Hãng Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) vừa tuyên bố rút khỏi liên doanh bán dẫn trị giá 19,5 tỷ USD với tập đoàn Vedanta của Ấn Độ, tạo nên bước lùi đáng kể đối với nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Năm ngoái, hãng sản xuất thiết bị điện tử theo đặt hàng lớn nhất thế giới ký thoả thuận với tập đoàn Vedanta để thành lập nhà máy sản xuất chất bán dẫn và màn hình ở bang Gujarat, quê hương của ông Modi.
Hôm qua, Foxconn ra tuyên bố cho biết họ quyết định không tiếp tục tham gia dự án liên doanh với Vedanta, nhưng không cho biết lý do.
Công ty cho biết họ đã làm việc với Vedanta trong hơn 1 năm để “đưa ý tưởng bán dẫn tuyệt vời thành hiện thực”, nhưng hai bên cùng đồng ý kết thúc quan hệ hợp tác này và sẽ loại tên của Foxconn khỏi dự án.
Vedanta cho biết họ vẫn cam kết đầy đủ với dự án sản xuất chất bán dẫn và các đối tác khác đang xếp hàng chờ cơ hội tham gia dự án.
"Vedanta đã nỗ lực gấp đôi để hoàn thành tầm nhìn của Thủ tướng Modi”, Vedanta khẳng định trong một tuyên bố.
Một nguồn tin nắm được tình hình cho biết, những lo ngại về việc Chính phủ Ấn Độ chậm trễ phê duyệt ưu đãi góp phần khiến Foxconn quyết định rút khỏi liên doanh. New Delhi cũng đã đặt ra một số câu hỏi về ước tính chi phí để liên doanh nhận được ưu đãi từ chính phủ, nguồn tin cho biết thêm.
Thủ tướng Modi coi sản xuất chip là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh tế nhằm theo đuổi "kỷ nguyên mới" trong sản xuất điện tử. Động thái của Foxconn có thể trở thành đòn giáng mạnh vào tham vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên sản xuất chip tại quốc gia Nam Á này.
“Thỏa thuận này không thành công chắc chắn sẽ tạo nên một trở ngại cho nỗ lực 'Sản xuất tại Ấn Độ'”, Neil Shah, Phó chủ tịch nghiên cứu tại Counterpoint, nhận định.
Nhà nghiên cứu này cho rằng liên doanh tan rã cũng không tốt cho Vedanta, vì sẽ khiến các hãng khác thiếu tin tưởng.
Thứ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar khẳng định, Foxconn "không ảnh hưởng" đến các kế hoạch của Ấn Độ. Ông cho biết chính phủ Ấn Độ không tìm hiểu lý do vì sao hai công ty tư nhân chọn hợp tác hay không hợp tác với nhau.
Foxconn được biết đến nhiều nhất như một hãng lắp ráp iPhone và các sản phẩm khác cho Apple. Trong những năm gần đây, Foxconn mở rộng sang ngành công nghiệp chip để đa dạng hoá kinh doanh.
Hôm qua, Foxconn ra tuyên bố cho biết họ quyết định không tiếp tục tham gia dự án liên doanh với Vedanta, nhưng không cho biết lý do.
Công ty cho biết họ đã làm việc với Vedanta trong hơn 1 năm để “đưa ý tưởng bán dẫn tuyệt vời thành hiện thực”, nhưng hai bên cùng đồng ý kết thúc quan hệ hợp tác này và sẽ loại tên của Foxconn khỏi dự án.
Vedanta cho biết họ vẫn cam kết đầy đủ với dự án sản xuất chất bán dẫn và các đối tác khác đang xếp hàng chờ cơ hội tham gia dự án.
"Vedanta đã nỗ lực gấp đôi để hoàn thành tầm nhìn của Thủ tướng Modi”, Vedanta khẳng định trong một tuyên bố.
Một nguồn tin nắm được tình hình cho biết, những lo ngại về việc Chính phủ Ấn Độ chậm trễ phê duyệt ưu đãi góp phần khiến Foxconn quyết định rút khỏi liên doanh. New Delhi cũng đã đặt ra một số câu hỏi về ước tính chi phí để liên doanh nhận được ưu đãi từ chính phủ, nguồn tin cho biết thêm.
Thủ tướng Modi coi sản xuất chip là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh tế nhằm theo đuổi "kỷ nguyên mới" trong sản xuất điện tử. Động thái của Foxconn có thể trở thành đòn giáng mạnh vào tham vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên sản xuất chip tại quốc gia Nam Á này.
“Thỏa thuận này không thành công chắc chắn sẽ tạo nên một trở ngại cho nỗ lực 'Sản xuất tại Ấn Độ'”, Neil Shah, Phó chủ tịch nghiên cứu tại Counterpoint, nhận định.
Nhà nghiên cứu này cho rằng liên doanh tan rã cũng không tốt cho Vedanta, vì sẽ khiến các hãng khác thiếu tin tưởng.
Thứ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar khẳng định, Foxconn "không ảnh hưởng" đến các kế hoạch của Ấn Độ. Ông cho biết chính phủ Ấn Độ không tìm hiểu lý do vì sao hai công ty tư nhân chọn hợp tác hay không hợp tác với nhau.
Foxconn được biết đến nhiều nhất như một hãng lắp ráp iPhone và các sản phẩm khác cho Apple. Trong những năm gần đây, Foxconn mở rộng sang ngành công nghiệp chip để đa dạng hoá kinh doanh.
Theo Genk