Cụ thể, Facebook đã khuyến khích các nhà phát triển game cho phép trẻ em tiêu tiền mà không cần bố mẹ cho phép - đây là thứ mà mạng xã hội này gọi là "friendly fraud" (lừa đảo thân thiện) - nhằm tối đa hóa lợi nhuận, theo một tài liệu nêu rõ chiến thuật phát triển game của hãng.
Đôi lúc, trẻ em thậm chí không biết chúng đang tiêu tiền - một bản tin nội bộ khác trong Facebook cho biết. Tất nhiên, các nhân viên Facebook biết điều này. Các bản báo cáo của riêng họ cho thấy những người dùng chưa thành niên này không hề nhận ra thẻ tín dụng của cha mẹ chúng đã liên kết với tài khoản Facebook của chúng, và chúng đã tiêu tiền thật trong các trò chơi trên Facebook của mình!
Để hiểu được sự tồi tệ của vấn đề, bạn nên biết rằng một đứa trẻ được nhắc đến trong tài liệu nêu trên đã mua sắm số vật phẩm trong game trị giá lên đến...6.500 USD bằng thẻ tín dụng của bố mẹ chỉ trong vòng 2 tuần. Vào năm 2011, các lãnh đạo Facebook từng để ý đến vấn đề "friendly fraud" bởi có báo cáo về số lượng quá lớn các nhà phát triển game tích hợp mua vật phẩm trong game trên nền tảng mạng xã hội này bị yêu cầu hoàn tiền. Một nhà phát triển game báo cáo với Facebook rằng 9% số tiền họ kiếm được từ bán vật phẩm trong game hiện đang bị yêu cầu hoàn lại.
9% là một con số cực cao, xét việc tỉ lệ yêu cầu hoàn tiền trung bình nói trên chỉ vào khoảng nửa phần trăm (0,5%). Tỉ lệ yêu cầu hoàn tiền 1% được xem là "cao" bởi Visa và Mastercards, và các công ty thẻ tín dụng này sẽ đưa bất kỳ doanh nghiệp nào có tỉ lệ yêu cầu hoàn tiền 1% vào chương trình kiểm soát. Tỉ lệ yêu cầu hoàn tiền 2% sẽ bị gán một "cờ đỏ" tượng trưng cho doanh nghiệp có hành vi lừa đảo.
Dù các nhà phát triển game trên Facebook nhận thấy tỉ lệ yêu cầu hoàn tiền lên đến 9%, và đã báo cáo cho Facebook, nhưng công ty này quyết định...không làm gì, ngay cả sau khi một nhân viên Facebook đề xuất một phương thức cho phép công ty dễ dàng hơn trong việc chặn trẻ em thỏa sức mua hàng thông qua vật phẩm trong game. Giải pháp này đòi hỏi người dùng phải nhập 6 số đầu tiên trên thẻ tín dụng trước khi họ có thể tiêu tiền nhằm xác nhận họ có quyền sử dụng thẻ tín dụng đã liên kết trong tài khoản. Khá thú vị là giải pháp này thực sự hoạt động, và số lượng yêu cầu hoàn tiền cũng có giảm đi - vấn đề duy nhất là lợi nhuận từ mua sắm vật phẩm trong game của Facebook cũng giảm theo.
Vậy nên, mặc cho những nỗ lực kéo dài nhiều tháng trời, và những kết quả cho thấy họ có thể giảm được vấn đề, và sự thật là các ông ty coongngheej khác như Apple đang tuân thủ các quy địn của cơ quan nhà nước, thì Facebook quyết định đi ngược lại. Hãng này không cố chặn trả em khỏi việc tiêu hàng trăm, hay thậm chí hàng nghìn USD vào các trò chơi trực tuyến.
RevealNews cho biết vụ kiện đã được dàn xếp bởi Facebook vào năm 2016. Với kết quả này, Facebook đồng ý hoàn tiền cho những khách hàng trên phạm vi nước Mỹ. Chưa rõ liệu những người trên toàn thế giới cho đến nay đã được hoàn tiền hay chưa!
Theo Genk