Giữa cơn khủng hoảng của tiền số, câu nói của Elon Musk khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Khi sàn giao dịch tiền số FTX sụp đổ vào giữa tháng 11, Elon Musk tình cờ đọc được một bài viết chuyên về tiền số. “Như tôi đã nói trước đây, đừng đặt cược tất cả những gì mình có vào tiền số!” là nội dung dòng tweet Elon Musk đọc được. Musk đồng tình, ông tweet đáp lại: “Chính xác”.
Giống như nhiều người dùng Twitter, chế độ ưa thích của Musk trên trang web là chế độ trả lời. Phản hồi của ông đối với những người theo dõi mình hiển nhiên sẽ thu hút sự tương tác đáng kể, nhất là với quy mô 118 triệu người theo dõi. Trong trường hợp này, Musk thực sự đang trả lời cho chính mình.
Nói như vậy là bởi, dòng tweet khuyên các doanh nhân không nên đặt cược vào tiền số kể trên được đăng tải bởi là một tài khoản có tên Musk University – tài khoản này vốn hứa hẹn sẽ “Mở rộng và bảo vệ ánh sáng của ý thức” bằng cách đăng những điều mà Musk đã nói.
Musk là một “fan hâm mộ” của tài khoản Musk University, thường xuyên tweet về sự đồng ý của ông với bài đăng của tài khoản này và một số tài khoản tương tự như Elon’s Wisdom and Elon Musk Quotes. Trong vài tháng gần đây, Musk đã đồng ý với… ý kiến của chính mình khoảng hơn chục lần.
Ông tán thành những suy nghĩ của chính mình về nhiều điểm khác nhau như sự tuyệt vời của sản xuất và triết lý quản lý của Musk, để Musk tự mình làm những công việc khó khăn vì không có ai giỏi bằng. Ông cũng thường xuyên thích các bài đăng của người hâm mộ có trích dẫn lời của ông như thể chúng là những câu kinh thánh.
Những hành động trên của Musk sẽ không có gì đáng nói cho đến khi nó gây ra ảnh hưởng cho Twitter – theo hướng tự hủy hoại. Kể từ khi tiếp quản vào ngày 27/10, Musk dường như quan tâm đến việc phục vụ những người theo dõi mình hơn là thực sự điều hành Twitter một cách có trách nhiệm.
Gần đây nhất có thể kể đến là việc ông để quyết định có nên kích hoạt lại tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump hay không trong một cuộc thăm dò trên Twitter. Điều đáng nói là trước đây, Musk đã nói rằng ông sẽ để các quyết định về việc đình chỉ tài khoản cho một “hội đồng kiểm duyệt nội dung”. Các nhà quảng cáo thì mệt mỏi với những trò đùa của Musk.
Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi kể từ khi Musk tiếp quản Twitter cho đến nay là kế hoạch tính phí người dùng 8 USD một tháng cho tài khoản tích xanh. Điều trớ trêu là điều này đã dẫn đến sự gia tăng của các tài khoản “đã xác minh” mạo danh chính Musk để chế giễu Musk.
Musk trở nên tức giận. Ông đã tạo ra một số quy tắc mới và sau đó cấm một số người nổi tiếng mạo danh ông gồm Kluwe, Griffin và những người khác dùng Twitter, đồng thời nói rõ rằng bất kể chính sách nào, cảm xúc của ông về vấn đề này là cá nhân.
Musk cũng sẵn sàng sa thải bất kỳ ai trong đội ngũ nhân viên vốn đã bị thu hẹp của mình, những người chỉ trích ông một cách công khai. Theo bản tin của Platformer và New York Times, ông đã yêu cầu các trợ lý tìm hiểu kỹ các tin nhắn cũ của Slack để tìm ra bất kỳ ai không đủ trung thành với mình một cách riêng tư. Những nhân viên này cũng bị sa thải. Những người ở lại phải trải qua một bài kiểm tra lòng trung thành kỳ lạ, trong đó họ buộc phải lựa chọn giữa mất việc (và nhận gói thôi việc ba tháng) hoặc nhấp vào nút xác nhận rằng họ cam kết trở thành “cốt lõi”.
Một tỷ lệ lớn trong số khoảng 4.000 nhân viên còn lại - nhiều người trong số họ là những kỹ sư có tay nghề cao. Những người này được đánh giá là sẽ dễ dàng tìm được công việc không phải chịu những yêu sách quá đáng từ sếp, khiến họ dễ thở hơn thay vì giúp người đàn ông giàu nhất thế giới trả khoản vay 13 tỷ USD tại Twitter.
Kết quả là mọi thứ trở nên hỗn loạn. Một số đội mất tất cả nhân viên của họ. Musk coi nó - như cách mà ông ấy đã làm trong suốt nhiệm kỳ của mình - như một trò đùa vui nhộn, đăng các meme đám tang trên Twitter và tung ra những trò đùa khác.
Musk đã báo hiệu rằng cuối cùng ông có thể thuê một giám đốc điều hành cho Twitter. Động thái đó có vẻ như là một sự điều chỉnh cần thiết. Nó có thể giúp thu hút các nhà quảng cáo trở lại và có lẽ cũng sẽ xoa dịu những lo lắng của các cổ đông Tesla. Cổ phiếu của công ty xe hơi này đã giảm khoảng 25% kể từ khi thương vụ Twitter kết thúc.
Khi sàn giao dịch tiền số FTX sụp đổ vào giữa tháng 11, Elon Musk tình cờ đọc được một bài viết chuyên về tiền số. “Như tôi đã nói trước đây, đừng đặt cược tất cả những gì mình có vào tiền số!” là nội dung dòng tweet Elon Musk đọc được. Musk đồng tình, ông tweet đáp lại: “Chính xác”.
Giống như nhiều người dùng Twitter, chế độ ưa thích của Musk trên trang web là chế độ trả lời. Phản hồi của ông đối với những người theo dõi mình hiển nhiên sẽ thu hút sự tương tác đáng kể, nhất là với quy mô 118 triệu người theo dõi. Trong trường hợp này, Musk thực sự đang trả lời cho chính mình.
Musk là một “fan hâm mộ” của tài khoản Musk University, thường xuyên tweet về sự đồng ý của ông với bài đăng của tài khoản này và một số tài khoản tương tự như Elon’s Wisdom and Elon Musk Quotes. Trong vài tháng gần đây, Musk đã đồng ý với… ý kiến của chính mình khoảng hơn chục lần.
Ông tán thành những suy nghĩ của chính mình về nhiều điểm khác nhau như sự tuyệt vời của sản xuất và triết lý quản lý của Musk, để Musk tự mình làm những công việc khó khăn vì không có ai giỏi bằng. Ông cũng thường xuyên thích các bài đăng của người hâm mộ có trích dẫn lời của ông như thể chúng là những câu kinh thánh.
Những hành động trên của Musk sẽ không có gì đáng nói cho đến khi nó gây ra ảnh hưởng cho Twitter – theo hướng tự hủy hoại. Kể từ khi tiếp quản vào ngày 27/10, Musk dường như quan tâm đến việc phục vụ những người theo dõi mình hơn là thực sự điều hành Twitter một cách có trách nhiệm.
Gần đây nhất có thể kể đến là việc ông để quyết định có nên kích hoạt lại tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump hay không trong một cuộc thăm dò trên Twitter. Điều đáng nói là trước đây, Musk đã nói rằng ông sẽ để các quyết định về việc đình chỉ tài khoản cho một “hội đồng kiểm duyệt nội dung”. Các nhà quảng cáo thì mệt mỏi với những trò đùa của Musk.
Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong khoảng thời gian ngắn ngủi kể từ khi Musk tiếp quản Twitter cho đến nay là kế hoạch tính phí người dùng 8 USD một tháng cho tài khoản tích xanh. Điều trớ trêu là điều này đã dẫn đến sự gia tăng của các tài khoản “đã xác minh” mạo danh chính Musk để chế giễu Musk.
Musk trở nên tức giận. Ông đã tạo ra một số quy tắc mới và sau đó cấm một số người nổi tiếng mạo danh ông gồm Kluwe, Griffin và những người khác dùng Twitter, đồng thời nói rõ rằng bất kể chính sách nào, cảm xúc của ông về vấn đề này là cá nhân.
Musk cũng sẵn sàng sa thải bất kỳ ai trong đội ngũ nhân viên vốn đã bị thu hẹp của mình, những người chỉ trích ông một cách công khai. Theo bản tin của Platformer và New York Times, ông đã yêu cầu các trợ lý tìm hiểu kỹ các tin nhắn cũ của Slack để tìm ra bất kỳ ai không đủ trung thành với mình một cách riêng tư. Những nhân viên này cũng bị sa thải. Những người ở lại phải trải qua một bài kiểm tra lòng trung thành kỳ lạ, trong đó họ buộc phải lựa chọn giữa mất việc (và nhận gói thôi việc ba tháng) hoặc nhấp vào nút xác nhận rằng họ cam kết trở thành “cốt lõi”.
Một tỷ lệ lớn trong số khoảng 4.000 nhân viên còn lại - nhiều người trong số họ là những kỹ sư có tay nghề cao. Những người này được đánh giá là sẽ dễ dàng tìm được công việc không phải chịu những yêu sách quá đáng từ sếp, khiến họ dễ thở hơn thay vì giúp người đàn ông giàu nhất thế giới trả khoản vay 13 tỷ USD tại Twitter.
Kết quả là mọi thứ trở nên hỗn loạn. Một số đội mất tất cả nhân viên của họ. Musk coi nó - như cách mà ông ấy đã làm trong suốt nhiệm kỳ của mình - như một trò đùa vui nhộn, đăng các meme đám tang trên Twitter và tung ra những trò đùa khác.
Musk đã báo hiệu rằng cuối cùng ông có thể thuê một giám đốc điều hành cho Twitter. Động thái đó có vẻ như là một sự điều chỉnh cần thiết. Nó có thể giúp thu hút các nhà quảng cáo trở lại và có lẽ cũng sẽ xoa dịu những lo lắng của các cổ đông Tesla. Cổ phiếu của công ty xe hơi này đã giảm khoảng 25% kể từ khi thương vụ Twitter kết thúc.
Theo Genk