Thế giới công nghệ ngày nay là một bức tranh sôi động với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn công nghệ khổng lồ.
Tuy nhiên, ẩn sau sự cạnh tranh là những bài học kinh doanh đầy bất ngờ. Asus và Dell là một mối quan hệ như vậy.
Vào năm 1989, bốn kỹ sư từng làm việc ch thương hiệu Acer là Wayne Hsieh, Ted Hsu, MT Liao và TH Tung quyết định tự thành lập công ty để đẩy mạnh ngành công nghiệp CNTT của Đài Loan.
Sau khi thành lập công ty, họ thống nhất đặt tên công ty là Pegasus, với niềm tin công ty mới sẽ là hiện thân cho sức mạnh, tinh thần phiêu lưu và mạo hiểm hướng tới tầm cao mới.
Sau này, qua nhiều quá trình, tên công ty đã được rút gọn chỉ còn là Asus, lý do được đưa ra nhằm đưa công ty đứng đầu trong danh sách các công ty nhờ vần "a".
Gã khổng lồ Dell và bài học "chí mạng" từ "chú bé tí hon" Asus
Cuốn sách "How Will You Measure Your Life?" của Clayton M. Christensen, James Allworth và Karen Dillon đã hé mở những góc nhìn mới mẻ về mối quan hệ kinh doanh giữa hai "ông lớn" trong ngành công nghệ: Dell và Asus.
Ban đầu, tập đoàn Dell nổi tiếng với những chiếc máy tính đơn giản, giá rẻ, bán trực tuyến. Sau đó, họ mở rộng sang phân khúc cao cấp và cung cấp dịch vụ lắp ráp theo yêu cầu, cho phép khách hàng tự chọn cấu hình và nhận hàng trong vòng 48 tiếng.
Tiếp theo, để tăng doanh thu, Dell đã quyết định sử dụng phần vốn hiệu quả hơn và thu về lợi nhuận nhiều hơn chi phí bỏ ra.
Đây cũng là lúc mà Asus thể hiện tham vọng của hãng khi trở thành đối tác của Dell. Ban đầu, Asus trở thành đối tác cung cấp các thiết bị đơn giản như ổ điện,... với mức giá thành thấp hơn đáng kể so với việc Dell phải tự sản xuất.
Sau đó, Asus liên tục đưa ra các đề nghị hấp dẫn để trở thành nhà cung cấp bo mạch chủ cho Dell. Nhờ giá thành thấp hơn 20% so với sản xuất nội bộ, Asus đã thành công trong việc hợp tác với Dell.
Một trong những phương pháp được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn là RONA (Return on Net Asset) hay chính là phép chia thu nhập của công ty trên tài sản thực. Một công ty được đánh giá là thu được nhiều lợi nhuận hơn khi tăng thêm doanh thu hoặc giảm tài sản thực.
Việc tăng doanh thu có phần khó hơn việc giảm tài sản thực vì họ chỉ cần đơn thuê ngoài một số khâu là có thể thực hiện điều này. Nếu Dell có thể thuê Asus sản xuất bo mạch chủ, nó chính là một cách để tăng RONA. Dell nói với Asus: “Ơn Chúa, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Các ông có thể sản xuất bo mạch chủ”. Thỏa thuận này có lợi cho cả đôi bên.
Sau thời gian giản xuất bo mạch chủ ổn định, Asus tiếp tục đề xuất lắp ráp toàn bộ chiếc máy tính thay cho Dell. Quyết định trên của Asus đã khiến giới chủ Dell cảm thấy thích thú, bởi nếu như Asus thực hiện quá trình lắp ráp sẽ giúp Dell xóa bỏ toàn bộ phần tài sản liên quan đến việc sản xuất còn lại trong bảng cân đối kế toán và thậm chí giảm giá 20%.
Theo các chuyên gia của Dell, đây là cơ hội kiếm lời ấn tượng, càng nhiều tài sản thực được giảm đi, phần lợi nhuận sẽ càng tăng lên. Quy trình này tiếp tục khi Dell đi thuê cả việc quản lý chuỗi cung ứng và thiết kế máy tính của chính họ. Dell gần như đã thuê ngoài mọi thứ bên trong công việc kinh doanh máy tính cá nhân của công ty. Họ giao cho Asus mọi thứ, ngoại trừ chiếc logo của Dell. Hiệu quả sử dụng vốn của Dell tăng lên rất cao vì công ty này còn lại rất ít tài sản.
Sau thời gian, được sản xuất từ những bước nhỏ nhất cho tới lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh, Asus dường như đã sở hữu hoàn hảo quá trình sản xuất máy tính của một trong những tập đoàn máy tính hàng đầu thời bấy giờ là Dell.
Lợi dụng lợi thế đó, Asus đã mạnh tay công bố thương hiệu máy tính của riêng họ. Bên cạnh đó, hãng cũng áp dụng tất cả những gì có trong thời gian sản xuất cho Dell để áp dụng vào những mẫu máy tính mới.
Nhờ vậy, giúp cho Asus rút ngắn rất nhiều thời gian để phát triển máy tính của riêng mình. Giờ đây, Asus đã tận dụng tất cả những gì học được ở Dell, từ việc sản xuất, lắp ráp và thậm chí cả quản lý chuỗi cung ứng. Những chiếc máy tính của Asus trở nên rất hấp dẫn bởi lời quảng cáo: “Chất lượng tốt như Dell với giá thành thấp hơn 20%”. Những năm tháng vô danh của Asus đã kết thúc và được bù đắp xứng đáng. Và đó chính là bí quyết mà "chàng tí hon" Asus dành tặng "gã khổng lồ" Dell.
Theo VN review
Tuy nhiên, ẩn sau sự cạnh tranh là những bài học kinh doanh đầy bất ngờ. Asus và Dell là một mối quan hệ như vậy.
Vào năm 1989, bốn kỹ sư từng làm việc ch thương hiệu Acer là Wayne Hsieh, Ted Hsu, MT Liao và TH Tung quyết định tự thành lập công ty để đẩy mạnh ngành công nghiệp CNTT của Đài Loan.
Sau khi thành lập công ty, họ thống nhất đặt tên công ty là Pegasus, với niềm tin công ty mới sẽ là hiện thân cho sức mạnh, tinh thần phiêu lưu và mạo hiểm hướng tới tầm cao mới.
Sau này, qua nhiều quá trình, tên công ty đã được rút gọn chỉ còn là Asus, lý do được đưa ra nhằm đưa công ty đứng đầu trong danh sách các công ty nhờ vần "a".
Gã khổng lồ Dell và bài học "chí mạng" từ "chú bé tí hon" Asus
Cuốn sách "How Will You Measure Your Life?" của Clayton M. Christensen, James Allworth và Karen Dillon đã hé mở những góc nhìn mới mẻ về mối quan hệ kinh doanh giữa hai "ông lớn" trong ngành công nghệ: Dell và Asus.
Ban đầu, tập đoàn Dell nổi tiếng với những chiếc máy tính đơn giản, giá rẻ, bán trực tuyến. Sau đó, họ mở rộng sang phân khúc cao cấp và cung cấp dịch vụ lắp ráp theo yêu cầu, cho phép khách hàng tự chọn cấu hình và nhận hàng trong vòng 48 tiếng.
Tiếp theo, để tăng doanh thu, Dell đã quyết định sử dụng phần vốn hiệu quả hơn và thu về lợi nhuận nhiều hơn chi phí bỏ ra.
Đây cũng là lúc mà Asus thể hiện tham vọng của hãng khi trở thành đối tác của Dell. Ban đầu, Asus trở thành đối tác cung cấp các thiết bị đơn giản như ổ điện,... với mức giá thành thấp hơn đáng kể so với việc Dell phải tự sản xuất.
Sau đó, Asus liên tục đưa ra các đề nghị hấp dẫn để trở thành nhà cung cấp bo mạch chủ cho Dell. Nhờ giá thành thấp hơn 20% so với sản xuất nội bộ, Asus đã thành công trong việc hợp tác với Dell.
Một trong những phương pháp được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn là RONA (Return on Net Asset) hay chính là phép chia thu nhập của công ty trên tài sản thực. Một công ty được đánh giá là thu được nhiều lợi nhuận hơn khi tăng thêm doanh thu hoặc giảm tài sản thực.
Việc tăng doanh thu có phần khó hơn việc giảm tài sản thực vì họ chỉ cần đơn thuê ngoài một số khâu là có thể thực hiện điều này. Nếu Dell có thể thuê Asus sản xuất bo mạch chủ, nó chính là một cách để tăng RONA. Dell nói với Asus: “Ơn Chúa, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Các ông có thể sản xuất bo mạch chủ”. Thỏa thuận này có lợi cho cả đôi bên.
Sau thời gian giản xuất bo mạch chủ ổn định, Asus tiếp tục đề xuất lắp ráp toàn bộ chiếc máy tính thay cho Dell. Quyết định trên của Asus đã khiến giới chủ Dell cảm thấy thích thú, bởi nếu như Asus thực hiện quá trình lắp ráp sẽ giúp Dell xóa bỏ toàn bộ phần tài sản liên quan đến việc sản xuất còn lại trong bảng cân đối kế toán và thậm chí giảm giá 20%.
Theo các chuyên gia của Dell, đây là cơ hội kiếm lời ấn tượng, càng nhiều tài sản thực được giảm đi, phần lợi nhuận sẽ càng tăng lên. Quy trình này tiếp tục khi Dell đi thuê cả việc quản lý chuỗi cung ứng và thiết kế máy tính của chính họ. Dell gần như đã thuê ngoài mọi thứ bên trong công việc kinh doanh máy tính cá nhân của công ty. Họ giao cho Asus mọi thứ, ngoại trừ chiếc logo của Dell. Hiệu quả sử dụng vốn của Dell tăng lên rất cao vì công ty này còn lại rất ít tài sản.
Sau thời gian, được sản xuất từ những bước nhỏ nhất cho tới lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh, Asus dường như đã sở hữu hoàn hảo quá trình sản xuất máy tính của một trong những tập đoàn máy tính hàng đầu thời bấy giờ là Dell.
Lợi dụng lợi thế đó, Asus đã mạnh tay công bố thương hiệu máy tính của riêng họ. Bên cạnh đó, hãng cũng áp dụng tất cả những gì có trong thời gian sản xuất cho Dell để áp dụng vào những mẫu máy tính mới.
Nhờ vậy, giúp cho Asus rút ngắn rất nhiều thời gian để phát triển máy tính của riêng mình. Giờ đây, Asus đã tận dụng tất cả những gì học được ở Dell, từ việc sản xuất, lắp ráp và thậm chí cả quản lý chuỗi cung ứng. Những chiếc máy tính của Asus trở nên rất hấp dẫn bởi lời quảng cáo: “Chất lượng tốt như Dell với giá thành thấp hơn 20%”. Những năm tháng vô danh của Asus đã kết thúc và được bù đắp xứng đáng. Và đó chính là bí quyết mà "chàng tí hon" Asus dành tặng "gã khổng lồ" Dell.
Theo VN review