EU phản đối Trung Quốc chuyện buộc chuyển giao công nghệ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Liên minh châu Âu (EU) vừa tăng khiếu nại về việc buộc chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan giám sát chính sách thương mại tại 28 nước thành viên EU, cho hay họ vừa mở rộng và sâu sắc hóa việc phản đối Trung Quốc tại WTO. EU, Mỹ và Nhật Bản tổ chức nhiều cuộc đàm phán trong năm nay để phối hợp chống cạnh tranh không lành mạnh từ các khoản trợ cấp, doanh nghiệp do nhà nước hậu thuẫn và yêu cầu chuyển giao công nghệ. Cả ba nước và khu vực không nhắc cụ thể đến quốc gia nào, song rõ ràng là có ý chỉ Trung Quốc.

Cũng như EU, Mỹ khiếu nại lên WTO các chính sách buộc chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Ngoài ra, nền kinh tế số một thế giới còn áp đặt thuế quan lên 50 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để buộc nước này phải thay đổi. Một quan chức EU cho hay Brussels đã thông báo với các đối tác về động thái của mình, song việc phản đối lần này không phải là nỗ lực chung.

Khiếu nại mới của EU tập trung vào luật mà Trung Quốc dùng để quy định phê duyệt đầu tư cho phương tiện chạy bằng điện và công nghệ sinh học, cũng như luật quy định phê duyệt liên doanh giữa các ngành. EC cho rằng luật Trung Quốc áp đặt yêu cầu lên các hãng ngoại hoạt động tại Trung Quốc, trái với cam kết không làm thế khi Bắc Kinh gia nhập WTO.

Bắc Kinh lên tiếng cho biết việc chuyển giao công nghệ là tự nguyện. Giới doanh nghiệp không bị ép buộc và nhiều hãng ngoại cũng đã và đang hưởng lợi từ công nghệ mới của nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc.

Khiếu nại mới bổ sung cho một khiếu nại đã được nộp lên WTO hồi tháng 6, nhắm đến nhiều điều khoản cụ thể theo quy định của Trung Quốc về nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ tập trung vào các liên doanh vốn cổ phần nước ngoài của Trung Quốc.

EU cho biết điều này đi ngược với quy định của WTO về việc đối xử bình đẳng doanh nghiệp nội lẫn ngoại, và không hạn chế quyền lợi của giới doanh nghiệp EU, chẳng hạn như trong vấn đề liên quan đến bằng sáng chế. Đơn khiếu nại của WTO trước tiên sẽ mở ra các cuộc hội đàm giữa đôi bên. Nếu không giải pháp nào đạt được trong 60 ngày, EU có thể yêu cầu WTO thành lập ban hội thẩm để phân xử về vấn đề này.

Theo Thanh Niên​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Lẽ ra EU phải làm việc này từ lâu lắm rồi, chứ không phải chờ Trump nổ phát súng hiệu lệnh quần hào. WTO cần loại Trung Quốc ra nếu không tuân thủ các điều kiện gia nhập, cũng như Việt Nam nếu bắt buột các hãng gu gờ, phê tê bốc, tích te phải phải kéo "đám mây điện toán" về Việt Nam thì cũng phải cảnh cáo để loại ra.
 
Bên trên