Dù không tiếp cận được Trung Quốc nhưng Facebook vẫn kiếm được hàng tỷ USD nhờ thị trường này. Vậy chuyện gì đang diễn ra?
Hãng tin CNBC cho hay Meta (facebook) dù bị cấm ở Trung Quốc nhưng lại đang hưởng lợi hàng tỷ USD từ thị trường tỷ dân, qua đó đóng góp lớn cho đà tăng trưởng gần đây.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý III của Meta cho thấy doanh số của hãng đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 34,1 tỷ USD.
Điều đáng lưu ý ở đây là giám đốc tài chính Susan Li của Meta đã thừa nhận rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đóng góp phần lớn cho con số trên, vốn đã là xu thế trong suốt vài quý gần đây.
Cụ thể theo giám đốc Li, mảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến đã được hưởng lợi lớn từ chi tiêu quảng cáo của các công ty Trung Quốc, nhắm đến đối tượng khách hàng bên ngoài thị trường tỷ dân.
Điều này có nghĩa là các hãng Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD trên những nền tảng như của Facebook hay Instagram để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ đến người tiêu dùng nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu nội địa hạ nhiệt.
Phân loại doanh thu theo khu vực, giám đốc Li cho hay Châu Âu chiếm 35% đóng góp doanh số, Châu Á Thái Bình Dương là 19% còn Bắc Mỹ là 17%.
Những khu vực còn lại khác của thế giới đóng góp 36% doanh số cho Meta mà chủ yếu đến từ Nam Mỹ.
Điều trớ trêu là ngay cả sự bùng nổ doanh số trên thị trường Nam Mỹ này cũng là nhờ doanh nghiệp Trung Quốc.
“Brazil là một trong những thị trường đóng góp nhiều nhất cho doanh số của Meta trên khu vực này, một phần lớn là nhờ nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc nhắm đến khách hàng Brazil”, giám đốc Li thừa nhận.
Theo CNBC, những cái tên như Facebook, Google hay Twitter đều bị chặn ở Trung Quốc do hệ thống tường lửa (Great Firewall) nổi tiếng.
Kể từ năm 2009, Facebook cùng hàng loạt hệ sinh thái của Meta đã không thể tiếp cận được thị trường tỷ dân này.
Trớ trêu thay, Meta lại vẫn chứng kiến đà tăng trưởng từ khách hàng Trung Quốc trong dài hạn khi những doanh nghiệp nơi đây với lượng ngân sách quảng cáo khổng lồ muốn tiếp cận thị trường quốc tế.
Giám đốc Li đã lấy ví dụ về việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa lại hậu đại dịch, kết nối lại chuỗi cung ứng gián đoạn sau Covid-19 đã khiến nhiều hãng nội địa nước này tìm cách mở rộng quảng cáo ra thị trường nước ngoài bằng các nền tảng như Meta.
“Chi tiêu quảng cáo của doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng mạnh trên nền tảng của chúng tôi trong quý III. Các yếu tố như chi phí vận chuyển rẻ từ Trung Quốc hay việc chính phủ nới lỏng ngành game trực tuyến đã thúc đẩy chi tiêu quảng cáo nhiều hơn tại đây”, giám đốc Li thừa nhận.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý III của Meta cho thấy doanh số của hãng đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 34,1 tỷ USD.
Điều đáng lưu ý ở đây là giám đốc tài chính Susan Li của Meta đã thừa nhận rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đóng góp phần lớn cho con số trên, vốn đã là xu thế trong suốt vài quý gần đây.
Cụ thể theo giám đốc Li, mảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến đã được hưởng lợi lớn từ chi tiêu quảng cáo của các công ty Trung Quốc, nhắm đến đối tượng khách hàng bên ngoài thị trường tỷ dân.
Điều này có nghĩa là các hãng Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD trên những nền tảng như của Facebook hay Instagram để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ đến người tiêu dùng nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu nội địa hạ nhiệt.
Phân loại doanh thu theo khu vực, giám đốc Li cho hay Châu Âu chiếm 35% đóng góp doanh số, Châu Á Thái Bình Dương là 19% còn Bắc Mỹ là 17%.
Những khu vực còn lại khác của thế giới đóng góp 36% doanh số cho Meta mà chủ yếu đến từ Nam Mỹ.
Điều trớ trêu là ngay cả sự bùng nổ doanh số trên thị trường Nam Mỹ này cũng là nhờ doanh nghiệp Trung Quốc.
“Brazil là một trong những thị trường đóng góp nhiều nhất cho doanh số của Meta trên khu vực này, một phần lớn là nhờ nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc nhắm đến khách hàng Brazil”, giám đốc Li thừa nhận.
Theo CNBC, những cái tên như Facebook, Google hay Twitter đều bị chặn ở Trung Quốc do hệ thống tường lửa (Great Firewall) nổi tiếng.
Kể từ năm 2009, Facebook cùng hàng loạt hệ sinh thái của Meta đã không thể tiếp cận được thị trường tỷ dân này.
Trớ trêu thay, Meta lại vẫn chứng kiến đà tăng trưởng từ khách hàng Trung Quốc trong dài hạn khi những doanh nghiệp nơi đây với lượng ngân sách quảng cáo khổng lồ muốn tiếp cận thị trường quốc tế.
Giám đốc Li đã lấy ví dụ về việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa lại hậu đại dịch, kết nối lại chuỗi cung ứng gián đoạn sau Covid-19 đã khiến nhiều hãng nội địa nước này tìm cách mở rộng quảng cáo ra thị trường nước ngoài bằng các nền tảng như Meta.
“Chi tiêu quảng cáo của doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng mạnh trên nền tảng của chúng tôi trong quý III. Các yếu tố như chi phí vận chuyển rẻ từ Trung Quốc hay việc chính phủ nới lỏng ngành game trực tuyến đã thúc đẩy chi tiêu quảng cáo nhiều hơn tại đây”, giám đốc Li thừa nhận.
Theo Genk