Phải chăng suốt 10 năm bùng nổ, đốt tiền của nhà đầu tư đã khiến các doanh nghiệp công nghệ “chiều chuộng” hư người lao động?
Theo tờ Business Insider (BI), tỷ phú Elon Musk thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng hơn kể từ khi mua lại Twitter vào tháng 11/2022. Đặc biệt, việc nhà sáng lập Tesla có động thái cứng rắn, đuổi việc một nửa lao động cũ của Twitter, cắt giảm lợi ích như hỗ tiền ăn trưa hay internet tại nhà, ép buộc các nhân viên phải đến công ty làm việc cường độ cao... đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn về văn hóa lao động ở Thung lũng Silicon.
“Chỉ những nhân viên có thành tích tốt mới được ở lại”, Elon Musk gửi thư điện tử thông báo vào nửa đêm đến toàn bộ nhân viên.
Tờ BI nhận định những động thái trên của Elon Musk không thường thấy tại Thung lũng Silicon khi các ông chủ thường phải vỗ về nhân viên với lợi ích lớn nhằm đảm bảo kế hoạch được hoàn thành. Bởi vậy ngay lập tức mọi người kêu ca về nhà sáng lập Tesla.
“Ông ấy chẳng biết mình đang làm gì với Twitter cả”, nhà báo Farhad Manjoo của tờ New York Times chỉ trích.
Thế nhưng lại có một nhóm đông những người ủng hộ động thái này của nhà sáng lập Tesla, đó là các giám đốc ở Thung lũng Silicon.
Trên thực tế, phần lớn những nhà quản lý cho đến nhà sáng lập tại đây đều đồng tình với Elon Musk trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực. Nói cách khác, khi người lao động phản đối cách làm của tỷ phú nhà Tesla thì các ông chủ lại đồng tình với phong cách cứng rắn này.
“Việc Elon Musk cứng rắn tại Twitter đang truyền cảm hứng cho những nhà sáng lập khác khi phải ra các quyết định sa thải trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay”, giám đốc cấp cao Andrew Chen của Andreessen Horowitz nói.
Ông Chen cũng cho biết rất nhiều giám đốc hiện nay được truyền cảm hứng và trở nên mạnh tay hơn trong việc cắt giảm chi phí nhân sự, thay đổi sản phẩm và có những động thái mạnh mẽ, không sợ chỉ trích hơn so với trước đây.
“Cuộc chơi giờ đây đã khác xưa”, giám đốc Chen cho biết khi Elon Musk trở thành hình mẫu nghiêm khắc mà nhiều nhà sáng lập muốn trở thành trong thời buổi doanh nghiệp khó khăn.
Theo tờ BI, nếu Elon Musk có thể thành công vận hành Twitter với chỉ một nửa nhân lực so với trước đây thì nhiều công ty khác cũng có thể sau quãng thời gian tuyển dụng ồ ạt năm 2021.
“Việc sa thải nhiều nhân viên chẳng có gì là tệ khi giờ đây hãng nào cũng đang phải cắt giảm nhân lực. Elon Musk chỉ đơn giản là người thẳng thắn mạnh tay nhất, nhưng đây lại là nước đi khôn ngoan được nhiều hãng bắt chước theo”, một nhà sáng lập của một startup lớn giấu tên cho biết.
Hết thời chiều chuộng
Theo BI, sự bùng nổ của ngành công nghệ trong 10 năm qua đã đi kèm với 1 hệ lụy, đó là nhân lực mảng này được chiều chuộng một cách quá mức. Số liệu của tổng cục thống kê liên bang Mỹ được phân tích bởi CompTIA cho thấy trong khoảng 2009-2019, ngành công nghệ đã có thêm 2,3 triệu việc làm.
Nhu cầu gia tăng mạnh khiến nguồn cung khan hiếm, buộc các công ty công nghệ phải chiều chuộng và tranh giành những nhân tài trong ngành. Những bữa ăn miễn phí trở thành điều tất nhiên, phúc lợi được ngủ trưa, tiền trợ cấp đi lại, bác sĩ chăm sóc, dịch vụ massage tại chỗ, giặt là miễn phí và ủ lạnh quần áo bằng khí nitro...đều là những gì mà các lao động ngành công nghệ Mỹ được hưởng ở các tập đoàn lớn.
“Câu chuyện không còn là làm thế nào để nhân viên hoạt động năng suất nhất mà đã dần trở thành hãng nào chiều chuộng nhân viên hơn”, một nhà sáng lập tại New York mỉa mai.
Tồi tệ hơn, sự bùng nổ của công nghệ trong đại dịch càng khiến phúc lợi lao động trong ngành lớn hơn. Những nhà đầu tư gây áp lực buộc công ty mở rộng quy mô nhanh chóng để tận dụng xu thế, hậu quả là tuyển dụng ồ ạt diễn ra khiến người lao động càng có quyền lực hơn.
Tờ BI cho viết rất nhiều nhân viên ở những tập đoàn công nghệ lớn được làm việc tại nhà dù đã hết giãn cách, được tự do làm điều mình thích mà không phải đến văn phòng. Họ bỏ túi những khoản trợ cấp chăm sóc sức khỏe của công ty nhưng lại chạy lon ton khắp thế giới để đến những địa điểm xa hoa do có thể làm việc từ xa. Thậm chí những startup công nghệ như Bolt còn cho tất cả nhân viên nghỉ thêm một ngày thứ 6 hàng tuần dù vẫn đang đốt tiền của nhà đầu tư.
“Khi bạn gọi vốn quá dễ dàng thì việc mất kiểm soát, hoang phí và chi tiêu cho những thứ vô bổ là điều rất dễ xảy ra”, tác giả Eric Ries của “The Lean Startup” cảnh báo.
Thế rồi khi thị trường xì hơi vào đầu năm nay, bất ngờ nhiều startup và công ty công nghệ sa thải hàng loạt do áp lực từ nhà đầu tư. Hậu quả là hàng loạt giám đốc với mức lương cao ngất, được nhân viên yêu quý giờ đây lại phải đau đầu với bài toán cắt giảm chi phí nhân lực.
Tại Twitter, tình hình không quá khó khăn khi Elon Musks thẳng thắn, thậm chí có phần thô lỗ, khi đuổi việc thẳng những người mà ông cho là đang làm việc không hiệu quả. Với một dòng thông báo ngắn, tỷ phú Tesla chấm dứt câu chuyện làm việc từ xa, cắt giảm phúc lợi và biến trụ sở Twitter ở San Francisco thành một quán trọ với giường chiếu và máy giặt cho nhân viên làm việc thâu đêm.
Những khoảng thời gian nhàn nhã của Twitter đã chấm dứt và đây là thời điểm vắt kiệt sức để làm hết công suất. Với người lao động đã quen được chiều chuộng thì đó là một cực hình nhưng với các ông chủ thì đây lại là điều đáng biểu dương.
Rõ ràng, thời hoàng kim khi các nhân viên có thể đem những vấn đề như “chất lượng của giấy vệ sinh trong toilet” ra trong cuộc họp toàn thể với CEO như tại Facebook đã chấm dứt.
“Cho dù có thừa nhận hay không thì tất cả các ông chủ ở Thung lũng Silicon cũng đang được truyền cảm hứng từ Elon Musk”, giám đốc tài chính Gavin Baker của quỹ đầu tư 3 tỷ USD Atreides Management cho biết.
“Tôi đồng ý 100%. Chúng tôi muốn một doanh nghiệp ngừng chiều chuộng nhân viên mà thay vào đó đánh giá dựa trên kết quả công việc. Thật may là thời chiều chuộng nhân viên đã qua”, cựu quản lý Bill Gurley của Uber đồng tình.
Đuổi việc thẳng tay
“Trong quá khứ, người lao động công nghệ có thể nhảy việc dễ dàng nếu họ không thích môi trường làm việc hiện tại. Bởi vậy các ông chủ thường phải chiều chuộng, vỗ về họ. Thế nhưng tình hình hiện nay đã khác khi công ty mới là người nắm quyền lực”, một nhà sáng lập nói với BI khi cho biết họ đã chấm dứt chế độ làm việc từ xa cũng như những khoản phúc lợi tiền ăn bất chấp phản đối của nhân viên.
Tờ BI cho biết chỉ 1 năm trước, các giám đốc sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ nhà đầu tư khi chấp nhận một kết quả kinh doanh tạm ổn nhằm giữ chân nhân viên. Nguyên nhân là dù có đuổi việc họ thì cũng khó lòng tìm được người phù hợp thay thế.
Tuy nhiên hiện nay với gần 100.000 lao động công nghệ bị sa thải thì các doanh nghiệp chẳng sợ gì mà đuổi việc bất cứ ai làm việc kém vì họ có thể dễ dàng kiếm người mới.
Mặc dù không có nhiều giám đốc dám đuổi việc thẳng tay một nửa nhân viên như Elon Musk mà vẫn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, tuy vậy điều may mắn là Twitter lại trở thành một tấm gương cho người lao động. Mỗi khi nhìn vào mạng xã hội này, nhân viên sẽ phải cố gắng làm tích cực hơn nếu không muốn mất việc.
“Twitter sớm muộn gì cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon mà thôi”, một nhà sáng lập nói với tờ BI.
Theo tờ Business Insider (BI), tỷ phú Elon Musk thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng hơn kể từ khi mua lại Twitter vào tháng 11/2022. Đặc biệt, việc nhà sáng lập Tesla có động thái cứng rắn, đuổi việc một nửa lao động cũ của Twitter, cắt giảm lợi ích như hỗ tiền ăn trưa hay internet tại nhà, ép buộc các nhân viên phải đến công ty làm việc cường độ cao... đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn về văn hóa lao động ở Thung lũng Silicon.
“Chỉ những nhân viên có thành tích tốt mới được ở lại”, Elon Musk gửi thư điện tử thông báo vào nửa đêm đến toàn bộ nhân viên.
Tờ BI nhận định những động thái trên của Elon Musk không thường thấy tại Thung lũng Silicon khi các ông chủ thường phải vỗ về nhân viên với lợi ích lớn nhằm đảm bảo kế hoạch được hoàn thành. Bởi vậy ngay lập tức mọi người kêu ca về nhà sáng lập Tesla.
“Ông ấy chẳng biết mình đang làm gì với Twitter cả”, nhà báo Farhad Manjoo của tờ New York Times chỉ trích.
Thế nhưng lại có một nhóm đông những người ủng hộ động thái này của nhà sáng lập Tesla, đó là các giám đốc ở Thung lũng Silicon.
Trên thực tế, phần lớn những nhà quản lý cho đến nhà sáng lập tại đây đều đồng tình với Elon Musk trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực. Nói cách khác, khi người lao động phản đối cách làm của tỷ phú nhà Tesla thì các ông chủ lại đồng tình với phong cách cứng rắn này.
“Việc Elon Musk cứng rắn tại Twitter đang truyền cảm hứng cho những nhà sáng lập khác khi phải ra các quyết định sa thải trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay”, giám đốc cấp cao Andrew Chen của Andreessen Horowitz nói.
Ông Chen cũng cho biết rất nhiều giám đốc hiện nay được truyền cảm hứng và trở nên mạnh tay hơn trong việc cắt giảm chi phí nhân sự, thay đổi sản phẩm và có những động thái mạnh mẽ, không sợ chỉ trích hơn so với trước đây.
“Cuộc chơi giờ đây đã khác xưa”, giám đốc Chen cho biết khi Elon Musk trở thành hình mẫu nghiêm khắc mà nhiều nhà sáng lập muốn trở thành trong thời buổi doanh nghiệp khó khăn.
Theo tờ BI, nếu Elon Musk có thể thành công vận hành Twitter với chỉ một nửa nhân lực so với trước đây thì nhiều công ty khác cũng có thể sau quãng thời gian tuyển dụng ồ ạt năm 2021.
“Việc sa thải nhiều nhân viên chẳng có gì là tệ khi giờ đây hãng nào cũng đang phải cắt giảm nhân lực. Elon Musk chỉ đơn giản là người thẳng thắn mạnh tay nhất, nhưng đây lại là nước đi khôn ngoan được nhiều hãng bắt chước theo”, một nhà sáng lập của một startup lớn giấu tên cho biết.
Hết thời chiều chuộng
Theo BI, sự bùng nổ của ngành công nghệ trong 10 năm qua đã đi kèm với 1 hệ lụy, đó là nhân lực mảng này được chiều chuộng một cách quá mức. Số liệu của tổng cục thống kê liên bang Mỹ được phân tích bởi CompTIA cho thấy trong khoảng 2009-2019, ngành công nghệ đã có thêm 2,3 triệu việc làm.
Nhu cầu gia tăng mạnh khiến nguồn cung khan hiếm, buộc các công ty công nghệ phải chiều chuộng và tranh giành những nhân tài trong ngành. Những bữa ăn miễn phí trở thành điều tất nhiên, phúc lợi được ngủ trưa, tiền trợ cấp đi lại, bác sĩ chăm sóc, dịch vụ massage tại chỗ, giặt là miễn phí và ủ lạnh quần áo bằng khí nitro...đều là những gì mà các lao động ngành công nghệ Mỹ được hưởng ở các tập đoàn lớn.
“Câu chuyện không còn là làm thế nào để nhân viên hoạt động năng suất nhất mà đã dần trở thành hãng nào chiều chuộng nhân viên hơn”, một nhà sáng lập tại New York mỉa mai.
Tồi tệ hơn, sự bùng nổ của công nghệ trong đại dịch càng khiến phúc lợi lao động trong ngành lớn hơn. Những nhà đầu tư gây áp lực buộc công ty mở rộng quy mô nhanh chóng để tận dụng xu thế, hậu quả là tuyển dụng ồ ạt diễn ra khiến người lao động càng có quyền lực hơn.
Tờ BI cho viết rất nhiều nhân viên ở những tập đoàn công nghệ lớn được làm việc tại nhà dù đã hết giãn cách, được tự do làm điều mình thích mà không phải đến văn phòng. Họ bỏ túi những khoản trợ cấp chăm sóc sức khỏe của công ty nhưng lại chạy lon ton khắp thế giới để đến những địa điểm xa hoa do có thể làm việc từ xa. Thậm chí những startup công nghệ như Bolt còn cho tất cả nhân viên nghỉ thêm một ngày thứ 6 hàng tuần dù vẫn đang đốt tiền của nhà đầu tư.
“Khi bạn gọi vốn quá dễ dàng thì việc mất kiểm soát, hoang phí và chi tiêu cho những thứ vô bổ là điều rất dễ xảy ra”, tác giả Eric Ries của “The Lean Startup” cảnh báo.
Thế rồi khi thị trường xì hơi vào đầu năm nay, bất ngờ nhiều startup và công ty công nghệ sa thải hàng loạt do áp lực từ nhà đầu tư. Hậu quả là hàng loạt giám đốc với mức lương cao ngất, được nhân viên yêu quý giờ đây lại phải đau đầu với bài toán cắt giảm chi phí nhân lực.
Tại Twitter, tình hình không quá khó khăn khi Elon Musks thẳng thắn, thậm chí có phần thô lỗ, khi đuổi việc thẳng những người mà ông cho là đang làm việc không hiệu quả. Với một dòng thông báo ngắn, tỷ phú Tesla chấm dứt câu chuyện làm việc từ xa, cắt giảm phúc lợi và biến trụ sở Twitter ở San Francisco thành một quán trọ với giường chiếu và máy giặt cho nhân viên làm việc thâu đêm.
Những khoảng thời gian nhàn nhã của Twitter đã chấm dứt và đây là thời điểm vắt kiệt sức để làm hết công suất. Với người lao động đã quen được chiều chuộng thì đó là một cực hình nhưng với các ông chủ thì đây lại là điều đáng biểu dương.
Rõ ràng, thời hoàng kim khi các nhân viên có thể đem những vấn đề như “chất lượng của giấy vệ sinh trong toilet” ra trong cuộc họp toàn thể với CEO như tại Facebook đã chấm dứt.
“Cho dù có thừa nhận hay không thì tất cả các ông chủ ở Thung lũng Silicon cũng đang được truyền cảm hứng từ Elon Musk”, giám đốc tài chính Gavin Baker của quỹ đầu tư 3 tỷ USD Atreides Management cho biết.
“Tôi đồng ý 100%. Chúng tôi muốn một doanh nghiệp ngừng chiều chuộng nhân viên mà thay vào đó đánh giá dựa trên kết quả công việc. Thật may là thời chiều chuộng nhân viên đã qua”, cựu quản lý Bill Gurley của Uber đồng tình.
Đuổi việc thẳng tay
“Trong quá khứ, người lao động công nghệ có thể nhảy việc dễ dàng nếu họ không thích môi trường làm việc hiện tại. Bởi vậy các ông chủ thường phải chiều chuộng, vỗ về họ. Thế nhưng tình hình hiện nay đã khác khi công ty mới là người nắm quyền lực”, một nhà sáng lập nói với BI khi cho biết họ đã chấm dứt chế độ làm việc từ xa cũng như những khoản phúc lợi tiền ăn bất chấp phản đối của nhân viên.
Tờ BI cho biết chỉ 1 năm trước, các giám đốc sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ nhà đầu tư khi chấp nhận một kết quả kinh doanh tạm ổn nhằm giữ chân nhân viên. Nguyên nhân là dù có đuổi việc họ thì cũng khó lòng tìm được người phù hợp thay thế.
Tuy nhiên hiện nay với gần 100.000 lao động công nghệ bị sa thải thì các doanh nghiệp chẳng sợ gì mà đuổi việc bất cứ ai làm việc kém vì họ có thể dễ dàng kiếm người mới.
Mặc dù không có nhiều giám đốc dám đuổi việc thẳng tay một nửa nhân viên như Elon Musk mà vẫn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, tuy vậy điều may mắn là Twitter lại trở thành một tấm gương cho người lao động. Mỗi khi nhìn vào mạng xã hội này, nhân viên sẽ phải cố gắng làm tích cực hơn nếu không muốn mất việc.
“Twitter sớm muộn gì cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon mà thôi”, một nhà sáng lập nói với tờ BI.
Theo Genk