Với giới chơi âm thanh thế giới, EMT từ lâu được xếp vào hàng huyền thoại, nhất là với những tín đồ của đĩa nhựa (vinyl), đơn giản bởi EMT được xem là đỉnh cao trong việc tái hiện âm thanh thuần analog nhất với những công nghệ ngoại hạng mà cho đến giờ vẫn còn là ẩn số.
Được nhắc đến nhiều nhất trong dải sản phẩm của EMT chính là chiếc pre phono JPA 66 (hiện tại là phiên bản MK II). Với lượng sản phẩm xuất xưởng nhỏ giọt, độ khan hiếm và gần như vắng bóng ở thị trường đồ cũ nên việc sở hữu được một chiếc EMT JPA 66 luôn là niềm khao khát của các analogphiles.
LỊCH SỬ EMT
Được thành lập từ những năm đầu Đệ nhị thế chiến (1940) tại Berlin, Đức, EMT ban đầu chỉ sản xuất những thiết bị đo lường chuyên dụng hoặc mâm đĩa cho các đài phát thanh, truyền hình hay phòng thu. Mãi đến năm 2006 EMT mới chính thức gia nhập làng hi-end thế giới. Dù tham gia muộn nhưng EMT lại không thiếu giải thưởng, đơn cử gần đây nhất năm 2016 hãng đã vinh dự nhận giải thưởng Grammy về kỹ thuật. Hiện EMT đã chuyển nhà máy sản xuất thiết bị hi-end sang Thụy Sĩ, còn nhà máy ở Đức chỉ sản xuất đầu kim đĩa than.
Không giống những hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng khác trên thế giới, EMT chủ yếu tập trung về chất chứ không phải lượng cho sản phẩm của mình, có lẽ vì vậy mà số sản phẩm của hãng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài ra việc chế tạo thủ công và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra từ linh kiện, bo mạch, chạy rà... nên từ trước đến nay việc đặt hàng sản phẩm của EMT mà nhất là preamp JPA 66 huyền thoại luôn là một thử thách đối với khách hàng. Dù ít nhưng ai cũng phải thừa nhận những gì mà sản phẩm hiend của EMT mang lại đều xứng đáng xếp vào nhóm ultra hi-end, sở hữu những tuyệt kỹ công nghệ vượt ngoài tầm những thiết kế truyền thống.
THIẾT KẾ VÀ CẤU TẠO KỸ THUẬT
Chiếc EMT JPA 66 MK II mà chúng tôi trải nghiệm trong bài là phiên bản đặc biệt được xuất xưởng nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập hãng. Khác với phiên bản thông thường, phiên bản đặc biệt này có mặt làm bằng nhôm phay được phủ lớp sơn màu gold mờ tạo hiệu ứng phản quang rất đặc biệt (bản thường mặt sơn màu xám). Điểm ấn tượng nhất và cũng là nét đặc trưng tạo nên một thiết kế hoài cổ khó cưỡng của EMT JPA 66 MK II đó chính là cặp đồng VU với đèn nền ánh vàng cực kỳ thu hút. Nhà sản xuất thiết kế hai chân phía trước, giúp cao nghiêng mặt máy và tạo độ nghiêng nhất định, người dùng dễ đọc và tương tác các nút chức năng.
Đây là chiếc preamp được thiết kế mạch Class A thuần tube, từ đầu vào cho đến đầu ra của tín hiệu. Điểm nhấn của JPA 66 MK II chính là những chức năng phono dành cho người chơi đĩa nhựa được thiết kế đầy ấn tượng với kỹ thuật phức tạp và triết lý mạch riêng rất đặc biệt, có thể được xem là vượt xa những pre phono hi-end hiện nay. Thậm chí có thể nói đây là preamp phono độc đáo nhất từ trước đến nay trong làng hi-end thế giới.
Hãy điểm qua những chức năng có một không hai dành cho phần phono của JPA 66 MK II được thiết kế trước mặt máy chúng ta sẽ thấy điều đó. Với 4 nút chỉnh dùng chiết áp hãng Elma danh tiếng của Thụy Sĩ, từ trái qua, người dùng có thể tinh chỉnh và tối ưu cho cartridge. Nút đầu tiên dành cho kim MC có trở kháng trung bình (từ 100 ohm trở lên); nút thứ hai dành cho kim có trở kháng thấp (dưới 100 ohm); nút thứ ba dành cho step-up ngoài (không dùng step-up của máy 47k) và nút cuối dành cho kim MM và đặc biệt là các cartridge mono. Ngoài ra, JPA 66 MK II còn có 3 nút chiết áp chỉnh khuếch đại tín hiệu của phono (tăng giảm lớn nhỏ). Đặc biệt, nút chiết áp kế tiếp có thể tinh chỉnh để người dùng set-up 4 cần cùng lúc, rất tiện lợi khi không phải cắm ra cắm vào mỗi lần đổi cần, nhất là với những ai có sẵn vài cây cần trong bộ sưu tập của mình. Chỉ bất tiện là họ phải đầu tư ngân sách để sắm... 4 sợi dây interconnect phono cùng lúc!
Chưa hết, chiếc preamp này còn có chức năng “cap load”, nghĩa là có thể giúp triệt tiêu điện dung ký sinh trong từng cuộn dây của kim MM (từ 100 pf, 220 pf, 330 pf). Bên cạnh đó, một chức năng đặc biệt khác cũng được tích hợp trong EMT JPA 66 MK II này đó là “Turnover”, dùng để cắt tần số RIAA. Lý do theo hãng đưa ra là có một loại đĩa cổ được sản xuất từ thập niên 1950 và 1960 được các hãng sản xuất khắc độ nông - sâu trên mặt đĩa khác nhau, nên chức năng này sẽ giúp tái tạo lại chuẩn xác bản thu nguồn ban đầu.
Một chức năng ấn tượng khác mà những người chơi đĩa than cũ luôn mong có, nhưng không thể thấy trên các thiết bị âm thanh trước đây, đã được EMT tramg bị trên JPA 66 Mk II, đó là Scratch filter (dùng để lọc tiếng nổ trên những đĩa cũ). Do các loại nhựa vinyl được các hãng thu âm sản xuất có tiếng nổ khác nhau nên chức năng này sẽ rà đúng tiếng nổ do đĩa gây ra để triệt tiêu tối ưu, giúp người nghe cảm thấy thoải mái hơn khi đang thưởng thức những giai điệu du dương của bản nhạc. Ngoài 4 đường vào cho phono, máy còn có hai đường line (một cho RCA và một cho balance) dành để ghép các nguồn line khác như CD, DAC...
Về phần cấu tạo bên trong JPA 66 MK II, khi mở nắp máy ra chúng tôi thật sự choáng ngợp vì linh kiện được sắp xếp kín toàn bộ diện tích máy, dù phần nguồn đã được tách thành một khối chassis riêng bên ngoài. Tuy dày đặc linh kiện nhưng có thể thấy JPA 66 MK II được thiết kế rất khoa học, hợp lý và chắc chắn, từ những chi tiết nhỏ như từng con ốc cũng được lót miếng nhựa teflon nhằm chống trầy sơn vỏ máy cho đến khung máy được gia cố bằng những thanh nhôm vuông nguyên khối, giúp máy cực kỳ vững chắc.
Linh kiện sử dụng cũng dùng loại chất lượng cao như tụ liên lạc toàn bộ của hãng Audyn (Đức), tụ nguồn BC của hãng Vishay (Mỹ)... Máy sử dụng tổng cộng 8 bóng đèn điện tử (6 bóng 803S và 2 bóng ECC99), trong đó 4 bóng 803S cho phần phono; 2 bóng 803S còn lại và hai bóng ECC99 cho phần line. Hãng đặc biệt khuyến cáo người dùng là không dùng bóng cổ hoặc bóng quân sự thay thế bóng theo máy vì sẽ làm sai lệch đặc tuyến mà hãng đã thiết kế sẵn, thậm chí có thể gây chập mạch. Để máy hoạt động một cách hoàn hảo nhất, các bóng cần được chạy ra khoảng 100 giờ.
Khác với một số hãng, EMT quyết định chọn dùng biến thế xuất âm cho đầu ra của tín hiệu. Hai biến thế xuất âm được hãng tự thiết kế và chế tạo, nhìn bề ngoài khá nhỏ nhắn nhưng nội lực trình diễn lại vượt mong đợi vì có thể đạt đáp tần tuyệt đẹp từ 10Hz - 40KHz, một thông số mơ ước của nhiều preamp khác, kể cả xuất âm bằng tụ. Điều này cũng lý giải tại sao chất âm do JPA 66 MK II đem lại vô cùng mượt mà, êm ái nhưng không hề thiếu độ động. Ngoài biến thế xuất âm, JPA 66 MK II còn được trang bị sẵn 4 step-up cho kim MC tích hợp trong máy, giúp người dùng tiết kiệm được một khoản tiền vì không cần phải sắm thêm step-up rời.
CHẤT LƯỢNG TRÌNH DIỄN
Với mong muốn để JPA 66 MK II phô diễn hết “tài năng” của mình, chúng tôi ghép máy với power Gryphon Audio Diablo 300 và dùng nguồn phát là mâm đĩa than Bergmann Magne và đôi loa Franco Serblin Accordo. Bài test đầu tiên chúng tôi dùng một đĩa than chủ đề nhạc Việt là Thuyền và Biển, một chủ đề không phải là khó “nhằn” về độ động hoặc chi tiết nhưng rất khó chịu nếu thiếu sự uyển chuyển, mượt mà từ giọng hát của ca sĩ. Ngay bài đầu tiên của album là Thuyền và Biển, JPA 66 MK II đã giúp phòng nghe của chúng tôi thành một sân khấu live vì giọng ca Thu Phương quá thật, tiếng đọc lời thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh đầu bài hát của cô ca sĩ gốc Hải Phòng nghe cứ da diết, mê hoặc sau đó nối tiếp bằng lời ca khiến mọi người trong phòng test đều thỏa mãn. Đến bài Rong rêu, chiếc preamp này đã khiến chúng tôi phiêu theo giọng ca trầm khàn của Nguyên Khang, nhất là khi nam ca sĩ cất lên đoạn điệp khúc “à à ơi, người yêu ơi da thịt nát tình nồng say...”. Từng lời ca được tái hiện rõ ràng, chi tiết hòa với tiếng piano nhẹ nhàng giúp người dễ dàng quên hết cảnh vật chung quanh.
Chuyển qua đĩa Burmester Selection vol.1, bài đầu tiên trong album là Sonata In C Major, K.406 do nghệ sĩ piano người Đức Christian Zacharias trình diễn được JPA 66 MK II tái hiện từng nốt piano thánh thót, trong vắt không một chút tạp âm, thể hiện độ tĩnh xuất sắc, giúp chúng tôi càng nghe càng bị cuốn hút muốn nghe mãi dù thời gian chỉ có hạn. Đến bài Spor (2015 Version) do Kari Bremnes trình bày, tiếng trống điện tử với tiết tấu rất nhanh cùng giọng ca của nữ ca sĩ đã được thể hiện trên cả mong đợi, bởi đã đáp ứng được cả độ động lẫn sự mượt mà của lời ca.
Không chỉ tái hiện đẳng cấp độ ngọt, chi tiết với hài âm cũng như khả năng xử lý độ chuyển rất ấn tượng khi nghe với nguồn đĩa than, phần pre line của EMT JPA 66 MK II cũng tạo cho chúng tôi những cảm nhận của một preamp ở đẳng cấp ultra hi-end. Tiếp tục trải nghiệm các track nhạc trong CD Accuphase Special Sound Selection 4 mà chúng tôi được đại diện hãng tặng trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua. Dù là các bản giao hưởng lớn, các track độc tấu hay những bài blues, tất cả đều được tái hiện một cách trọn vẹn và đặc biệt cân bằng giữa độ động, chi tiết và khả năng tái tạo hài âm tự nhiên. Bên cân đó, khả năng tái tạo không gian trình diễn của EMT JPA 66 MK II hoàn toàn thuyết phục chúng tôi với độ mở tốt ở cả các chiều cũng như khả năng xác lập vi trí tốt xứng tầm một preamp ultra hi-end.
KẾT LUẬN
Sau khi nghe JPA 66 MK II trình diễn, một chi tiết nữa không thể không nhắc tới đó là dù để volume ở mức nào người nghe cũng không hề thấy bất cứ tiếng ù, xì nào phát ra từ loa, thay vào đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối, cho dù máy được ghép với power đèn hay bán dẫn. Điều này cho thấy phần nguồn của máy được chống nhiễu cũng như thiết kế và chế tạo rất kỹ lưỡng, đem lại sự an tâm tuyệt đối cho người nghe, cả về chất âm lẫn chi phí đầu tư.
Hiện nay rất nhiều audiophile, nhất là những người mê chất âm quyến rũ của đĩa than, luôn phải loay hoay để tìm kiếm một thiết bị hiend phù hợp cho mình. Tuy nhiên, dù mất rất nhiều công sức lẫn kinh phí nhưng nhiều người trong số họ vẫn chưa thể tìm được chất âm mà mình theo đuổi bấy lâu nay. Vậy, hãy tìm đến và lắng nghe những gì EMT JPA 66 MK II trình diễn, bạn sẽ tìm thấy món quà “đắt giá” dành cho mình, bởi chiếc preamp này chính là một phần không thể thiếu của những tín đồ chơi đĩa than, chắc chắn bạn sẽ không còn lo nghĩ gì về việc làm sao mới tìm một chất âm thuần analog cho mình nữa. Đặc biệt với những vinylphiles may mắn sở hữu những bản thu cổ quý hiếm từ những hãng thu âm nổi tiếng hoặc những đĩa LP chuẩn mono thì EMT JPA 66 MK II là một trong lựa chọn tốt nhất để có thể giúp tái dựng lại những sân khấu âm thanh nguyên bản.
Được nhắc đến nhiều nhất trong dải sản phẩm của EMT chính là chiếc pre phono JPA 66 (hiện tại là phiên bản MK II). Với lượng sản phẩm xuất xưởng nhỏ giọt, độ khan hiếm và gần như vắng bóng ở thị trường đồ cũ nên việc sở hữu được một chiếc EMT JPA 66 luôn là niềm khao khát của các analogphiles.
LỊCH SỬ EMT
Được thành lập từ những năm đầu Đệ nhị thế chiến (1940) tại Berlin, Đức, EMT ban đầu chỉ sản xuất những thiết bị đo lường chuyên dụng hoặc mâm đĩa cho các đài phát thanh, truyền hình hay phòng thu. Mãi đến năm 2006 EMT mới chính thức gia nhập làng hi-end thế giới. Dù tham gia muộn nhưng EMT lại không thiếu giải thưởng, đơn cử gần đây nhất năm 2016 hãng đã vinh dự nhận giải thưởng Grammy về kỹ thuật. Hiện EMT đã chuyển nhà máy sản xuất thiết bị hi-end sang Thụy Sĩ, còn nhà máy ở Đức chỉ sản xuất đầu kim đĩa than.
Không giống những hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng khác trên thế giới, EMT chủ yếu tập trung về chất chứ không phải lượng cho sản phẩm của mình, có lẽ vì vậy mà số sản phẩm của hãng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài ra việc chế tạo thủ công và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra từ linh kiện, bo mạch, chạy rà... nên từ trước đến nay việc đặt hàng sản phẩm của EMT mà nhất là preamp JPA 66 huyền thoại luôn là một thử thách đối với khách hàng. Dù ít nhưng ai cũng phải thừa nhận những gì mà sản phẩm hiend của EMT mang lại đều xứng đáng xếp vào nhóm ultra hi-end, sở hữu những tuyệt kỹ công nghệ vượt ngoài tầm những thiết kế truyền thống.
THIẾT KẾ VÀ CẤU TẠO KỸ THUẬT
Chiếc EMT JPA 66 MK II mà chúng tôi trải nghiệm trong bài là phiên bản đặc biệt được xuất xưởng nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập hãng. Khác với phiên bản thông thường, phiên bản đặc biệt này có mặt làm bằng nhôm phay được phủ lớp sơn màu gold mờ tạo hiệu ứng phản quang rất đặc biệt (bản thường mặt sơn màu xám). Điểm ấn tượng nhất và cũng là nét đặc trưng tạo nên một thiết kế hoài cổ khó cưỡng của EMT JPA 66 MK II đó chính là cặp đồng VU với đèn nền ánh vàng cực kỳ thu hút. Nhà sản xuất thiết kế hai chân phía trước, giúp cao nghiêng mặt máy và tạo độ nghiêng nhất định, người dùng dễ đọc và tương tác các nút chức năng.
Đây là chiếc preamp được thiết kế mạch Class A thuần tube, từ đầu vào cho đến đầu ra của tín hiệu. Điểm nhấn của JPA 66 MK II chính là những chức năng phono dành cho người chơi đĩa nhựa được thiết kế đầy ấn tượng với kỹ thuật phức tạp và triết lý mạch riêng rất đặc biệt, có thể được xem là vượt xa những pre phono hi-end hiện nay. Thậm chí có thể nói đây là preamp phono độc đáo nhất từ trước đến nay trong làng hi-end thế giới.
Hãy điểm qua những chức năng có một không hai dành cho phần phono của JPA 66 MK II được thiết kế trước mặt máy chúng ta sẽ thấy điều đó. Với 4 nút chỉnh dùng chiết áp hãng Elma danh tiếng của Thụy Sĩ, từ trái qua, người dùng có thể tinh chỉnh và tối ưu cho cartridge. Nút đầu tiên dành cho kim MC có trở kháng trung bình (từ 100 ohm trở lên); nút thứ hai dành cho kim có trở kháng thấp (dưới 100 ohm); nút thứ ba dành cho step-up ngoài (không dùng step-up của máy 47k) và nút cuối dành cho kim MM và đặc biệt là các cartridge mono. Ngoài ra, JPA 66 MK II còn có 3 nút chiết áp chỉnh khuếch đại tín hiệu của phono (tăng giảm lớn nhỏ). Đặc biệt, nút chiết áp kế tiếp có thể tinh chỉnh để người dùng set-up 4 cần cùng lúc, rất tiện lợi khi không phải cắm ra cắm vào mỗi lần đổi cần, nhất là với những ai có sẵn vài cây cần trong bộ sưu tập của mình. Chỉ bất tiện là họ phải đầu tư ngân sách để sắm... 4 sợi dây interconnect phono cùng lúc!
Chưa hết, chiếc preamp này còn có chức năng “cap load”, nghĩa là có thể giúp triệt tiêu điện dung ký sinh trong từng cuộn dây của kim MM (từ 100 pf, 220 pf, 330 pf). Bên cạnh đó, một chức năng đặc biệt khác cũng được tích hợp trong EMT JPA 66 MK II này đó là “Turnover”, dùng để cắt tần số RIAA. Lý do theo hãng đưa ra là có một loại đĩa cổ được sản xuất từ thập niên 1950 và 1960 được các hãng sản xuất khắc độ nông - sâu trên mặt đĩa khác nhau, nên chức năng này sẽ giúp tái tạo lại chuẩn xác bản thu nguồn ban đầu.
Một chức năng ấn tượng khác mà những người chơi đĩa than cũ luôn mong có, nhưng không thể thấy trên các thiết bị âm thanh trước đây, đã được EMT tramg bị trên JPA 66 Mk II, đó là Scratch filter (dùng để lọc tiếng nổ trên những đĩa cũ). Do các loại nhựa vinyl được các hãng thu âm sản xuất có tiếng nổ khác nhau nên chức năng này sẽ rà đúng tiếng nổ do đĩa gây ra để triệt tiêu tối ưu, giúp người nghe cảm thấy thoải mái hơn khi đang thưởng thức những giai điệu du dương của bản nhạc. Ngoài 4 đường vào cho phono, máy còn có hai đường line (một cho RCA và một cho balance) dành để ghép các nguồn line khác như CD, DAC...
Về phần cấu tạo bên trong JPA 66 MK II, khi mở nắp máy ra chúng tôi thật sự choáng ngợp vì linh kiện được sắp xếp kín toàn bộ diện tích máy, dù phần nguồn đã được tách thành một khối chassis riêng bên ngoài. Tuy dày đặc linh kiện nhưng có thể thấy JPA 66 MK II được thiết kế rất khoa học, hợp lý và chắc chắn, từ những chi tiết nhỏ như từng con ốc cũng được lót miếng nhựa teflon nhằm chống trầy sơn vỏ máy cho đến khung máy được gia cố bằng những thanh nhôm vuông nguyên khối, giúp máy cực kỳ vững chắc.
Linh kiện sử dụng cũng dùng loại chất lượng cao như tụ liên lạc toàn bộ của hãng Audyn (Đức), tụ nguồn BC của hãng Vishay (Mỹ)... Máy sử dụng tổng cộng 8 bóng đèn điện tử (6 bóng 803S và 2 bóng ECC99), trong đó 4 bóng 803S cho phần phono; 2 bóng 803S còn lại và hai bóng ECC99 cho phần line. Hãng đặc biệt khuyến cáo người dùng là không dùng bóng cổ hoặc bóng quân sự thay thế bóng theo máy vì sẽ làm sai lệch đặc tuyến mà hãng đã thiết kế sẵn, thậm chí có thể gây chập mạch. Để máy hoạt động một cách hoàn hảo nhất, các bóng cần được chạy ra khoảng 100 giờ.
Khác với một số hãng, EMT quyết định chọn dùng biến thế xuất âm cho đầu ra của tín hiệu. Hai biến thế xuất âm được hãng tự thiết kế và chế tạo, nhìn bề ngoài khá nhỏ nhắn nhưng nội lực trình diễn lại vượt mong đợi vì có thể đạt đáp tần tuyệt đẹp từ 10Hz - 40KHz, một thông số mơ ước của nhiều preamp khác, kể cả xuất âm bằng tụ. Điều này cũng lý giải tại sao chất âm do JPA 66 MK II đem lại vô cùng mượt mà, êm ái nhưng không hề thiếu độ động. Ngoài biến thế xuất âm, JPA 66 MK II còn được trang bị sẵn 4 step-up cho kim MC tích hợp trong máy, giúp người dùng tiết kiệm được một khoản tiền vì không cần phải sắm thêm step-up rời.
CHẤT LƯỢNG TRÌNH DIỄN
Với mong muốn để JPA 66 MK II phô diễn hết “tài năng” của mình, chúng tôi ghép máy với power Gryphon Audio Diablo 300 và dùng nguồn phát là mâm đĩa than Bergmann Magne và đôi loa Franco Serblin Accordo. Bài test đầu tiên chúng tôi dùng một đĩa than chủ đề nhạc Việt là Thuyền và Biển, một chủ đề không phải là khó “nhằn” về độ động hoặc chi tiết nhưng rất khó chịu nếu thiếu sự uyển chuyển, mượt mà từ giọng hát của ca sĩ. Ngay bài đầu tiên của album là Thuyền và Biển, JPA 66 MK II đã giúp phòng nghe của chúng tôi thành một sân khấu live vì giọng ca Thu Phương quá thật, tiếng đọc lời thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh đầu bài hát của cô ca sĩ gốc Hải Phòng nghe cứ da diết, mê hoặc sau đó nối tiếp bằng lời ca khiến mọi người trong phòng test đều thỏa mãn. Đến bài Rong rêu, chiếc preamp này đã khiến chúng tôi phiêu theo giọng ca trầm khàn của Nguyên Khang, nhất là khi nam ca sĩ cất lên đoạn điệp khúc “à à ơi, người yêu ơi da thịt nát tình nồng say...”. Từng lời ca được tái hiện rõ ràng, chi tiết hòa với tiếng piano nhẹ nhàng giúp người dễ dàng quên hết cảnh vật chung quanh.
Chuyển qua đĩa Burmester Selection vol.1, bài đầu tiên trong album là Sonata In C Major, K.406 do nghệ sĩ piano người Đức Christian Zacharias trình diễn được JPA 66 MK II tái hiện từng nốt piano thánh thót, trong vắt không một chút tạp âm, thể hiện độ tĩnh xuất sắc, giúp chúng tôi càng nghe càng bị cuốn hút muốn nghe mãi dù thời gian chỉ có hạn. Đến bài Spor (2015 Version) do Kari Bremnes trình bày, tiếng trống điện tử với tiết tấu rất nhanh cùng giọng ca của nữ ca sĩ đã được thể hiện trên cả mong đợi, bởi đã đáp ứng được cả độ động lẫn sự mượt mà của lời ca.
Không chỉ tái hiện đẳng cấp độ ngọt, chi tiết với hài âm cũng như khả năng xử lý độ chuyển rất ấn tượng khi nghe với nguồn đĩa than, phần pre line của EMT JPA 66 MK II cũng tạo cho chúng tôi những cảm nhận của một preamp ở đẳng cấp ultra hi-end. Tiếp tục trải nghiệm các track nhạc trong CD Accuphase Special Sound Selection 4 mà chúng tôi được đại diện hãng tặng trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua. Dù là các bản giao hưởng lớn, các track độc tấu hay những bài blues, tất cả đều được tái hiện một cách trọn vẹn và đặc biệt cân bằng giữa độ động, chi tiết và khả năng tái tạo hài âm tự nhiên. Bên cân đó, khả năng tái tạo không gian trình diễn của EMT JPA 66 MK II hoàn toàn thuyết phục chúng tôi với độ mở tốt ở cả các chiều cũng như khả năng xác lập vi trí tốt xứng tầm một preamp ultra hi-end.
KẾT LUẬN
Sau khi nghe JPA 66 MK II trình diễn, một chi tiết nữa không thể không nhắc tới đó là dù để volume ở mức nào người nghe cũng không hề thấy bất cứ tiếng ù, xì nào phát ra từ loa, thay vào đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối, cho dù máy được ghép với power đèn hay bán dẫn. Điều này cho thấy phần nguồn của máy được chống nhiễu cũng như thiết kế và chế tạo rất kỹ lưỡng, đem lại sự an tâm tuyệt đối cho người nghe, cả về chất âm lẫn chi phí đầu tư.
Hiện nay rất nhiều audiophile, nhất là những người mê chất âm quyến rũ của đĩa than, luôn phải loay hoay để tìm kiếm một thiết bị hiend phù hợp cho mình. Tuy nhiên, dù mất rất nhiều công sức lẫn kinh phí nhưng nhiều người trong số họ vẫn chưa thể tìm được chất âm mà mình theo đuổi bấy lâu nay. Vậy, hãy tìm đến và lắng nghe những gì EMT JPA 66 MK II trình diễn, bạn sẽ tìm thấy món quà “đắt giá” dành cho mình, bởi chiếc preamp này chính là một phần không thể thiếu của những tín đồ chơi đĩa than, chắc chắn bạn sẽ không còn lo nghĩ gì về việc làm sao mới tìm một chất âm thuần analog cho mình nữa. Đặc biệt với những vinylphiles may mắn sở hữu những bản thu cổ quý hiếm từ những hãng thu âm nổi tiếng hoặc những đĩa LP chuẩn mono thì EMT JPA 66 MK II là một trong lựa chọn tốt nhất để có thể giúp tái dựng lại những sân khấu âm thanh nguyên bản.
Theo Nghe Nhìn