Dù có đội ngũ kiểm duyệt lớn cùng sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, nhưng những đại gia công nghệ như Facebook và Google vẫn thất bại trong việc kiểm soát các quảng cáo lừa đảo, mạo danh.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy, lợi dụng việc người dân phải ở nhà chống dịch Covid-19, nhiều kẻ cơ hội đã chạy các chương trình quảng cáo giả mạo với mục đích kiếm lời.
Theo nghiên cứu trên 2.000 người trưởng thành ở Anh, có 34% người dùng trên Google và và 26% trên Facebook nói quảng cáo lừa đảo tiếp tục tồn tại ngay cả khi họ đã gửi báo cáo.
Nghiên cứu nhấn mạnh, Facebook và Google đang tỏ ra bất lực vì không tìm được cách hiệu quả nhằm chặn quảng cáo gian lận ngay trên nền tảng của họ, ngay cả khi được người dùng báo cáo.
Thí dụ, kẻ lừa đảo đã lợi dụng danh tiếng của nhà bán lẻ giày lâu đời ở nước Anh như Clarks, Russell và Bromley để chạy các quảng cáo giả về chiến dịch giảm giá. Một nạn nhân cho biết đã trả 86 bảng Anh (khoảng 2,7 triệu đồng) để đặt một đôi giày nhưng lại nhận được...một cặp kính râm rẻ tiền.
Một chuyên gia về quyền người tiêu dùng của Anh đã khẳng định rằng các nền tảng trực tuyến phải có trách nhiệm pháp lý để xác định, xóa và ngăn chặn nội dung giả mạo và gian lận trên các trang web của họ.
Về phần mình, Facebook tuyên bố thẳng thừng rằng hoạt động gian lận không được phép diễn ra trên nền tảng của họ và họ đã hành động chống lại một số trang lừa đảo được báo cáo. Trong khi đó, Google cho biết trước đó công ty đã xóa hơn 3,1 tỷ quảng cáo lừa đảo do vi phạm chính sách của mình.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy, lợi dụng việc người dân phải ở nhà chống dịch Covid-19, nhiều kẻ cơ hội đã chạy các chương trình quảng cáo giả mạo với mục đích kiếm lời.
Theo nghiên cứu trên 2.000 người trưởng thành ở Anh, có 34% người dùng trên Google và và 26% trên Facebook nói quảng cáo lừa đảo tiếp tục tồn tại ngay cả khi họ đã gửi báo cáo.
Nghiên cứu nhấn mạnh, Facebook và Google đang tỏ ra bất lực vì không tìm được cách hiệu quả nhằm chặn quảng cáo gian lận ngay trên nền tảng của họ, ngay cả khi được người dùng báo cáo.
Thí dụ, kẻ lừa đảo đã lợi dụng danh tiếng của nhà bán lẻ giày lâu đời ở nước Anh như Clarks, Russell và Bromley để chạy các quảng cáo giả về chiến dịch giảm giá. Một nạn nhân cho biết đã trả 86 bảng Anh (khoảng 2,7 triệu đồng) để đặt một đôi giày nhưng lại nhận được...một cặp kính râm rẻ tiền.
Một chuyên gia về quyền người tiêu dùng của Anh đã khẳng định rằng các nền tảng trực tuyến phải có trách nhiệm pháp lý để xác định, xóa và ngăn chặn nội dung giả mạo và gian lận trên các trang web của họ.
Về phần mình, Facebook tuyên bố thẳng thừng rằng hoạt động gian lận không được phép diễn ra trên nền tảng của họ và họ đã hành động chống lại một số trang lừa đảo được báo cáo. Trong khi đó, Google cho biết trước đó công ty đã xóa hơn 3,1 tỷ quảng cáo lừa đảo do vi phạm chính sách của mình.
Theo Nghe Nhìn