Ồ... gào và hét để thể hiện khí thế chỉ có ở đám choai choai đánh nhau ngoài đường thôi.
Còn nghe hát thấy hừng hừng khí thế lại là "vấn đề" khác.

Nhân dịp kỷ niệm 36 năm chiến tranh biên giới, mời các bác nghe mấy bài hát này:
[video=youtube;xV_gvKGxgOE]https://www.youtube.com/watch?v=xV_gvKGxgOE#t=12[/video]
[video=youtube;WRBl2zGH8E0]https://www.youtube.com/watch?v=WRBl2zGH8E0#t=63[/video]
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Những ví dụ của bác, tức là dựng một tốp ca nam để hát những bài hát hành khúc là dễ nhất. Đó đúng thực là ca nhạc quần chúng, ai ai cũng bắt đầu và hát được khi có 1 người hiểu sơ sơ về âm nhạc chỉ đạo!
Việc đó khác hẳn khi người ta xây dựng 1 dàn hợp xướng!

Nhưng khi họ hát gần như solo, hầu như không có nhạc đệm, không một chút hiệu ứng điện tử thì tất cả phải là chất giọng riêng + kỹ thuật thanh nhạc và khả năng biểu hiện tình cảm cho bài hát (Những nhóm nhạc nổi tiếng thế giới, ví dụ như Boney M khi hỏi về hát không hiệu ứng điện tử họ đều lắc đầu - dù nếu không ở trong nhóm thì từng thành viên đều là các giọng ca solo các dàn hợp xướng).
Thời đó có những dàn tốp ca nữ (TCCT hay ĐTNVN) mà mỗi thành viên đều là các ca sỹ solo rất điêu luyện. Nhưng những bài hát họ (tốp ca) thể hiện lại còn phải thêm công đóng góp của người đạo diễn (không chỉ chuyên môn mà còn làm việc rất nghiêm túc). Nếu có thời gian, bác cứ nghe thật kỹ một vài bài sẽ thấy!
Chỉ tiếc là các bản thu ngày xưa được lưu trữ rất tồi!
 

Mr Audio

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

:)) Ca khúc cũng có thể ví như món ăn,ca sĩ ví như người đầu bếp.Chẳng có món ăn và công thức chế biến nào phù hợp với tất cả mọi người.Bởi vậy nhiều người thích ca sĩ thời xưa hát nhạc xưa cũng là điều đương nhiên.:))
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Có nhiều người có những suy luận sai lầm là những người nghe nhạc CM cũ, thường qua Đài Tiếng nói VN với những cái radiocassettes thì không thể có cảm nhận về âm nhạc được.
Ở đây các bác hãy đọc thử cảm nhận của họ với bài Người Hà Nội nghe được trong chương trình GĐTH:

"Trước tiên phải nói thẳng rằng khi xét riêng từng người thì cả 4 giọng ca Quang Lý, Thanh Lam, Trần Thu Hà và Tùng Dương không ai có đủ tư chất về giọng hát để hát Người Hà Nội cho ra cái chất của người Hà Nội cả. Tại sao lại thế? Xét từ bậc cao niên xuống thì nó là thế này:

- Quang Lý có giọng hát mềm mại trữ tình, đôi khi rất đằm thắm. Bản thu Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu & Xuân Quỳnh) của anh tại cuộc thi hát năm nào cho đến hiện tại vẫn là đỉnh cao khó vượt qua. Nhưng đáng tiếc là dường như đỉnh cao ấy là duy nhất thì phải vì sau đó anh không cho ra thêm đỉnh cao nào nữa? Điều này có nguyên nhân của nó. Quang Lý cho đến nay vẫn chỉ được coi là ca sĩ tự học mà chưa qua trường lớp chính quy nào. Kỹ thuật thanh nhạc của anh cũng không có gì cao siêu. Mặc dù trải qua nhiều đoàn nghệ thuật suốt từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Đoàn ca nhạc Đài TNVN, Đoàn ca múa Hải Phòng, Đoàn Văn công Giải phóng, và bến dừng chân cuối cùng là Đoàn ca nhạc Bông Sen, Quang Lý vẫn chỉ có một phong cách hát duy nhất, một màu sắc biểu diễn duy nhất là trữ tình mà thôi và điều đó cho thấy một sự đơn điệu. Cộng thêm với sự hạn chế về kỹ thuật thanh nhạc không cho phép anh thiên biến vạn hóa giọng hát để hát sang thể loại khác và phong cách khác. Chính vì thế mà sau một đỉnh cao với một phong cách duy nhất ấy thì thật khó có thêm đỉnh cao nữa. Mặt khác, năm nay anh đã ở tuổi 64, qua thời sung sức của giọng hát từ lâu nên mặc dù rất yêu mến giọng hát của anh cùng với cách sống mẫu mực không tỳ vết scandal nào, tôi vẫn phải nói rằng: Quang Lý ở tuổi 64 không thể thích hợp cho cách thể hiện sáng tạo Người Hà Nội sau quá nhiều người thể hiện đi trước.

- Với Thanh Lam: ở tuổi 45 Thanh Lam vẫn đẹp đáng ngạc nhiên và tôi tin Lam còn duy trì vẻ mặn mà của mình lâu nữa. Thế nhưng dường như cùng với vẻ mặn mà ấy, Lam cũng duy trì đến cùng phong cách hát uốn éo với những luyến láy vô tổ chức của mình. Hơn nữa, giọng của Lam ở âm khu thấp hiện đã khá tối, không sáng. Ở âm khu cao thì có sáng hơn nhưng chưa bao giờ được liệt vào những giọng hát sang trọng cả. Giọng của Lam có thể đặc biệt nên nó sẽ thích hợp với một số ít bài hát đặc biệt, kiểu như Hoa tím ngoài sân, Chia tay hoàng hôn.... hoặc cùng lắm là Ninh Bình quê mẹ... mà thôi. Còn với Người Hà Nội, một bài hát yêu cầu nhiều tố chất đối với ca sĩ thể hiện thì Lam không thể đáp ứng. Nếu Lam cứ hát thì đó cũng chỉ là một sự thử nghiệm chứ không thể nào là thành tựu được. Ngay như sau khi hát mấy bài của Trịnh Công Sơn với phong cách vặn vẹo thường thấy Lam còn bị chê bai hết lời kia mà. Mà quả thật trong phiên bản mới nhất trên GĐTH, hễ chỗ nào Lam cất tiếng là chỗ ấy tối sầm lại. Nhưng không sao, Lam cứ hát nếu muốn và như Lam vẫn cứ làm mỗi khi thích vì thật ra có thế mới là nghệ sĩ: luôn luôn và luôn luôn đề cao cái tôi lên hết thấy. Nhưng người nghe có chấp nhận Lam không thì lại là chuyện khác. Thậm chí là khác nhau rất xa đấy.

Trên thực tế bài hát, cứ mỗi khi hợp xướng là cả Quang Lý lẫn Thanh Lam đều biến mất trước hai giọng Tùng Dương và Hà Trần có kỹ thuật tốt hơn.

- Với Trần Thu Hà: Vậy là ngoài Bài ca hy vọng trong số phát sóng tháng trước, đận bay từ Mỹ về này Hà còn hát đồng ca Người Hà Nội nữa. Nói là hai tháng thì xa cách quá chứ chúng ta cần phải hiểu thế này: cả hai bài Hà hát đều sẽ được ghi âm liên tiếp trong một buổi ghi và trong cùng phòng thu. Trên thực tế cách làm việc ở GĐTH chính là như thế. Ghi âm xong rồi mới ghi hình và cái mà chúng ta nhìn thấy trên ti-vi chính là buổi ghi hình trong đó ca sĩ hát nhép theo tiếng hát đã được ghi âm trước đó. Không có bài hát nào được thu (tức là cả ghi âm và ghi hình cùng một lúc) trực tiếp ngay tại sân khấu cả. Tôi phải nói cho rõ như thế để chúng ta hiểu một điều hiển nhiên: Trần Thu Hà hát 2 bài Bài ca hy vọng (Văn Ký) đã phát sóng cuối tháng 9 và Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) phát sóng cuối tháng 10 với cùng một phong cách, đó là phong cách hời hợt và nhạt nhẽo vô hồn của một người sống lâu năm trong thế giới phương Tây. Thậm chí, ở bài Người Hà Nội tứ ca kia, Hà còn nuốt âm lẫn nối âm và luyến thật nhanh khá nhiều chỗ (mà theo quan điểm chính thống là hát sai nhạc!) gây cho người nghe cảm giác hát cho xong nghĩa vụ, cho nhẹ gánh đi chứ chả vui thú gì cả! Giọng hát của Hà trong cả 2 bài chả còn gì để mà nói nhiều hơn nữa. Thế thì còn gì để nói thêm về Người Hà Nội version GĐTH nữa đây? Lâu nay báo chí cứ phong cho Hà danh xưng "diva", một sự bay bổng vượt xa cả hiện thực và khá khập khiễng so với những diva thật sự của thế giới, nhưng tôi tuyệt nhiên chưa thấy cái danh xưng ấy có cơ sở nào cả. Có chăng cũng chỉ là sự làng nhàng ngang bằng với mấy người cùng thế hệ thôi chứ Hà có cho thấy sự nổi trội nào bứt hẳn lên đâu? Còn căn cứ vào những gì thể hiện ở đây thì có thể nói không khéo Hà có nguy cơ mất gốc về văn hóa đấy. Sống giữa môi trường văn hóa Mỹ, việc giữ nguyên vẹn cái gốc văn hóa Việt là điều không đơn giản, thậm chí có thể nói sự ảnh hưởng và tác động là không thể tránh khỏi. Chúng ta cứ nghe giọng hát của Hà thì rõ.

- Về Tùng Dương: tuy là em út, ấy là như người ta (báo chí, đồng nghiệp) sắp xếp như vậy, nhưng Tùng Dương lại chính là người tạo dựng cái hồn của bài hát cho cả tứ ca. Nói thật là nếu không có Tùng Dương hào sảng như thế thì không biết cái tứ ca này đi đến đâu? Tuy nhiên khi xem anh hát, ta thấy rõ là để hát cho ra cái hồn của Người Hà Nội, Tùng Dương đã phải vận dụng gần hết kỹ thuật thanh nhạc mà anh học trong nhà trường ra, khác hẳn cái vẻ ma quái mà anh vẫn thể hiện trên sân khấu trong hầu hết các bài hát khác của anh. Nhìn anh hát thấy vất vả quá, mắt chữ O mồm chữ A, phùng má trợn mắt cứ như gồng hết cả nội công lên vậy. Nhưng thế vẫn chưa xong, vẫn chưa thế xóa đi cái điểm yếu lớn nhất trong giọng hát Tùng Dương là thiếu sự tinh tế. Anh hát lắm khi cứ như voi thở vậy. Có thể cái phong cách ấy thích hợp với những bài hát ma quái mà anh đã thể hiện, tất nhiên là loại trừ Chiếc khăn Piêu ra vì ở bài ấy quả thật là Tùng Dương thụt lùi so với tiền nhân vài chục năm. Thế nên Tùng Dương chỉ lĩnh xướng những chỗ cần hào sảng thôi, còn những chỗ cần tinh tế lại giao cho... Trần Thu Hà thể hiện theo phong cách ỉu xìu như báng mỳ nhúng nước. Chính vì thế mà tổ hợp của tứ ca này là một cái rất bình thường. Và cũng chỉ đến thế thôi.
"
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Cũng không phải tất cả đều là chê:

"thể hiện của Đăng Dương trong Bài ca người giáo viên nhân dân (Hoàng Vân) ta thấy Đăng Dương đã bỏ qua phần đầu của lời 2 là một đoạn lời ca rất hàm súc và nhiều ý nghĩa, đặc biệt với những ai đã trải qua chiến tranh chống Mỹ thuở xưa thì thật khó chấp nhận. Chính là đoạn này:

Bên ánh đèn khuya em đã thức bao đêm
Dưới chiến hào dân quân nhiều trận có em
Đã mấy cuộc chia tay dạt dào kỷ niệm
Người cầm bút, người cầm súng, người đi xa
Hằng nhớ ghi tên em.

Có lẽ anh cho rằng đoạn lời ca ấy cũ quá, "hoài cổ" quá nên không còn thích hợp với khung cảnh hiện tại nữa chăng? Và thay cho hát thì phần phối khí kéo dài qua đoạn lời ca không hát đó để vào ngay đoạn sau của lời 2. Tuy nhiên, cách thể hiện này có thể không thuyết phục được nhiều người bởi nhịp điệu có chậm hơn, không dồn dập như trong bản thu của Mỹ Bình, phong cách có phần "ngâm ngợi" hơn, không chân phương như Mỹ Bình hát. Tuy thế ta vẫn thấy:

- Đăng Dương tuân thủ nghiêm túc nguyên tác của Hoàng Vân, đặc biệt phần nhạc của tác phẩm được anh hát đúng trường độ, cao độ và cả sắc thái từng câu, từng đoạn. Người nghe có thể cảm nhận rõ sự trân trọng, nâng niu ở đây, rất khó có thể hiểu sang sắc thái tình cảm khác. Tuy có vài chỗ ca sĩ hơi lơi nhịp hơn một chút so với nguyên tác nhưng nói chung không ảnh hưởng gì lớn đến sắc thái toàn bài.

- Ca sĩ hát khá chân thành, toát lên vẻ ngợi ca. Đặc biệt có chỗ anh hát trau chuốt. Điều này có thể tạo ấn tượng mạnh với một số người nghe nhưng với một số khác có thể không thích, thậm chí là khó chịu. Tuy vậy ta vẫn thấy anh hát khá tinh tế.

- Đặc biệt Đăng Dương đã hát với kỹ thuật thanh nhạc rất tốt. Những luyến láy, nhấn nhá của anh đều đẹp, âm khu thấp vẫn sáng, âm khu cao càng rạng rỡ, lên cao vừa sáng mà lại không hề gắt, thậm chí ở nốt kết bài anh đẩy giọng hát lên cao chót vót với đoạn vĩ thanh rung nhẹ cực đẹp. Có được điều này cũng không có gì lạ vì trong số những nam ca sĩ có giọng tenor nổi tiếng đương thời như Đăng Dương, Trọng Tấn, Tấn Minh, Hoàng Tùng, Tuấn Anh (chồng Tân Nhàn), Việt Hoàn (tôi xếp Việt Hoàn vào cuối cùng trong các ca sĩ nêu ra ở đây vì thực ra Việt Hoàn đứng ở vị trí đó là thích hợp nhất bất kể anh có danh hiệu NSUT đầu tiên trong dãy này)... thì Đăng Dương được xem là tenor có kỹ thuật tốt nhất. Có thể nói nghe Đăng Dương hát thì những ca sĩ tay ngang đương thời chỉ còn mỗi cách ngồi yên và mơ ước mà thôi.

Bởi vậy, tôi cho rằng Đăng Dương thể hiện bài hát này có vẻ đẹp riêng. Khi so sánh với Mỹ Bình thì mỗi người một vẻ tuy những bác quen nghe bài hát qua tiếng hát Mỹ Bình từ hơn 40 năm qua có thể cho rằng Mỹ Bình vẫn hay hơn bởi dù sao bà cũng là giảng viên lâu năm của Nhạc viện, lại được trưởng thành trong thời kỳ sản sinh ra một dải ngân hà toàn những ca sĩ nổi tiếng và nhất là giọng hát của bà đã ăn sâu vào ký ức những người thuộc lứa tuổi U60 và U70 rồi. Chúng ta đã quen nghe bà và các nghệ sĩ bạn bè của bà hát với cùng phong cách như thế nên có thể chưa quen ngay với phong cách hơi trẻ trung của Đăng Dương. Nhưng tôi nghĩ khi nhận định ta nên phân tích thấu đáo và cố gắng công bằng thì mới có sức thuyết phục.
"
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

Em nghĩ hát đúng thì Đăng Dương ko bằng Trọng Tấn nhưng ĐĂng Dương hát truyền cảm hơn. Nhưng mà thua tất mấy anh già còn giữ giọng như Thanh Vinh, Dương Minh Đức.....
 

Mr Audio

Banned
Ðề: Ga la Giai điệu tự hào.

......................................................
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên