Giá trị vốn hóa thị trường của Tesla đã giảm gần 700 tỷ USD so với mức cao nhất từng đạt được là 1,2 nghìn tỷ USD.
Cụ thể, cổ phiếu của Tesla đã tăng từ mức 30 USD/đơn vị vào đầu năm 2020 lên hơn 400 USD/đơn vị vào tháng 11 năm ngoái, nâng mức vốn hóa thị trường của Tesla từ dưới 100 tỷ USD lên hơn 1,2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nó đã giảm gần 60% kể từ đó, xuống còn 530 tỷ USD vào cuối ngày 21/11.
Chỉ riêng con số 670 tỷ USD giá trị thị trường bị giảm của Tesla đã gần bằng giá trị vốn hóa hiện tại của tập đoàn Berkshire Hathaway (685 tỷ USD) của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Tất nhiên, con số đó vượt xa vốn hóa thị trường của tập đoàn Johnson & Johnson (460 tỷ USD), Exxon Mobil (457 tỷ USD) và JPMorgan (390 tỷ USD).
Để so sánh thêm, con số 670 tỷ USD tương đương hơn gấp đôi vốn hóa của Home Depot (324 tỷ USD) hay lớn hơn tổng giá trị thị trường của cả Coca-Cola (268 tỷ USD) và PepsiCo (255 tỷ USD) cộng lại.
Đáng chú ý hơn, mức sụt giảm vốn hóa thị trường của Tesla gần gấp 3 giá trị thị trường của McDonald's (201 tỷ USD), Disney (178 tỷ USD) hay Wells Fargos (178 tỷ USD). Con số đó cũng tương đương với khoảng 4 lần vốn hóa của Nike (162 tỷ USD), 5 lần vốn hóa của Netflix (127 tỷ USD), 6 lần vốn hóa của Starbucks (113 tỷ USD), 7 lần vốn hóa của PayPal (92 tỷ USD) và 12 lần vốn hóa của GM hoặc Ford (56 tỷ USD mỗi tập đoàn).
Trong chỉ số S&P 500 hiện tại, chỉ có Apple, Alphabet, Amazon, Microsoft và Berkshire Hathaway có giá trị thị trường hơn 670 tỷ USD – con số đã bị thổi bay khỏi vốn hóa của Tesla trong năm qua.
Theo Business Insider, sự sụt giảm đáng kể trên phản ánh sự lo ngại rằng việc tiếp quản Twitter gần đây của Elon Musk sẽ là một sự quan tâm tốn kém.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng bán tháo những cổ phiếu đang ở mức cao như Tesla trước tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất tăng và suy thoái kinh tế đang rình rập.
Nhà sản xuất ô tô của Elon Musk hứa hẹn sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận trong tương lai nhưng những đồng USD đó đang trở nên kém hấp dẫn hơn khi giá cả tăng vọt, tài khoản tiết kiệm và trái phiếu mang lại lợi nhuận lớn hơn và không có rủi ro, đồng thời suy thoái kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị vốn hóa của tập đoàn.
Hơn nữa, tỷ phú 51 tuổi gần đây đã mua Twitter với giá 44 tỷ USD và đang bận rộn tạo ra nhiều thay đổi tại đó, bao gồm việc sa thải hàng nghìn nhân viên và cải tiến mô hình kinh doanh.
Một điều quan trọng khác, Elon Musk đã bán ít nhất 19,5 triệu cổ phiếu Tesla (trị giá 3,95 tỷ USD) chỉ vài ngày sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Twitter. Trong một cuộc trò chuyện với các nhân viên của công ty này ngày 10/11, vị tỷ phú cho biết ông đã bán cổ phiếu của hãng xe điện để “cứu Twitter”.
Điều này càng khiến các cổ đông Tesla lo ngại rằng Elon Musk có thể mất tập trung hoặc bán thêm cổ phiếu. Một trong hai điều này có thể kéo giá cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này xuống.
Cho đến nay, sự sụt giảm vốn hóa đáng kinh ngạc của Tesla đã khiến các chuyên gia chia rẽ ý kiến. Một số người kì vọng cổ phiếu Tesla sẽ hồi phục và đạt mức cao mới trong vài năm tới trong khi những người khác dự đoán nó có thể sụt giảm hơn nữa.
Cụ thể, cổ phiếu của Tesla đã tăng từ mức 30 USD/đơn vị vào đầu năm 2020 lên hơn 400 USD/đơn vị vào tháng 11 năm ngoái, nâng mức vốn hóa thị trường của Tesla từ dưới 100 tỷ USD lên hơn 1,2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nó đã giảm gần 60% kể từ đó, xuống còn 530 tỷ USD vào cuối ngày 21/11.
Chỉ riêng con số 670 tỷ USD giá trị thị trường bị giảm của Tesla đã gần bằng giá trị vốn hóa hiện tại của tập đoàn Berkshire Hathaway (685 tỷ USD) của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Tất nhiên, con số đó vượt xa vốn hóa thị trường của tập đoàn Johnson & Johnson (460 tỷ USD), Exxon Mobil (457 tỷ USD) và JPMorgan (390 tỷ USD).
Để so sánh thêm, con số 670 tỷ USD tương đương hơn gấp đôi vốn hóa của Home Depot (324 tỷ USD) hay lớn hơn tổng giá trị thị trường của cả Coca-Cola (268 tỷ USD) và PepsiCo (255 tỷ USD) cộng lại.
Đáng chú ý hơn, mức sụt giảm vốn hóa thị trường của Tesla gần gấp 3 giá trị thị trường của McDonald's (201 tỷ USD), Disney (178 tỷ USD) hay Wells Fargos (178 tỷ USD). Con số đó cũng tương đương với khoảng 4 lần vốn hóa của Nike (162 tỷ USD), 5 lần vốn hóa của Netflix (127 tỷ USD), 6 lần vốn hóa của Starbucks (113 tỷ USD), 7 lần vốn hóa của PayPal (92 tỷ USD) và 12 lần vốn hóa của GM hoặc Ford (56 tỷ USD mỗi tập đoàn).
Trong chỉ số S&P 500 hiện tại, chỉ có Apple, Alphabet, Amazon, Microsoft và Berkshire Hathaway có giá trị thị trường hơn 670 tỷ USD – con số đã bị thổi bay khỏi vốn hóa của Tesla trong năm qua.
Theo Business Insider, sự sụt giảm đáng kể trên phản ánh sự lo ngại rằng việc tiếp quản Twitter gần đây của Elon Musk sẽ là một sự quan tâm tốn kém.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng bán tháo những cổ phiếu đang ở mức cao như Tesla trước tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất tăng và suy thoái kinh tế đang rình rập.
Nhà sản xuất ô tô của Elon Musk hứa hẹn sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận trong tương lai nhưng những đồng USD đó đang trở nên kém hấp dẫn hơn khi giá cả tăng vọt, tài khoản tiết kiệm và trái phiếu mang lại lợi nhuận lớn hơn và không có rủi ro, đồng thời suy thoái kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị vốn hóa của tập đoàn.
Hơn nữa, tỷ phú 51 tuổi gần đây đã mua Twitter với giá 44 tỷ USD và đang bận rộn tạo ra nhiều thay đổi tại đó, bao gồm việc sa thải hàng nghìn nhân viên và cải tiến mô hình kinh doanh.
Một điều quan trọng khác, Elon Musk đã bán ít nhất 19,5 triệu cổ phiếu Tesla (trị giá 3,95 tỷ USD) chỉ vài ngày sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Twitter. Trong một cuộc trò chuyện với các nhân viên của công ty này ngày 10/11, vị tỷ phú cho biết ông đã bán cổ phiếu của hãng xe điện để “cứu Twitter”.
Điều này càng khiến các cổ đông Tesla lo ngại rằng Elon Musk có thể mất tập trung hoặc bán thêm cổ phiếu. Một trong hai điều này có thể kéo giá cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này xuống.
Cho đến nay, sự sụt giảm vốn hóa đáng kinh ngạc của Tesla đã khiến các chuyên gia chia rẽ ý kiến. Một số người kì vọng cổ phiếu Tesla sẽ hồi phục và đạt mức cao mới trong vài năm tới trong khi những người khác dự đoán nó có thể sụt giảm hơn nữa.
Theo Genk