Cơ quan cạnh tranh Australia cho biết đang xem xét khiếu nại của một nhà xuất bản về việc bị Facebook từ chối yêu cầu đàm phán thỏa thuận cấp phép.
The Conversation – tờ báo chuyên đăng bình luận về vấn đề thời sự của các học giả - đã đề nghị Facebook đàm phán theo quy định mới của Australia. Theo quy định mới, Facebook và Google phải đàm phán thỏa thuận cung ứng nội dung với báo chí.
Facebook từ chối mà không đưa ra lý do, ngay cả khi The Conversation nằm trong số các tờ báo Australia đầu tiên ký thỏa thuận tương tự với Google vào năm 2020.
Theo Reuters, động thái của Facebook là phép thử đầu tiên của bộ luật nội dung khắc nghiệt nhất thế giới. Nếu Facebook từ chối đàm phán phí bản quyền với nhà xuất bản, chính phủ Australia sẽ bổ nhiệm trọng tài để can dự.
Trả lời Reuters, Andrew Hunter, người phụ trách quan hệ báo chí của Facebook tại Australia, chỉ nói công ty tập trung vào khép lại các giao dịch thương mại với một số nhà xuất bản trong nước. Ông không đáp lại những câu hỏi cụ thể liên quan tới The Conversation song tiết lộ đang lên kế hoạch cho một sáng kiến riêng biệt, hỗ trợ các phòng tin tức địa phương và báo chí công trong vài tháng tới.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rod Sims, Chủ tịch Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC), bày tỏ: “Nếu Google đã ký thỏa thuận với họ, tôi không thể hiểu Facebook lập luận như thế nào rằng họ không ký”. Ông cũng nhắc đến điều khoản bổ nhiệm trọng tài trong đạo luật truyền thông.
Chính phủ khắp thế giới chuẩn bị giới thiệu các đạo luật nhằm buộc các ông lớn công nghệ bồi thường cho báo chí về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Đây là một thứ kéo độc giả và doanh thu quảng cáo về cho Facebook hay Google. Tuy nhiên, Australia là quốc gia duy nhất đến nay có quyền đưa ra mức phí nếu đàm phán sụp đổ. Chính vì điều này, Facebook từng phản ứng bằng cách “phong tỏa” tin tức tại Australia trước khi nhượng bộ.
Vụ việc với The Conversation cho thấy tác động của luật đối với ngành báo chí xuất bản không phải lúc nào cũng “màu hồng”. Từ khi luật được thông qua, vài hãng truyền thông lớn của Australia đã ký thỏa thuận với Google, Facebook.
Tuy nhiên, một số nhà xuất bản độc lập, quy mô nhỏ lại nhận xét luật tạo ra một ngành công nghiệp phân cấp, nơi chỉ những công ty lớn mới có thể có được giao dịch trong khi số khác thì không.
Chẳng hạn, Nelson Yap, chủ biên tờ Australian Property Journal, tiết lộ đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Google nhưng email hai lần cho Facebook đều không có hồi âm. Tờ báo đang “vò đầu bứt tai” để nghiên cứu nên làm gì tiếp theo.
Trong khi đó, County Press Australia – tổ chức đại diện cho báo chí khu vực – nói đang đàm phán với Facebook thay mặt khoảng 140 nhà xuất bản.
Biên tập viên Misha Ketchell của The Conversation chia sẻ dù thất vọng vì chưa thể đàm phán với Facebook lúc này, họ vẫn lạc quan có thể đạt một thỏa thuận. Chủ tịch ACCC cũng khuyên các nhà xuất bản nhỏ nên kiên nhẫn. “Một mặt, tôi lo ngại vì mọi người không nhận được phản hồi email, mặt khác, tôi đã nhìn thấy điều này trước đó rồi mọi chuyện thay đổi và thỏa thuận được chốt”, ông nói.
The Conversation – tờ báo chuyên đăng bình luận về vấn đề thời sự của các học giả - đã đề nghị Facebook đàm phán theo quy định mới của Australia. Theo quy định mới, Facebook và Google phải đàm phán thỏa thuận cung ứng nội dung với báo chí.
Facebook từ chối mà không đưa ra lý do, ngay cả khi The Conversation nằm trong số các tờ báo Australia đầu tiên ký thỏa thuận tương tự với Google vào năm 2020.
Theo Reuters, động thái của Facebook là phép thử đầu tiên của bộ luật nội dung khắc nghiệt nhất thế giới. Nếu Facebook từ chối đàm phán phí bản quyền với nhà xuất bản, chính phủ Australia sẽ bổ nhiệm trọng tài để can dự.
Trả lời Reuters, Andrew Hunter, người phụ trách quan hệ báo chí của Facebook tại Australia, chỉ nói công ty tập trung vào khép lại các giao dịch thương mại với một số nhà xuất bản trong nước. Ông không đáp lại những câu hỏi cụ thể liên quan tới The Conversation song tiết lộ đang lên kế hoạch cho một sáng kiến riêng biệt, hỗ trợ các phòng tin tức địa phương và báo chí công trong vài tháng tới.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rod Sims, Chủ tịch Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC), bày tỏ: “Nếu Google đã ký thỏa thuận với họ, tôi không thể hiểu Facebook lập luận như thế nào rằng họ không ký”. Ông cũng nhắc đến điều khoản bổ nhiệm trọng tài trong đạo luật truyền thông.
Chính phủ khắp thế giới chuẩn bị giới thiệu các đạo luật nhằm buộc các ông lớn công nghệ bồi thường cho báo chí về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Đây là một thứ kéo độc giả và doanh thu quảng cáo về cho Facebook hay Google. Tuy nhiên, Australia là quốc gia duy nhất đến nay có quyền đưa ra mức phí nếu đàm phán sụp đổ. Chính vì điều này, Facebook từng phản ứng bằng cách “phong tỏa” tin tức tại Australia trước khi nhượng bộ.
Vụ việc với The Conversation cho thấy tác động của luật đối với ngành báo chí xuất bản không phải lúc nào cũng “màu hồng”. Từ khi luật được thông qua, vài hãng truyền thông lớn của Australia đã ký thỏa thuận với Google, Facebook.
Tuy nhiên, một số nhà xuất bản độc lập, quy mô nhỏ lại nhận xét luật tạo ra một ngành công nghiệp phân cấp, nơi chỉ những công ty lớn mới có thể có được giao dịch trong khi số khác thì không.
Chẳng hạn, Nelson Yap, chủ biên tờ Australian Property Journal, tiết lộ đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Google nhưng email hai lần cho Facebook đều không có hồi âm. Tờ báo đang “vò đầu bứt tai” để nghiên cứu nên làm gì tiếp theo.
Trong khi đó, County Press Australia – tổ chức đại diện cho báo chí khu vực – nói đang đàm phán với Facebook thay mặt khoảng 140 nhà xuất bản.
Biên tập viên Misha Ketchell của The Conversation chia sẻ dù thất vọng vì chưa thể đàm phán với Facebook lúc này, họ vẫn lạc quan có thể đạt một thỏa thuận. Chủ tịch ACCC cũng khuyên các nhà xuất bản nhỏ nên kiên nhẫn. “Một mặt, tôi lo ngại vì mọi người không nhận được phản hồi email, mặt khác, tôi đã nhìn thấy điều này trước đó rồi mọi chuyện thay đổi và thỏa thuận được chốt”, ông nói.
Theo ICT News