Những lời ca tụng ngút trời trên toàn thế giới, những phát biểu hùng hồn của chính trị gia, những bài báo tung hô của giới truyền thông, hàng loạt tác phẩm phim ảnh, sách báo ăn theo,... Sự kiện ngày 20/07/1969 - 66 năm sau sau khi con người thực hiện được chuyến bay đầu tiên trên thế giới bằng phi cơ (1903) - là sự kiện mà cùng với thảm hoạ Hiroshima tại Nhật Bản, được coi là 1 trong 2 sự kiện tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Và sự kiện này gắn liền với cái tên Neil Amstrong - Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Đối với chúng ta, đây là 1 thành tựu vĩ đại của nhân loại và Neil là 1 người hùng. Vậy nhưng, những gì Neil đã trải qua trong cuộc hành trình này thì hoàn toàn khác.
Và đây cũng chính là những trải nghiệm chân thực đến đau đớn nhưng ko kém phần tự hào mà bộ phim đem đến cho người xem.
Trước khi tham gia vào chương trình đưa người lên mặt trăng, Neil là 1 anh phi công lái thử của NASA. 1 bi kịch đã giáng xuống Neil khi cô con gái của anh qua đời vì ung thư khi còn rất nhỏ. 1 năm sau, anh quyết định tham gia ứng tuyển và trở thành 1 thành viên trong chương trình huấn luyện đưa người lên mặt trăng (GEMINI - 1 trong 2 chương trình hỗ trợ cho dự án Apollo sau này) bất chấp sự khinh rẻ của nhiều người có xuất thân trong quân đội. Trải qua những đợt huấn luyện hành xác. Anh và các đồng đội của mình cuối cùng cũng vượt qua. Năm 1966, anh được chọn chỉ huy chuyến bay đầu tiên có người lái mà 2 phi thuyền kết nối với nhau (trước đó chỉ có người lái chứ không có ghép nối phi thuyền). Phi thuyền của Neil đã ghép nối thành công. Nhưng trục trặc kỹ thuật đã khiến nhiệm vụ kết thúc sớm 2 ngày và Neil cùng cộng sự của mình đã suýt mất mạng. Sau chuyến chết hụt hú vía này, Neil đã tạm ngưng tham gia bay thử nghiệm. Và trong chuyến chuẩn bị bay thử nghiệm GEMINI 9, 3 cộng sự của Neil đã chết. Sau đó Neil đã tham gia vào dự án Apollo, và trong chuyến Apollo 11, ông đã trở thành người đầu tiên đặt chân đến mặt trăng.
Những bi kịch liên hồi xảy đến với Neil bắt đầu từ năm 1961 khi con gái ông chết và trong khoảng 7 năm tham gia chương trình của NASA đã được chọn để làm nên 1 bộ phim chân thực 1 cách ngỡ ngàng về cuộc đời của Neil Amstrong và thành tựu vĩ đại của nhân loại.
Trong phim, khán giả sẽ thấy được 1 góc nhìn mà ít được chú ý đến về Neil cũng như quá trình thực hiện cuộc đổ bộ. Những gì Neil phải trải qua để có được thành tựu đó là quá sức chịu đựng của 1 người bình thường. Từ bi kịch của cô con gái nhỏ cho đến chứng kiến những cái chết của đồng đội. Bản thân Neil cũng trải qua những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, từng chết hụt ngoài không gian, lại còn phải chịu những lời chỉ trích sau thất bại. Gia đình của ông cũng như gia đình của những phi hành gia khác cũng phải chịu đựng cùng ông. Tài tử Ryan Gosling đã thể hiện xuất sắc hình ảnh của 1 người phải chịu đựng quá nhiều mà vẫn không gục ngã. Ta có thể thấy ngay cả trong những hình ảnh quảng bá phim, hình ảnh Neil Amstrong luôn xuất hiện với ánh mắt đượm buồn nhưng rất kiên định, giống như ông đang quyết tâm để làm cho bằng được nhiệm vụ này vì đã có quá nhiều mất mát xảy ra vì nó. Ông phải thanh toán sòng phẳng món nợ này với mặt trăng.
Ê-kip làm phim chính là ê-kip đã đem đến cho chúng ta Whiplash và La La Land - 2 tác phẩm đạt vô số đề cử cũng như giải thưởng Oscar. Đạo diễn tài năng Damien Chazelle đã 1 lần nữa thể hiện tài năng của mình để đem đến 1 bộ phim giàu cảm xúc cho khán giả. First Man xứng đáng là 1 ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng Oscar sắp tới. Ý tưởng đem trải nghiệm thực của phi công cũng như của phi hành gia thể hiện lên phim là 1 ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ phải nín thở vì phim tái tạo rất chân thực cảm giác phía bên trong buồng lái của phi cơ hay của tàu con thoi. Trong phim, những góc máy được đặt ngay tại vị trí ghế ngồi của phi hành gia hoặc đặt sát bên cạnh mặt họ, xung quanh là các kỹ thuật viên đang hỗ trợ lắp đặt và kiểm tra các thiết bị bên trong khoang lái cũng như lắp đặt đủ thứ thiết bị lên người họ. Rồi sau đó, cánh cửa khoang lái dần dần đóng lại, không gian cảm giác thật ngột ngạt và căng thẳng, như thể nằm trong 1 cỗ quan tài và chuẩn bị được phóng đi. Người xem có cảm giác như chính mình đang nằm trong đó. Từng trường đoạn máy bay, hoặc tàu coi thoi được phóng đi, góc máy vẫn ở bên trong buồng lái, những rung lắc và chấn động phía bên trong đều có thể được cảm nhận rất rõ. Khác hẳn với những hình ảnh đẹp đẽ nhẹ nhàng khi quan sát từ bên ngoài trên các phương tiện truyền thông. Trải nghiệm bên trong buồng lái thực sự khiến người ta phải kinh ngạc.
Điểm độc đáo tiếp theo trong nghệ thuật quay phim đến từ cách đạo diễn lựa chọn quay phần lớn bộ phim theo phong cách giả phim tài liệu những năm 1960 kết hợp với cả máy quay góc rộng IMAX để tái hiện cảnh mặt trăng. Đạo diễn đã dùng tới 3 loại máy quay cho bộ phim bao gồm 16mm, 35mm và loại 70mm dành cho nhưng cảnh IMAX. Những cảnh quay cận mặt bằng máy quay cầm tay, kết hợp với diễn xuất tự nhiên của các diễn viên đã đưa khán giả trở lại đúng cuộc sống của gia đình Neil cũng như của nước Mỹ những năm 60 thế kỷ trước.
Âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong việc làm cho các cảnh phim thêm giàu cảm xúc. Đặc biệt trong trường đoạn đổ bộ lên mặt trăng, đoạn nhạc nền đã tạo nên cao trào ở thời khắc quyết định trong cuộc hành trình khiến cho người xem cũng cảm thấy như vỡ oà vì xúc động.
Điểm sáng diễn xuất đương nhiên thuộc về 2 diễn viên chính Ryan Gosling và nữ diễn viên Claire Foy - đóng vai Janet vợ Neil. Nếu những đấu tranh nội tâm của Neil - người có tính cách khá khép mình - được thể hiện qua đôi mắt của Ryan thì đối với Janet, sự giằng xé cũng như đau khổ của bà được Claire truyền tải tuyệt vời bằng diễn xuất và những câu thoại. Trong phim, phần thoại của nhân vật Neil Amstrong không quá đặc biệt vì ông vốn là người giấu tâm sự vào trong. Phần thoại của Janet gây nhiều ấn tượng hơn hẳn, đặc biệt trong trường đoạn bà bùng nổ những cảm xúc dồn nén của mình khi Neil sắp đồ chuẩn bị cho chuyến hành trình Apollo 11.
First Man là 1 trải nghiệm điện ảnh giàu cảm xúc. Chân thực, đau đớn những cũng đầy hào hùng. Khắc hoạ và truyền tải đầy đủ những gì thuộc về “Bước chân nhỏ của 1 con người, nhưng là bước tiến lớn của cả nhân loại”. Sự độc đáo và táo bạo trong cách làm phim cũng sẽ gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Đánh giá: 8.5/10
*Tips: Vì phim có những trường đoạn rung lắc mạnh với những góc quay trong buồng lái, khuyên các bạn nên ngồi xa màn hình 1 chút, bạn nào yếu có thể chóng mặt
Đối với chúng ta, đây là 1 thành tựu vĩ đại của nhân loại và Neil là 1 người hùng. Vậy nhưng, những gì Neil đã trải qua trong cuộc hành trình này thì hoàn toàn khác.
Và đây cũng chính là những trải nghiệm chân thực đến đau đớn nhưng ko kém phần tự hào mà bộ phim đem đến cho người xem.
Trước khi tham gia vào chương trình đưa người lên mặt trăng, Neil là 1 anh phi công lái thử của NASA. 1 bi kịch đã giáng xuống Neil khi cô con gái của anh qua đời vì ung thư khi còn rất nhỏ. 1 năm sau, anh quyết định tham gia ứng tuyển và trở thành 1 thành viên trong chương trình huấn luyện đưa người lên mặt trăng (GEMINI - 1 trong 2 chương trình hỗ trợ cho dự án Apollo sau này) bất chấp sự khinh rẻ của nhiều người có xuất thân trong quân đội. Trải qua những đợt huấn luyện hành xác. Anh và các đồng đội của mình cuối cùng cũng vượt qua. Năm 1966, anh được chọn chỉ huy chuyến bay đầu tiên có người lái mà 2 phi thuyền kết nối với nhau (trước đó chỉ có người lái chứ không có ghép nối phi thuyền). Phi thuyền của Neil đã ghép nối thành công. Nhưng trục trặc kỹ thuật đã khiến nhiệm vụ kết thúc sớm 2 ngày và Neil cùng cộng sự của mình đã suýt mất mạng. Sau chuyến chết hụt hú vía này, Neil đã tạm ngưng tham gia bay thử nghiệm. Và trong chuyến chuẩn bị bay thử nghiệm GEMINI 9, 3 cộng sự của Neil đã chết. Sau đó Neil đã tham gia vào dự án Apollo, và trong chuyến Apollo 11, ông đã trở thành người đầu tiên đặt chân đến mặt trăng.
Những bi kịch liên hồi xảy đến với Neil bắt đầu từ năm 1961 khi con gái ông chết và trong khoảng 7 năm tham gia chương trình của NASA đã được chọn để làm nên 1 bộ phim chân thực 1 cách ngỡ ngàng về cuộc đời của Neil Amstrong và thành tựu vĩ đại của nhân loại.
Trong phim, khán giả sẽ thấy được 1 góc nhìn mà ít được chú ý đến về Neil cũng như quá trình thực hiện cuộc đổ bộ. Những gì Neil phải trải qua để có được thành tựu đó là quá sức chịu đựng của 1 người bình thường. Từ bi kịch của cô con gái nhỏ cho đến chứng kiến những cái chết của đồng đội. Bản thân Neil cũng trải qua những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, từng chết hụt ngoài không gian, lại còn phải chịu những lời chỉ trích sau thất bại. Gia đình của ông cũng như gia đình của những phi hành gia khác cũng phải chịu đựng cùng ông. Tài tử Ryan Gosling đã thể hiện xuất sắc hình ảnh của 1 người phải chịu đựng quá nhiều mà vẫn không gục ngã. Ta có thể thấy ngay cả trong những hình ảnh quảng bá phim, hình ảnh Neil Amstrong luôn xuất hiện với ánh mắt đượm buồn nhưng rất kiên định, giống như ông đang quyết tâm để làm cho bằng được nhiệm vụ này vì đã có quá nhiều mất mát xảy ra vì nó. Ông phải thanh toán sòng phẳng món nợ này với mặt trăng.
Ê-kip làm phim chính là ê-kip đã đem đến cho chúng ta Whiplash và La La Land - 2 tác phẩm đạt vô số đề cử cũng như giải thưởng Oscar. Đạo diễn tài năng Damien Chazelle đã 1 lần nữa thể hiện tài năng của mình để đem đến 1 bộ phim giàu cảm xúc cho khán giả. First Man xứng đáng là 1 ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng Oscar sắp tới. Ý tưởng đem trải nghiệm thực của phi công cũng như của phi hành gia thể hiện lên phim là 1 ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ phải nín thở vì phim tái tạo rất chân thực cảm giác phía bên trong buồng lái của phi cơ hay của tàu con thoi. Trong phim, những góc máy được đặt ngay tại vị trí ghế ngồi của phi hành gia hoặc đặt sát bên cạnh mặt họ, xung quanh là các kỹ thuật viên đang hỗ trợ lắp đặt và kiểm tra các thiết bị bên trong khoang lái cũng như lắp đặt đủ thứ thiết bị lên người họ. Rồi sau đó, cánh cửa khoang lái dần dần đóng lại, không gian cảm giác thật ngột ngạt và căng thẳng, như thể nằm trong 1 cỗ quan tài và chuẩn bị được phóng đi. Người xem có cảm giác như chính mình đang nằm trong đó. Từng trường đoạn máy bay, hoặc tàu coi thoi được phóng đi, góc máy vẫn ở bên trong buồng lái, những rung lắc và chấn động phía bên trong đều có thể được cảm nhận rất rõ. Khác hẳn với những hình ảnh đẹp đẽ nhẹ nhàng khi quan sát từ bên ngoài trên các phương tiện truyền thông. Trải nghiệm bên trong buồng lái thực sự khiến người ta phải kinh ngạc.
Điểm độc đáo tiếp theo trong nghệ thuật quay phim đến từ cách đạo diễn lựa chọn quay phần lớn bộ phim theo phong cách giả phim tài liệu những năm 1960 kết hợp với cả máy quay góc rộng IMAX để tái hiện cảnh mặt trăng. Đạo diễn đã dùng tới 3 loại máy quay cho bộ phim bao gồm 16mm, 35mm và loại 70mm dành cho nhưng cảnh IMAX. Những cảnh quay cận mặt bằng máy quay cầm tay, kết hợp với diễn xuất tự nhiên của các diễn viên đã đưa khán giả trở lại đúng cuộc sống của gia đình Neil cũng như của nước Mỹ những năm 60 thế kỷ trước.
Âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong việc làm cho các cảnh phim thêm giàu cảm xúc. Đặc biệt trong trường đoạn đổ bộ lên mặt trăng, đoạn nhạc nền đã tạo nên cao trào ở thời khắc quyết định trong cuộc hành trình khiến cho người xem cũng cảm thấy như vỡ oà vì xúc động.
Điểm sáng diễn xuất đương nhiên thuộc về 2 diễn viên chính Ryan Gosling và nữ diễn viên Claire Foy - đóng vai Janet vợ Neil. Nếu những đấu tranh nội tâm của Neil - người có tính cách khá khép mình - được thể hiện qua đôi mắt của Ryan thì đối với Janet, sự giằng xé cũng như đau khổ của bà được Claire truyền tải tuyệt vời bằng diễn xuất và những câu thoại. Trong phim, phần thoại của nhân vật Neil Amstrong không quá đặc biệt vì ông vốn là người giấu tâm sự vào trong. Phần thoại của Janet gây nhiều ấn tượng hơn hẳn, đặc biệt trong trường đoạn bà bùng nổ những cảm xúc dồn nén của mình khi Neil sắp đồ chuẩn bị cho chuyến hành trình Apollo 11.
First Man là 1 trải nghiệm điện ảnh giàu cảm xúc. Chân thực, đau đớn những cũng đầy hào hùng. Khắc hoạ và truyền tải đầy đủ những gì thuộc về “Bước chân nhỏ của 1 con người, nhưng là bước tiến lớn của cả nhân loại”. Sự độc đáo và táo bạo trong cách làm phim cũng sẽ gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Đánh giá: 8.5/10
*Tips: Vì phim có những trường đoạn rung lắc mạnh với những góc quay trong buồng lái, khuyên các bạn nên ngồi xa màn hình 1 chút, bạn nào yếu có thể chóng mặt
Chỉnh sửa lần cuối: