Các kỹ sư trên toàn thế giới đã nỗ lực nhiều để màn hình cảm ứng tạo ra phản hồi cảm giác tốt hơn, nhưng chưa có sản phẩm nào giống như hệ thống FingerFlux do các nhà nghiên cứu từ Đại học Aachen (Đức) thực hiện.
Hệ thống nằm bên dưới màn hình cảm ứng và tương tác với một thiết bị nam châm nhỏ mà người dùng đeo vào ngón tay. Tuy rằng, miếng đeo tay này hơi phiền một chút, nhưng nó mang lại những khả năng rất thú vị. Một trong những khả năng đó là “cầm tay bạn” đưa đến 1 vị trí nào đó trên màn hình và “giữ chặt tay bạn” ở vị trí này.
Một khả năng đặc biệt khác nữa là bạn có thể cảm nhận được sự tiếp xúc trước khi chạm vào màn hình cảm ứng, hay thao tác điều khiển (ví dụ để nghe nhạc) không cần nhìn vào màn hình. Tất nhiên, phải còn lâu lắm thì kích thước hệ thống FingerFlux mới phát triển đủ nhỏ để ứng dụng lên điện thoại. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang thực hiện mẫu trên các màn hình tương tác (thường để cung cấp thông tin hoặc quảng cáo tại nhà ga, siêu thị,…)
Điều khiển phản hồi cảm giác (Haptic output channel): FingerFlux tạo ra cách thức tương tác qua màn hình cảm ứng. Ví dụ, khi người dùng để tay gần nút bấm “nhạy cảm” trên màn hình (ví dụ nút xóa chẳng hạn), FingerFlux có thể phản hồi bằng cách rung để cảnh báo người dùng. Hệ thống này cũng có thể đơn giản hóa đường phố hay các vật thể, giúp người khiếm thị thao tác dễ dàng trên màn hình.
Haptic là một từ gốc Hy Lạp để chỉ cảm giác xúc giác (sense of touch). Nói chung, Haptic bao gồm bao gồm lực tác động (cứng, mềm), cảm giác về bề mặt (thô, nhám, sắc, trơn…) cảm giác về chuyển động mà con người có thể cảm nhận thông qua tiếp xúc, cầm, nắm, sờ…
Công nghệ Haptics là công nghệ tái tạo lại các cảm giác xúc giác đó, với mức độ chân thực và chi tiết khác nhau, nhằm tái tạo lại toàn bộ hay một phần cảm giác xúc giác của con người khi tiếp xúc với thiết bị.
Hướng dẫn người dùng:: FingerFlux có thể hướng dẫn người dùng bằng cách tạo ra lực hút từ vào những vị trí cần phải thao tác và tạo ra lực đẩy đối với những vị trí không được chạm vào. Có thể ứng dụng mặt này vào giảng dạy hoặc tìm kiếm đường phố trên các bảng hướng dẫn cảm ứng mà không cần nhìn màn hình.
Sửa lỗi nhập: Khi thao tác trên màn hình cảm ứng rất dễ bấm nhầm vị trí nếu không để ý. Hệ thống sẽ tạo ra lực hút từ trường trên những vị trí cần nhấn nút làm thao tác sẽ chính xác hơn.
Điều chỉnh thao tác: Hệ thống có thể tạo lực hút vào những nút bấm trên màn hình và tạo lực đẩy những chỗ không cần nhấn vào. Có thể dựa vào đây để thiết lập hệ thống khung lưới canh vị trí để điều chỉnh thao tác.
Gắn thanh nam châm trên ngón tay thì có vẻ phiền phức. Tuy nhiên, rất đáng làm! Chẳng hạn người khiếm thị nhờ vào hệ thống này có thể tương tác được với màn hình cảm ứng dễ dàng. Trong tương lai có thể thiết bị sẽ có những chiều hướng thiết kế sau:
Hệ thống nằm bên dưới màn hình cảm ứng và tương tác với một thiết bị nam châm nhỏ mà người dùng đeo vào ngón tay. Tuy rằng, miếng đeo tay này hơi phiền một chút, nhưng nó mang lại những khả năng rất thú vị. Một trong những khả năng đó là “cầm tay bạn” đưa đến 1 vị trí nào đó trên màn hình và “giữ chặt tay bạn” ở vị trí này.
Một khả năng đặc biệt khác nữa là bạn có thể cảm nhận được sự tiếp xúc trước khi chạm vào màn hình cảm ứng, hay thao tác điều khiển (ví dụ để nghe nhạc) không cần nhìn vào màn hình. Tất nhiên, phải còn lâu lắm thì kích thước hệ thống FingerFlux mới phát triển đủ nhỏ để ứng dụng lên điện thoại. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang thực hiện mẫu trên các màn hình tương tác (thường để cung cấp thông tin hoặc quảng cáo tại nhà ga, siêu thị,…)
Video trình diễn và giới thiệu về FingerFlux
[video=youtube;trM7mXOjNFY]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=trM7mXOjNFY[/video]
Những ứng dụng của công nghệ này
Điều khiển phản hồi cảm giác (Haptic output channel): FingerFlux tạo ra cách thức tương tác qua màn hình cảm ứng. Ví dụ, khi người dùng để tay gần nút bấm “nhạy cảm” trên màn hình (ví dụ nút xóa chẳng hạn), FingerFlux có thể phản hồi bằng cách rung để cảnh báo người dùng. Hệ thống này cũng có thể đơn giản hóa đường phố hay các vật thể, giúp người khiếm thị thao tác dễ dàng trên màn hình.
Haptic là một từ gốc Hy Lạp để chỉ cảm giác xúc giác (sense of touch). Nói chung, Haptic bao gồm bao gồm lực tác động (cứng, mềm), cảm giác về bề mặt (thô, nhám, sắc, trơn…) cảm giác về chuyển động mà con người có thể cảm nhận thông qua tiếp xúc, cầm, nắm, sờ…
Công nghệ Haptics là công nghệ tái tạo lại các cảm giác xúc giác đó, với mức độ chân thực và chi tiết khác nhau, nhằm tái tạo lại toàn bộ hay một phần cảm giác xúc giác của con người khi tiếp xúc với thiết bị.
Hướng dẫn người dùng:: FingerFlux có thể hướng dẫn người dùng bằng cách tạo ra lực hút từ vào những vị trí cần phải thao tác và tạo ra lực đẩy đối với những vị trí không được chạm vào. Có thể ứng dụng mặt này vào giảng dạy hoặc tìm kiếm đường phố trên các bảng hướng dẫn cảm ứng mà không cần nhìn màn hình.
Sửa lỗi nhập: Khi thao tác trên màn hình cảm ứng rất dễ bấm nhầm vị trí nếu không để ý. Hệ thống sẽ tạo ra lực hút từ trường trên những vị trí cần nhấn nút làm thao tác sẽ chính xác hơn.
Điều chỉnh thao tác: Hệ thống có thể tạo lực hút vào những nút bấm trên màn hình và tạo lực đẩy những chỗ không cần nhấn vào. Có thể dựa vào đây để thiết lập hệ thống khung lưới canh vị trí để điều chỉnh thao tác.
Gắn thanh nam châm trên ngón tay thì có vẻ phiền phức. Tuy nhiên, rất đáng làm! Chẳng hạn người khiếm thị nhờ vào hệ thống này có thể tương tác được với màn hình cảm ứng dễ dàng. Trong tương lai có thể thiết bị sẽ có những chiều hướng thiết kế sau:
Theo Engadget, rwth-aachen.de