Theo đó, malware kia xuất phát từ chính những kẻ đã cấy chip gián điệp vào máy chủ của Supermicro, và hai trong số các công ty đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công do nó gây ra là Apple và Facebook.
Trong khi Amazon và Apple từ chối việc bị cài cắm vi chip vào máy chủ, thì cả Facebook và Apple đều xác nhận rằng họ đã phát hiện ra malware trong các máy chủ cung cấp bởi Supermicro.
Facebook nói rằng họ biết về các máy chủ bị dính firmware bị can thiệp vào năm 2015 trên "một số phần cứng của Supermicro" vốn chỉ được dùng "cho mục đích thử nghiệm một cách hạn chế trong các phòng thí nghiệm" của hãng. Nói cách khác, Facebook tuyên bố vụ tấn công không ảnh hưởng đến người dùng - một lời trấn an nghe không mấy bùi tai đến từ một công ty đang phải đối mặt với vụ để lộ dữ liệu, ảnh hưởng 50 triệu người dùng.
Apple thì cho biết họ phát hiện ra malware trong một server của mình vào năm 2016. Tuyên bố lần này không xung đột với việc Apple từ chối bị cài cắm chip, mà ngược lại còn củng cố lời nói đó bởi hãng viện dẫn malware mới là lý do dẫn đến việc ngừng mua sản phẩm từ Supermicro chứ không phải do những con vi chip độc trên các máy chủ.
Tuy nhiên, xác nhận của hai công ty lớn này vẫn là rất đáng chú ý. Điều chưa rõ ở đây là phạm vi của vụ xâm nhập và liệu, hay tại sao, Amazon và Apple lại tìm lý do để từ chối cuộc tấn công bằng vi chip.
Theo Genk