Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Giống như bao hãng máy ảnh khác, dưới bánh xe của lịch sử, dưới cơn cuồng phong của công nghệ, nếu muốn tồn tại, đều phải thay đổi. Những chiếc máy ảnh chụp phim từng làm nên lịch sử hùng tráng của nhiếp ảnh cuối cùng cũng lùi bước lại phía sau, những tên tuổi lẫy lừng như Fujifilm cũng phải chuyển mình số hóa, tobe or not tobe thôi.
Dù vậy, mỗi thời mỗi khác, sông có khúc người có lúc, Fujifilm từng là một trong những tượng đài, giờ cũng suy tàn dần dần trong mắt người hâm mộ. Nhất là ở thị trường Việt Nam, nơi mà ai cầm máy ảnh cũng tưởng là thành nhiếp ảnh gia, Fujifilm vẫn phải xếp sau Canon, Sony và Nikon. Ấy xem chừng cũng là điều tất yếu, khi mấy năm trở lại đây ở Việt Nam, hãng máy ảnh lâu đời đến từ Nhật Bản này đang dần lạc hướng, ít thay đổi và thiếu sức bật, mờ nhạt, không sức sống và chỉ còn lay lắt nhờ vào người mua “hoài cổ”.
1, 2, 3, 5 anh có đánh rơi nhịp nào không?
Bao giờ cũng vậy, mua món gì cũng vậy, câu hỏi luôn là có bao nhiêu tiền và mua để làm gì? Tiền bạc thì tất nhiên quan trọng, nhưng mục đích sử dụng cũng không kém, mua rẻ mà không dùng được, không đáp ứng được nhu cầu thì thà khỏi mua.
Chính điều này khiến cho Fujifilm hụt bước, khi dải sản phẩm lỡ mất 1 nhịp. Sẽ có hàng chục hàng trăm lý do để giải thích cho chuyện “bố không thích bán máy full-frame”, nhưng dù cho là lý do hợp lý hay tào lao, thì kết quả vẫn là mất khách hàng, mất vị thế, mất độ phổ biến, mất sự chú ý, mất rất nhiều thứ.
Những người cần chất lượng hình ảnh ở mức cảm biến “full-frame” chứ không phải là cảm biến crop, sẽ không bao giờ nhớ đến Fujifilm, vì có đéo đâu mà nhớ. Ừ thì đúng là máy crop vẫn sẽ cho ra hình đẹp như thường, đẹp ở đây, như đã nói trong những bài trước về nhiếp ảnh, là một khái niệm vô chừng khó định lượng, tùy cảm nhận, tùy hoàn cảnh, tùy giá trị, tùy khoảnh khắc mà sẽ có bức ảnh đẹp hoặc rất đẹp. Nhưng nói đến làm nghề, nói đến chất lượng đong đếm được, độ tương phản, chi tiết, dải sáng, độ nét, độ sâu màu, độ chính xác màu … thì lại là câu chuyện khác. Điều đó dẫn đến, chụp phong cảnh chân dung chuyên nghiệp, chụp studio, chụp sự kiện, chụp tiệc, chụp ảnh cưới… đều dùng máy full-frame nếu có đủ tiền đầu tư, đa số dùng Canon, Nikon và Sony, rất rất ít dùng Fujifilm.
Rồi, giờ đến dòng mirrorless cảm biến crop của Fujifilm, thua me gỡ bài cào, mảng ngon ăn nhất của thị trường đã nhường cho đối thủ, giờ chiến mảnh ít ỏi còn lại. Dòng cao cấp nhất của Fujifilm là XT-3 đi, đúng là kiểu một mình một cõi luôn, vì mức giá trên 30 triệu ấy thì đối thủ dùng ful-frame cả, Nikon D750 bao chất, Canon 6D Mark II đỉnh cao màu da chân dung, còn Sony A7 Mark II thì huyền thoại rồi, giá lại còn mềm hơn. Thành ra XT-3 không biết oánh nhau thế nào, vì không cùng hạng cân, bỏ vô lồng MMA nó đập phát chết thì lại bảo thiên vị chèn ép.
Vậy thì dòng crop phổ thông Fujifilm XT-30 thì sao, yeh, đây chính là dòng chủ lực rồi, cũng có đối thủ ngang tầm luôn, Sony a6400, ngang giá nhau. Chỉ khác có một điều, người dùng chọn mua Sony a6400 ngoài chụp hình thông thường, còn cho công việc, nhất là quay phim, với khả năng lấy nét real-time tracking bá đạo đỉnh cao thế giới. Ngược lại, người ta mua XT-30 để … đi du lịch. XT-30 có thiết kế đẹp hơn, retro hơn, hoài cổ hơn, bắt mắt hơn, gái thích hơn nhưng trải nghiệm cầm chụp kém hơn, dễ trượt tay hơn và cấn đau tay hơn. Chất lượng ảnh chụp thì cùng một lens ngang giá, ảnh cũng ngang nhau, không hơn kém là mấy. Chưa nói đến hệ lens của Sony vẫn nhiều hơn, nhiều lựa chọn hơn.
Fujiflim hiện vẫn thu hút người dùng ở thiết kế thời trang hơn, màu ảnh đặc trưng do áp filter theo hướng giống máy phim, cung cấp sẵn khả năng áp filter đa dạng ngay trên máy, nên hợp với các em teen, các chị gái, các bà cô, các anh nhiếp ảnh gia đam mê… Còn nếu cần chất lượng cao hơn, phục vụ công việc nhiều hơn, chuyên và phổ biến, thì Fujifilm đã đánh rơi mấy nhịp mất rồi.
Medium Format để lấy số và làm hàng
Vài năm trước, Fujifilm bắt đầu ra mắt thị trường Việt Nam dòng máy ảnh medium format có cảm biến kích thước lớn hơn cả full-frame là dòng GFX 50S rồi sau đó là GFX 50R. Hôm nay sẽ là dòng GFX 100. Tất nhiên, mỗi thiết bị, mỗi sản phẩm ra mắt đều có ý nghĩa của nó, cũng như có phân khúc khách hàng nhất định, nhưng nếu nói về hiệu quả kinh doanh thì dòng medium format của Fujifilm rất thiếu thực tế ở thị trường Việt Nam, dù là chất lượng hình ảnh vượt trội nhờ cảm biến rất lớn và lens cũng rất khủng (đi kèm là giá cũng rất đắt).
Có 2 nhược điểm lớn đang kềm hãm medium format phát triển ở Việt Nam, đầu tiên là giá bán, GFX 50S/50R đều có giá trên 100 triệu, dòng GFX 100 giá 255 triệu, quá cao cấp, mà nếu trên 200 triệu thì Leica cũng là lựa chọn đáng suy ngẫm nếu muốn “cao cấp”. Thứ hai là hệ lens cho medium format quá ít để lựa chọn. Thành ra medium format là thị trường ngách rất rất ít người mua. GFX 50S lúc ra giá niêm yết 150 triệu, giờ còn 100 triệu, giảm hẳn 50 triệu cho chất chơi.
Cho nên, dòng medium format của Fujifilm ra mắt để lấy số má là chính, khè hàng cảm biến to này nọ, chứ buôn bán gì tầm này.
Trong một diễn biến khác, đây là bức ảnh chụp so sánh ban đầu của GFX 100 với các dòng máy thông dụng khác, xem chơi cho vui thôi.
Xung đột với Phú Quang khiến Fujifilm càng suy sụp
Trong bối cảnh mà Canon đang trở lại rất mạnh mẽ với những dòng mirrorless EOS R và EOS RP, Sony thì có những huyền thoại a6000, a6300 làm mưa làm gió thì Fujifilm lại “tự phế võ công” khi xung đột với đại lý truyền thống của mình là Phú Quang, một trong những đại lý “gánh doanh số” ngay từ những ngày đầu Fujifilm đặt chân vào Việt Nam.
Tháng 1/2019, Zing đưa tin “Fujifilm VN bị tố ngược đãi đại lý, đạp giá sản phẩm”. Trong đó, ông Minh Hoàng, đại diện Phú Quang chia sẻ về chính sách bất hợp lý mà Fujifilm Việt Nam dành cho họ, "Nhiều lần Phú Quang và một số đại lý khác vừa nhập hàng xong, Fujifilm tự ra chương trình khuyến mãi với giá rẻ hơn. Ngoài ra, Fujifilm cũng bắt tay với một số đại lý khác để khuyến mãi khiến chúng tôi không bán được hàng. Đặc biệt, chương trình giảm giá 10 triệu đồng cho máy ảnh X-T2 khiến nhiều đại lý bất bình. Chúng tôi tồn rất nhiều X-T2 với giá 31,5 triệu đồng mà Fujifilm không hỗ trợ thanh lý lại đi đạp giá".
Bên cạnh đó, đại lý Phú Quang cũng cho rằng Fujifilm "chơi xấu" khi hủy số điện thoại kích hoạt bảo hành điện tử của đại lý mà không báo trước vào tháng 11/2018. Quá bức xúc trước cách làm việc này, Phú Quang đã hoàn trả toàn bộ máy cho Fujifilm và rút khỏi chuỗi đại lý phân phối. Theo danh sách đại lý phân phối trên website Fujifilm, gần 50% đại lý gồm Bình Minh, Vĩnh Hùng, Tấn Long...
Trên đây là dẫn lại báo viết, còn nội cung thâm sâu lắt léo thế nào, người ngoài như mình sao biết được, cũng không có nhu cầu biết. Chỉ nhận ra rằng, đại lý và hãng như cá với nước, mà giờ lại cơm không lành canh không ngọt như thế là chỉ có thiệt to, mà thiệt trước nhất là Fujifim, chứ ‘vắng mợ thì chợ vẫn đông”, có phải mình Fujifilm bán máy ảnh ở Việt Nam đâu.
Giảm giá sốc là con dao 2 lưỡi
Các bạn có biết, hãng Louis Vuiton không bao giờ giảm giá sản phẩm dù có lỗi mốt qua trend hay không? Điều đó khiến cho những người mua LV luôn tự tin vào sản phẩm mà mình mua hoặc sắp mua. Tâm lý mua hàng luôn luôn muốn thứ mình mua có giá và giữ giá lâu. Ngược lại, nếu mua chưa được mấy bữa mà đã giảm giá ầm ầm thì cảm giác “bị lừa dối” sẽ xuất hiện.
Giảm giá sốc, có cái lợi là tăng nhanh doanh số, đẩy được hàng tồn, nhưng có cái hại là khiến người dùng trung thành giảm, cũng như ảnh hưởng đến quyết định mua trong một thời điểm nhất định, nếu biết trước nó sẽ giảm giá, thì mua sớm làm gì, đợi giảm rồi mua, tâm lý đợi giảm giá sẽ là con dao sắc nhọn đâm vào từ từ từ từ cho đến khi gục hẳn.
Fujifilm trong năm trước, do áp lực doanh số quá lớn, đã tung rất nhiều chương trình giảm giá bất ngờ. Có sản phẩm giảm đến 10 triệu chỉ sau 1 đêm, điều đó khiến những người dùng háo hức mua sớm thất vọng, tẽn tò và giận dữ. Mà không phải chỉ người dùng, đại lý nhập hàng (như câu chuyện Phú Quang ở trên) trước sau một vài ngày thôi cũng “ăn hành” ngập miệng, đắng ngắt nuốt không nổi mà nhả không xong.
“Quay về đi về đi anh hỡi, anh đã sai hãy làm lại từ đầu”
Thôi lời vắn tình dài, trong tinh thần phê và tự phê cao độ, những thiếu sót chưa thực hiện được của chi bộ ta trong thời gian qua là có thật. Vấn đề chỉ là có muốn thay đổi làm lại từ đầu cho nó đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hay không thôi. Mà thật ra làm hay không là chuyện của các đồng chí, I don’t care, tôi họp chi bộ chỉ phê và tự phê là hết nhiệm vụ.
Dù vậy, mỗi thời mỗi khác, sông có khúc người có lúc, Fujifilm từng là một trong những tượng đài, giờ cũng suy tàn dần dần trong mắt người hâm mộ. Nhất là ở thị trường Việt Nam, nơi mà ai cầm máy ảnh cũng tưởng là thành nhiếp ảnh gia, Fujifilm vẫn phải xếp sau Canon, Sony và Nikon. Ấy xem chừng cũng là điều tất yếu, khi mấy năm trở lại đây ở Việt Nam, hãng máy ảnh lâu đời đến từ Nhật Bản này đang dần lạc hướng, ít thay đổi và thiếu sức bật, mờ nhạt, không sức sống và chỉ còn lay lắt nhờ vào người mua “hoài cổ”.
1, 2, 3, 5 anh có đánh rơi nhịp nào không?
Bao giờ cũng vậy, mua món gì cũng vậy, câu hỏi luôn là có bao nhiêu tiền và mua để làm gì? Tiền bạc thì tất nhiên quan trọng, nhưng mục đích sử dụng cũng không kém, mua rẻ mà không dùng được, không đáp ứng được nhu cầu thì thà khỏi mua.
Chính điều này khiến cho Fujifilm hụt bước, khi dải sản phẩm lỡ mất 1 nhịp. Sẽ có hàng chục hàng trăm lý do để giải thích cho chuyện “bố không thích bán máy full-frame”, nhưng dù cho là lý do hợp lý hay tào lao, thì kết quả vẫn là mất khách hàng, mất vị thế, mất độ phổ biến, mất sự chú ý, mất rất nhiều thứ.
Những người cần chất lượng hình ảnh ở mức cảm biến “full-frame” chứ không phải là cảm biến crop, sẽ không bao giờ nhớ đến Fujifilm, vì có đéo đâu mà nhớ. Ừ thì đúng là máy crop vẫn sẽ cho ra hình đẹp như thường, đẹp ở đây, như đã nói trong những bài trước về nhiếp ảnh, là một khái niệm vô chừng khó định lượng, tùy cảm nhận, tùy hoàn cảnh, tùy giá trị, tùy khoảnh khắc mà sẽ có bức ảnh đẹp hoặc rất đẹp. Nhưng nói đến làm nghề, nói đến chất lượng đong đếm được, độ tương phản, chi tiết, dải sáng, độ nét, độ sâu màu, độ chính xác màu … thì lại là câu chuyện khác. Điều đó dẫn đến, chụp phong cảnh chân dung chuyên nghiệp, chụp studio, chụp sự kiện, chụp tiệc, chụp ảnh cưới… đều dùng máy full-frame nếu có đủ tiền đầu tư, đa số dùng Canon, Nikon và Sony, rất rất ít dùng Fujifilm.
Rồi, giờ đến dòng mirrorless cảm biến crop của Fujifilm, thua me gỡ bài cào, mảng ngon ăn nhất của thị trường đã nhường cho đối thủ, giờ chiến mảnh ít ỏi còn lại. Dòng cao cấp nhất của Fujifilm là XT-3 đi, đúng là kiểu một mình một cõi luôn, vì mức giá trên 30 triệu ấy thì đối thủ dùng ful-frame cả, Nikon D750 bao chất, Canon 6D Mark II đỉnh cao màu da chân dung, còn Sony A7 Mark II thì huyền thoại rồi, giá lại còn mềm hơn. Thành ra XT-3 không biết oánh nhau thế nào, vì không cùng hạng cân, bỏ vô lồng MMA nó đập phát chết thì lại bảo thiên vị chèn ép.
Vậy thì dòng crop phổ thông Fujifilm XT-30 thì sao, yeh, đây chính là dòng chủ lực rồi, cũng có đối thủ ngang tầm luôn, Sony a6400, ngang giá nhau. Chỉ khác có một điều, người dùng chọn mua Sony a6400 ngoài chụp hình thông thường, còn cho công việc, nhất là quay phim, với khả năng lấy nét real-time tracking bá đạo đỉnh cao thế giới. Ngược lại, người ta mua XT-30 để … đi du lịch. XT-30 có thiết kế đẹp hơn, retro hơn, hoài cổ hơn, bắt mắt hơn, gái thích hơn nhưng trải nghiệm cầm chụp kém hơn, dễ trượt tay hơn và cấn đau tay hơn. Chất lượng ảnh chụp thì cùng một lens ngang giá, ảnh cũng ngang nhau, không hơn kém là mấy. Chưa nói đến hệ lens của Sony vẫn nhiều hơn, nhiều lựa chọn hơn.
Fujiflim hiện vẫn thu hút người dùng ở thiết kế thời trang hơn, màu ảnh đặc trưng do áp filter theo hướng giống máy phim, cung cấp sẵn khả năng áp filter đa dạng ngay trên máy, nên hợp với các em teen, các chị gái, các bà cô, các anh nhiếp ảnh gia đam mê… Còn nếu cần chất lượng cao hơn, phục vụ công việc nhiều hơn, chuyên và phổ biến, thì Fujifilm đã đánh rơi mấy nhịp mất rồi.
Medium Format để lấy số và làm hàng
Vài năm trước, Fujifilm bắt đầu ra mắt thị trường Việt Nam dòng máy ảnh medium format có cảm biến kích thước lớn hơn cả full-frame là dòng GFX 50S rồi sau đó là GFX 50R. Hôm nay sẽ là dòng GFX 100. Tất nhiên, mỗi thiết bị, mỗi sản phẩm ra mắt đều có ý nghĩa của nó, cũng như có phân khúc khách hàng nhất định, nhưng nếu nói về hiệu quả kinh doanh thì dòng medium format của Fujifilm rất thiếu thực tế ở thị trường Việt Nam, dù là chất lượng hình ảnh vượt trội nhờ cảm biến rất lớn và lens cũng rất khủng (đi kèm là giá cũng rất đắt).
Có 2 nhược điểm lớn đang kềm hãm medium format phát triển ở Việt Nam, đầu tiên là giá bán, GFX 50S/50R đều có giá trên 100 triệu, dòng GFX 100 giá 255 triệu, quá cao cấp, mà nếu trên 200 triệu thì Leica cũng là lựa chọn đáng suy ngẫm nếu muốn “cao cấp”. Thứ hai là hệ lens cho medium format quá ít để lựa chọn. Thành ra medium format là thị trường ngách rất rất ít người mua. GFX 50S lúc ra giá niêm yết 150 triệu, giờ còn 100 triệu, giảm hẳn 50 triệu cho chất chơi.
Cho nên, dòng medium format của Fujifilm ra mắt để lấy số má là chính, khè hàng cảm biến to này nọ, chứ buôn bán gì tầm này.
Trong một diễn biến khác, đây là bức ảnh chụp so sánh ban đầu của GFX 100 với các dòng máy thông dụng khác, xem chơi cho vui thôi.
Xung đột với Phú Quang khiến Fujifilm càng suy sụp
Trong bối cảnh mà Canon đang trở lại rất mạnh mẽ với những dòng mirrorless EOS R và EOS RP, Sony thì có những huyền thoại a6000, a6300 làm mưa làm gió thì Fujifilm lại “tự phế võ công” khi xung đột với đại lý truyền thống của mình là Phú Quang, một trong những đại lý “gánh doanh số” ngay từ những ngày đầu Fujifilm đặt chân vào Việt Nam.
Tháng 1/2019, Zing đưa tin “Fujifilm VN bị tố ngược đãi đại lý, đạp giá sản phẩm”. Trong đó, ông Minh Hoàng, đại diện Phú Quang chia sẻ về chính sách bất hợp lý mà Fujifilm Việt Nam dành cho họ, "Nhiều lần Phú Quang và một số đại lý khác vừa nhập hàng xong, Fujifilm tự ra chương trình khuyến mãi với giá rẻ hơn. Ngoài ra, Fujifilm cũng bắt tay với một số đại lý khác để khuyến mãi khiến chúng tôi không bán được hàng. Đặc biệt, chương trình giảm giá 10 triệu đồng cho máy ảnh X-T2 khiến nhiều đại lý bất bình. Chúng tôi tồn rất nhiều X-T2 với giá 31,5 triệu đồng mà Fujifilm không hỗ trợ thanh lý lại đi đạp giá".
Bên cạnh đó, đại lý Phú Quang cũng cho rằng Fujifilm "chơi xấu" khi hủy số điện thoại kích hoạt bảo hành điện tử của đại lý mà không báo trước vào tháng 11/2018. Quá bức xúc trước cách làm việc này, Phú Quang đã hoàn trả toàn bộ máy cho Fujifilm và rút khỏi chuỗi đại lý phân phối. Theo danh sách đại lý phân phối trên website Fujifilm, gần 50% đại lý gồm Bình Minh, Vĩnh Hùng, Tấn Long...
Trên đây là dẫn lại báo viết, còn nội cung thâm sâu lắt léo thế nào, người ngoài như mình sao biết được, cũng không có nhu cầu biết. Chỉ nhận ra rằng, đại lý và hãng như cá với nước, mà giờ lại cơm không lành canh không ngọt như thế là chỉ có thiệt to, mà thiệt trước nhất là Fujifim, chứ ‘vắng mợ thì chợ vẫn đông”, có phải mình Fujifilm bán máy ảnh ở Việt Nam đâu.
Giảm giá sốc là con dao 2 lưỡi
Các bạn có biết, hãng Louis Vuiton không bao giờ giảm giá sản phẩm dù có lỗi mốt qua trend hay không? Điều đó khiến cho những người mua LV luôn tự tin vào sản phẩm mà mình mua hoặc sắp mua. Tâm lý mua hàng luôn luôn muốn thứ mình mua có giá và giữ giá lâu. Ngược lại, nếu mua chưa được mấy bữa mà đã giảm giá ầm ầm thì cảm giác “bị lừa dối” sẽ xuất hiện.
Giảm giá sốc, có cái lợi là tăng nhanh doanh số, đẩy được hàng tồn, nhưng có cái hại là khiến người dùng trung thành giảm, cũng như ảnh hưởng đến quyết định mua trong một thời điểm nhất định, nếu biết trước nó sẽ giảm giá, thì mua sớm làm gì, đợi giảm rồi mua, tâm lý đợi giảm giá sẽ là con dao sắc nhọn đâm vào từ từ từ từ cho đến khi gục hẳn.
Fujifilm trong năm trước, do áp lực doanh số quá lớn, đã tung rất nhiều chương trình giảm giá bất ngờ. Có sản phẩm giảm đến 10 triệu chỉ sau 1 đêm, điều đó khiến những người dùng háo hức mua sớm thất vọng, tẽn tò và giận dữ. Mà không phải chỉ người dùng, đại lý nhập hàng (như câu chuyện Phú Quang ở trên) trước sau một vài ngày thôi cũng “ăn hành” ngập miệng, đắng ngắt nuốt không nổi mà nhả không xong.
“Quay về đi về đi anh hỡi, anh đã sai hãy làm lại từ đầu”
Thôi lời vắn tình dài, trong tinh thần phê và tự phê cao độ, những thiếu sót chưa thực hiện được của chi bộ ta trong thời gian qua là có thật. Vấn đề chỉ là có muốn thay đổi làm lại từ đầu cho nó đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hay không thôi. Mà thật ra làm hay không là chuyện của các đồng chí, I don’t care, tôi họp chi bộ chỉ phê và tự phê là hết nhiệm vụ.