Elon Musk nổ tên lửa và cuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung trong ngành viễn thông vũ trụ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn dẫn đầu trong cuộc đua viễn thông vũ trụ. Điều này khiến các cuộc phóng tên lửa của Elon Musk mang thêm nhiều ý nghĩa phức tạp.

2023-04-26140107-1682587620684-16825876211461822752472.png

Mới đây, việc Elon Musk thử nghiệm tên lửa thất bại, nổ tung giữa trời khiến nhiều người thất vọng, nhưng chắc chắn trong đó không bao gồm nền kinh tế số 2 thế giới-Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), công nghệ không gian bao gồm các mảng viễn thông, Internet từ vệ tinh là công nghệ tiên tiến mà cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn nắm giữ.

Trên thực tế, việc các hãng di động phát triển hệ thống viễn thông dùng công nghệ vệ tinh để có thể kết nối bất kỳ đâu trên thế giới đã dần có thành tựu, thế nhưng cuộc xung đột Mỹ-Trung lại đang khiến câu chuyện trở nên ngày càng phức tạp khi 2 cường quốc đều muốn dẫn đầu nắm giữ mảng này trước đối thủ.

Elon Musk nổ tên lửa và cuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung trong ngành viễn thông vũ trụ - Ảnh 2.

Tờ WSJ nhận định cho dù Elon Musk có thành công với lời hứa phủ sóng Internet toàn cầu vào năm 2022 đi chăng nữa, hoặc xây dựng mạng lưới vệ tinh bao quanh trái đất cùng hệ thống tên lửa của riêng mình thì SpaceX hay Starlink vẫn sẽ khó với tới được Trung Quốc.

Ngược lại, ông lớn Huawei của mảng phát triển vệ tinh Trung Quốc dù có nhiều bước tiến nhưng cũng bị cấm cửa tại Mỹ và nhiều thị trường đồng minh khác.

Một ví dụ khác là Lynk Global Inc, một startup đã được cấp phép bởi Hội đồng viễn thông liên bang Mỹ (FCC) trong mảng kết nối sóng di động từ vệ tinh trực tiếp đến điện thoại mà không cần thêm bất kỳ phần cứng hay phần mềm nào.

Nhà sáng lập Charles Miller của Lynk cho biết họ đã ký hợp đồng với hơn 40 quốc gia để thử nghiệm dịch vụ này, nhưng không bao gồm Trung Quốc.

Chúng tôi chưa đăng ký ở Trung Quốc vì cho rằng họ sẽ từ chối”, nhà sáng lập Miller nói.

Mọi lúc, mọi nơi

Công nghệ phát sóng viễn thông và Internet từ vệ tinh về lý thuyết có thể để người dùng bắt sóng mọi lúc mọi nơi, cho dù là ở giữa sa mạc hay biển khơi, có gần tháp sóng hay trung tâm viễn thông nào hay không cũng không quan trọng.

Trong khi sản phẩm điện thoại vệ tinh chuyên dụng đã tồn tại nhiều thập niên thì gần đây, công nghệ này đã được những hãng như Apple đem đến cho cả những smartphone thông thường. Người dùng iPhone với hệ điều hành mới nhất hiện đã có thể nhắn tin ngắn ở cả những vùng không có mạng di động.

Dù công nghệ này vượt rào cản quốc gia nhưng luật pháp thì không đơn giản như vậy. Thông thường một nước có quyền quyết định cho phép tín hiệu vệ tinh được tiến vào lãnh thổ của mình hay không, tương tự những mạng điện thoại di động thông thường.

Việc phải thông qua cấp phép như vậy là một rào cản lớn cho công nghệ mới này”, chuyên gia phân tích Brady Wang của Counterpoint Research nhận định.

Sau nhiều năm đàm phán, người dùng di động có thể chuyển sóng dịch vụ khi đi ra nước ngoài, ví dụ như từ Mỹ vào Trung Quốc. Những cuộc thương thảo tương tự cho dịch vụ viễn thông vệ tinh thì mới bắt đầu và đây là lý do tính năng mới của iPhone chỉ hữu hiệu tại thị trường Mỹ, Canada và một phần Châu Âu.

Điều đáng nói là chỉ vài ngày sau khi Apple công bố dịch vụ gửi tin nhắn không cần mạng di động, Huawei cũng ra mắt một sản phẩm tương tự và mới chỉ hoạt động được ở Trung Quốc.

Theo giáo sư Larry Press của trường đại học bang California, đương nhiên dịch vụ của Huawei sẽ khó lòng đặt chân lên đất Mỹ khi hãng này đang chịu cấm vận.

Mưu đồ của Elon Musk

Tờ WSJ cho biết mạng lưới Starlink của Elon Musk đã sẵn sàng để phục vụ tại Mỹ và phần lớn Châu Âu, Nhật Bản, Australia cùng nhiều nơi khác ngoại trừ Trung Quốc và Nga.

Cụ thể, SpaceX đã hợp tác với hãng T Mobile US Inc để người dùng smartphone thông thường có thể truy cập vào mạng vệ tinh của họ và sử dụng những dịch vụ cơ bản ngay cả khi không có mạng di động.

Không chịu kém cạnh, Trung Quốc cũng đang dự định xây dựng mạng lưới vệ tinh viễn thông cho riêng mình, qua đó tạo nên sự rắc rối trong cuộc đua công nghệ mới này. Rất rõ ràng, chính quyền Bắc Kinh sẽ không chấp nhận một dịch vụ bị kiểm soát bởi tỷ phú người Mỹ.

Hậu quả của điều này là việc xung đột không gian vũ trụ, nơi hàng nghìn vệ tinh đang tranh giành nhau “lãnh địa”. Gần đây, Trung Quốc đã gửi đơn khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc phàn nàn việc các vệ tinh của Elon Musk gây cản trở cho những đợt phóng tên lửa của nước này.

Tính đến thời điểm hiện tại, SpaceX đã phóng hơn 4.000 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất.

Phần lớn những vệ tinh này nằm ở tầng khí quyển thấp của trái đất (LEO) cách mặt đất hơn 1.900km, qua đó giảm chi phí phóng cũng như có đường truyền tín hiệu tốt hơn xuống mặt đất.

Elon Musk nổ tên lửa và cuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung trong ngành viễn thông vũ trụ - Ảnh 4.
Người xem cuộc phóng thử tên lửa của Elon Musk​

Trái lại, Huawei đang phải dùng hệ thống vệ tinh Beidou (Bắc Đẩu) cách mặt đất hơn 16.000km. Hậu quả là dịch vụ dùng sóng vệ tinh khi không có mạng di động của họ còn chẳng nhận nổi tin nhắn.

Trước tình hình này, chính quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch xây dựng mạng lưới vệ tinh trong tầng khí quyển LEO của riêng mình bằng ngân sách nhà nước. Năm 2020, Trung Quốc đã nộp bản kế hoạch phóng 12.992 vệ tinh lên Liên đoàn viễn thông quốc tế (LTU) nhằm phủ sóng Internet toàn quốc.

Dẫu vậy, giáo sư Press của trường đại học California nhận định trình độ công nghệ của Trung Quốc chưa cho phép họ chạy đua nổi Elon Musk và SpaceX.

Trung Quốc đang trong tiến trình trở thành thế lực mới trong mảng công nghệ không gian, hướng tới vượt qua Mỹ vào năm 2045. Tuy nhiên từ nay cho đến năm 2030 thì quốc gia này vẫn sẽ chưa có nhiều thành quả trong mảng công nghệ vũ trụ”, báo cáo năm 2023 của Cộng đồng tình báo Mỹ (USIC) nêu rõ.

Theo Genk​
 
Bên trên