Một cách cụ thể hơn, đề nghị được tiếp cận dữ liệu người dùng Facebook đã tăng 27% trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng sáu năm 2016, tương ứng với tăng từ 46.710 lên 59.229 đề nghị, khi so với cùng kỳ của năm 2015. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là hơn phân nửa đề nghị xem dữ liệu cá nhân đến từ các cơ quan hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, trong đó bao gồm một thỏa thuận không tiết lộ, tức người dùng sẽ hoàn toàn không được thông báo gì về việc họ đã nằm trong đôi mắt xanh của chính phủ.
Ở một góc khác thì số đề nghị yêu cầu gỡ bài đăng do vi phạm các điều luật mang tính cục bộ, địa phương lại giảm 83% từ con số 55.829 đề nghị xuống còn 9.633 đề nghị. Được biết trong nửa đầu năm 2015, Facebook đã nhận được đề nghị xóa đến 20.568 nội dung.
Ngoài ra, liên quan tới điều khoản không tiết lộ cho thấy công ty Facebook đã nhận được 3.016 đề nghị khẩn cấp mà trong đó công ty này đã chia sẻ các thông tin liên quan cho các lực lượng chức năng khi nhận thấy chính đáng "có nguy cơ dẫn đến các vụ sát thương hay giết chóc nghiêm trọng."
Tuy vậy, quan chức phụ trách cố vấn pháp lý của Facebook khẳng định công ty tiếp tục chính sách giám sát chặt chẽ mọi đề nghị được tiếp cận dữ liệu người dùng từ các chính phủ, bất kể đó là quốc gia nào, và cũng không ngần ngại gì việc thách thức các lệnh yêu cầu đó.
Quan chức này đồng thời nhấn mạnh rằng công ty Facebook cương quyết chống lại việc mở cổng hậu hay cho phép truy cập trực tiếp các thông tin người dùng.
Nguồn Mashable