Các cuộc khảo sát cho thấy chưa đến 5% người dân El Salvador hiểu Bitcoin thực sự là gì, trong khi 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch trên của chính phủ.
Theo hãng tin CNBC, Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador đã tuyên bố trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin, qua đó tiết kiệm hàng triệu USD chi phí chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài.
Vậy nhưng nhiều người dân El Salvador lại khá nghi ngờ về quyết định này bởi giá Bitcoin biến động khá mạnh.
Xin được nhắc là El Salvador không có đồng nội tệ. Trong khoảng 1892-2001, quốc gia Trung Mỹ này vẫn dùng đồng Colon và có thời gian dài neo đồng tiền của mình vào đồng USD.
Kiều hối gửi về El Salvador theo %GDP
Thế nhưng kể từ năm 2001, El Salvador đã huỷ bỏ đồng nội tệ, qua đó chính thức sử dụng đồng USD trong nền kinh tế cho mọi giao dịch.
Quốc gia không có đồng nội tệ
Hàng năm, El Salvador nhận khoảng gần 6 tỷ USD kiều hối, phần lớn là từ Mỹ. Con số này chiếm đến 23% tổng GDP của cả nước và là nguồn thu quan trọng cho quốc gia Trung Mỹ.
Với nguyên nhân đó, Tổng thống Bukele cho rằng việc chấp nhận Bitcoin sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 400 triệu USD mỗi năm tiền phí dịch vị chuyển khoản liên ngân hàng. Trong khi đó chuyên gia Mario Gomez Lozada của Merrill Lynch thì cho rằng con số tiết kiệm có thể lên đến gần 1 tỷ USD.
Thông thường, những người dân El Salvador ở nước ngoài sẽ phải mất phí khoảng 12,5% cho mỗi giao dịch 100 USD khi chuyển tiền qua ứng dụng Western Union.
Hãng tin CNBC cho biết khoảng 70% người dân El Salvador sống dựa vào nguồn kiều hối từ nước ngoài và với nhiều hộ gia đình, mức phí chuyển tiền đôi khi tương đương đến 50% tổng thu nhập của họ.
Khoảng 60% số tiền phí giao dịch này rơi vào túi các công ty trung gian, khoảng 38% còn lại thì thuộc về ngân hàng.
Đây là lý do tại sao chính phủ El Salvador lại coi trọng việc dùng tiền số để hạn chế phí chuyển tiền như vậy.
Ngoài ra, việc sử dụng Bitcoin sẽ giúp nền kinh tế này bớt phụ thuộc vào đồng USD, vốn đang trở thành giới hạn cho sự phát triển kinh tế của El Salvador khi trông chờ vào nguồn cung tiền từ Mỹ để dùng cho lưu thông.
Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, rất nhiều người dân El Salvador không tín nhiệm Bitcoin vì sự mất ổn định về giá. Trong khi Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng cho biết mức phí dịch vụ chuyển tiền ngân hàng tại El Salvador hiện đã ở mức thấp nhất trên thế giới.
Báo cáo của World Bank cho thấy chỉ có 30% người dân El Salvador có tài khoản ngân hàng và việc chấp nhận Bitcoin có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính nơi đây.
Dẫu vậy, báo cáo trên cũng cho biết tỷ lệ kết nối Internet của quốc gia Trung Mỹ này năm 2020 thấp thứ 2 tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean.
Ví điện tử Chivo
Đi cùng với tuyên bố chấp nhận Bitcoin, chính phủ El Salvador cũng cho ra mắt ứng dụng ví điện tử Chivo, qua đó cho phép người dùng chuyển tiền không mất phí với thời gian nhanh chóng.
Vậy nhưng với số lượng tiếp cận Internet thấp cũng như sự chưa tin tưởng của người dân, tỷ lệ người dùng Chivo hiện vẫn khá thấp. Các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 người dân nước này từ chối tải ứng dụng Chivo.
"Việc này không thể nhanh được, người dân cần thời gian thích nghi và đương nhiên mọi người sẽ lo lắng những thứ mới liên quan đến tiền bạc", giám đốc tài chính Matt Hougan của Bitwise Asset Management nhận định.
Để kích thích người dân sử dụng ví Chivo, Tổng thống Bukele đã đề nghị tặng 30 USD bằng đồng Bitcoin cho bất cứ ai mở tài khoản bằng ví điện tử này. Đây là một con số không hề nhỏ ở quốc gia có mức thu nhập tối thiểu hàng tháng chỉ vào khoảng 365 USD.
Trong khi đó giám đốc chiến lược Alex Gladstein của Tổ chức HRF nói với hãng tin CNBC rằng ví Chivo trên thực tế chẳng khác gì một ngân hàng kiểm soát bởi chính phủ. Điều đó có nghĩa là họ có thể đóng băng tài khoản hoặc kiểm soát nguồn tiền giao dịch hiện nay hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang dùng đồng USD.
"Thực tế là không phải người dân không tin chính phủ, họ chỉ không tín nhiệm nền tảng tiền số mới được xây dựng này", chuyên gia Gladstein nhận định.
Người dân El Salvador biểu tình chống Bitcoin. Nguồn ảnh: Financial Times
Người dân biểu tình
Một yếu tố nữa khiến người dân không tin vào kế hoạch Bitcoin là El Salvador sẽ phải tiêu tốn khoảng 200 triệu USD để hoàn thiện nền tảng ví điện tử, bao gồm xây dựng các máy rút tiền tự động cho Bitcoin. Thêm nữa, chính phủ cũng sẽ phải tốn 60 triệu USD cho kế hoạch tặng 30 USD cho mỗi người dân mở tài khoản ví Chivo.
Chưa dừng lại ở đó, El Salvador cũng cần tốn 150 triệu USD để mua vào Bitcoin dự trữ và theo số liệu chính thức, họ đã chi 26 triệu USD cho thị trường này.
Bởi vậy ngay sau khi chính phủ tuyên bố chấp nhận Bitcoin, biểu tình đã nổ ra ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc El Salvador chấp nhận Bitcoin đã khiến nhiều tổ chức tài chính và quốc gia khác quan ngại về tính minh bạch cũng như rủi ro trở thành tụ điểm rửa tiền của tội phạm.
Ngay sau quyết định của El Salvador, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tỏ ra quan ngại và tạm hoãn khoản thoả thuận cho vay 1 tỷ USD trước đó, khiến trái phiếu của nước này mất giá mạnh.
Trong khi đó, hàng loạt hãng xếp hạng tín dụng như Fitch Ratings hay Moody’s đã hạ mức tín nhiệm của El Salvador.
Hiện El Salvador là quốc gia nghèo có tỷ lệ nợ khá cao, vào khoảng 100% GDP. Tổng dân số của nước này là 6,5 triệu người với nền kinh tế khoảng 25 tỷ USD. Tồi tệ hơn là các cuộc khảo sát cho thấy chưa đến 5% người dân hiểu Bitcoin thực sự là gì, trong khi 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch trên của chính phủ.
Rõ ràng trong một nền kinh tế kém phát triển, người dân vẫn thích cầm tiền mặt hơn là tiền số, dù họ có phải trả nhiều phí ngân hàng đi chăng nữa.
Theo hãng tin CNBC, Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador đã tuyên bố trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin, qua đó tiết kiệm hàng triệu USD chi phí chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài.
Vậy nhưng nhiều người dân El Salvador lại khá nghi ngờ về quyết định này bởi giá Bitcoin biến động khá mạnh.
Xin được nhắc là El Salvador không có đồng nội tệ. Trong khoảng 1892-2001, quốc gia Trung Mỹ này vẫn dùng đồng Colon và có thời gian dài neo đồng tiền của mình vào đồng USD.
Kiều hối gửi về El Salvador theo %GDP
Thế nhưng kể từ năm 2001, El Salvador đã huỷ bỏ đồng nội tệ, qua đó chính thức sử dụng đồng USD trong nền kinh tế cho mọi giao dịch.
Quốc gia không có đồng nội tệ
Hàng năm, El Salvador nhận khoảng gần 6 tỷ USD kiều hối, phần lớn là từ Mỹ. Con số này chiếm đến 23% tổng GDP của cả nước và là nguồn thu quan trọng cho quốc gia Trung Mỹ.
Với nguyên nhân đó, Tổng thống Bukele cho rằng việc chấp nhận Bitcoin sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 400 triệu USD mỗi năm tiền phí dịch vị chuyển khoản liên ngân hàng. Trong khi đó chuyên gia Mario Gomez Lozada của Merrill Lynch thì cho rằng con số tiết kiệm có thể lên đến gần 1 tỷ USD.
Thông thường, những người dân El Salvador ở nước ngoài sẽ phải mất phí khoảng 12,5% cho mỗi giao dịch 100 USD khi chuyển tiền qua ứng dụng Western Union.
Hãng tin CNBC cho biết khoảng 70% người dân El Salvador sống dựa vào nguồn kiều hối từ nước ngoài và với nhiều hộ gia đình, mức phí chuyển tiền đôi khi tương đương đến 50% tổng thu nhập của họ.
Khoảng 60% số tiền phí giao dịch này rơi vào túi các công ty trung gian, khoảng 38% còn lại thì thuộc về ngân hàng.
Đây là lý do tại sao chính phủ El Salvador lại coi trọng việc dùng tiền số để hạn chế phí chuyển tiền như vậy.
Ngoài ra, việc sử dụng Bitcoin sẽ giúp nền kinh tế này bớt phụ thuộc vào đồng USD, vốn đang trở thành giới hạn cho sự phát triển kinh tế của El Salvador khi trông chờ vào nguồn cung tiền từ Mỹ để dùng cho lưu thông.
Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, rất nhiều người dân El Salvador không tín nhiệm Bitcoin vì sự mất ổn định về giá. Trong khi Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng cho biết mức phí dịch vụ chuyển tiền ngân hàng tại El Salvador hiện đã ở mức thấp nhất trên thế giới.
Báo cáo của World Bank cho thấy chỉ có 30% người dân El Salvador có tài khoản ngân hàng và việc chấp nhận Bitcoin có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính nơi đây.
Dẫu vậy, báo cáo trên cũng cho biết tỷ lệ kết nối Internet của quốc gia Trung Mỹ này năm 2020 thấp thứ 2 tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean.
Ví điện tử Chivo
Đi cùng với tuyên bố chấp nhận Bitcoin, chính phủ El Salvador cũng cho ra mắt ứng dụng ví điện tử Chivo, qua đó cho phép người dùng chuyển tiền không mất phí với thời gian nhanh chóng.
Vậy nhưng với số lượng tiếp cận Internet thấp cũng như sự chưa tin tưởng của người dân, tỷ lệ người dùng Chivo hiện vẫn khá thấp. Các cuộc khảo sát cho thấy 2/3 người dân nước này từ chối tải ứng dụng Chivo.
"Việc này không thể nhanh được, người dân cần thời gian thích nghi và đương nhiên mọi người sẽ lo lắng những thứ mới liên quan đến tiền bạc", giám đốc tài chính Matt Hougan của Bitwise Asset Management nhận định.
Để kích thích người dân sử dụng ví Chivo, Tổng thống Bukele đã đề nghị tặng 30 USD bằng đồng Bitcoin cho bất cứ ai mở tài khoản bằng ví điện tử này. Đây là một con số không hề nhỏ ở quốc gia có mức thu nhập tối thiểu hàng tháng chỉ vào khoảng 365 USD.
Trong khi đó giám đốc chiến lược Alex Gladstein của Tổ chức HRF nói với hãng tin CNBC rằng ví Chivo trên thực tế chẳng khác gì một ngân hàng kiểm soát bởi chính phủ. Điều đó có nghĩa là họ có thể đóng băng tài khoản hoặc kiểm soát nguồn tiền giao dịch hiện nay hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang dùng đồng USD.
"Thực tế là không phải người dân không tin chính phủ, họ chỉ không tín nhiệm nền tảng tiền số mới được xây dựng này", chuyên gia Gladstein nhận định.
Người dân El Salvador biểu tình chống Bitcoin. Nguồn ảnh: Financial Times
Người dân biểu tình
Một yếu tố nữa khiến người dân không tin vào kế hoạch Bitcoin là El Salvador sẽ phải tiêu tốn khoảng 200 triệu USD để hoàn thiện nền tảng ví điện tử, bao gồm xây dựng các máy rút tiền tự động cho Bitcoin. Thêm nữa, chính phủ cũng sẽ phải tốn 60 triệu USD cho kế hoạch tặng 30 USD cho mỗi người dân mở tài khoản ví Chivo.
Chưa dừng lại ở đó, El Salvador cũng cần tốn 150 triệu USD để mua vào Bitcoin dự trữ và theo số liệu chính thức, họ đã chi 26 triệu USD cho thị trường này.
Bởi vậy ngay sau khi chính phủ tuyên bố chấp nhận Bitcoin, biểu tình đã nổ ra ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc El Salvador chấp nhận Bitcoin đã khiến nhiều tổ chức tài chính và quốc gia khác quan ngại về tính minh bạch cũng như rủi ro trở thành tụ điểm rửa tiền của tội phạm.
Ngay sau quyết định của El Salvador, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tỏ ra quan ngại và tạm hoãn khoản thoả thuận cho vay 1 tỷ USD trước đó, khiến trái phiếu của nước này mất giá mạnh.
Trong khi đó, hàng loạt hãng xếp hạng tín dụng như Fitch Ratings hay Moody’s đã hạ mức tín nhiệm của El Salvador.
Hiện El Salvador là quốc gia nghèo có tỷ lệ nợ khá cao, vào khoảng 100% GDP. Tổng dân số của nước này là 6,5 triệu người với nền kinh tế khoảng 25 tỷ USD. Tồi tệ hơn là các cuộc khảo sát cho thấy chưa đến 5% người dân hiểu Bitcoin thực sự là gì, trong khi 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch trên của chính phủ.
Rõ ràng trong một nền kinh tế kém phát triển, người dân vẫn thích cầm tiền mặt hơn là tiền số, dù họ có phải trả nhiều phí ngân hàng đi chăng nữa.
Theo ICT News