badboy170290
New Member
Sẽ có rất nhiều người nghi ngờ sự thật về một đường truyền Internet có tốc độ 100 terabit/s nhưng điều này đã sắp sửa trở thành hiện thực.
Hai nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập vừa cùng nhau đưa ra một kết quả thử nghiệm khá giống nhau là: Đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới hơn 100 terabit/giây trên một sợi cáp quang. Bạn chưa hình dung được tốc độ này ‘khủng’ đến mức nào? Nó tương đương với một bộ phim HD dài 2 tháng hoặc 250 chiếc đĩa Blu-ray 2 mặt.
“Đây là một cột mốc cực kỳ quan trọng đánh dấu khả năng truyền tải mới của công nghệ cáp quang”, chuyên gia Ting Wang thuộc NEC Laboratories ở Princeton (New Jersey – Mỹ), một trong 2 cơ sở vừa thực hiện thành công cuộc thử nghiệm phát biểu.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng thừa nhận, kết quả của họ đã vượt qua mọi nhu cầu của người dùng thông thường hiện nay trên các đường truyền thương mại bình thường. Theo thống kê, tổng dung lượng đường truyền từ New York đi Washington DC và ngược lại (một trong những tuyến bận rộn nhất và có nhu cầu cao nhất thế giới) cũng chỉ đạt khoảng vài terabit mỗi giây.
Tim Strong, chuyên gia của trung tâm nghiên cứu Telegeography Research tại Washington còn nhấn mạnh thêm rằng, công nghệ truyền tải tín hiệu đã được cải thiện với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây và "tăng tới khoảng 50% mỗi năm” nhưng với sự phát triển của thế giới công nghệ, các đường truyền này vẫn chỉ là “muối bỏ bể” đối với cơn khát đường truyền băng thông rộng dành cho các nhu cầu như video trực tuyến, truyền thông xã hội…
Ngày nay, các nhà khai thác đường truyền cáp quang thường sử dụng một số “mẹo” để tăng băng thông. Giống như băng tần radio, băng tần của cáp quang cũng có thể bị “cắt nhỏ” thành vô số những “kênh” riêng biệt và có thể truyền tải thông tin liên tục tại rất nhiều tần số dao động khác nhau với sự hỗ trợ của tia laser.
Tại Hội nghị Truyền thông cáp quang vừa được tổ chức tại Los Angeles hồi cuối tháng trước, Dayou Qian, một chuyên gia khác của NEC, đã trình diễn một cuộc truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 101,7 terabit/giây trên một đoạn cáp quang dài 165 km. Vị chuyên gia này đã sử dụng tới 370 tia laser khác nhau để tăng tốc qua trình nhận dữ liệu.
Cũng tại chính Hội nghị này, Jun Sakaguchi – chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc gia về Thông tin và Truyền thông Nhật Bản cũng đã công bố kết quả một cuộc thử nghiệm với tốc độ được ghi nhận đạt tới mốc 100 terabit/giây nhưng sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác. Thay vì sử dụng một sợi cáp quang với một tia laser dẫn đường riêng biệt như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Sakaguchi đã phát triển thành công một loại cáp quang có tới 7 tia sáng dẫn đường. Mỗi tia có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ khoảng 15,6 terabit/giây và tổng số 7 tia trên 1 sợi cáp của họ có tốc độ truyền tải lên tới 109 terabit/giây.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, việc sản xuất các sợi cáp quang “đa lõi” như thế này rất phức tạp và chỉ phù hợp với việc truyền tải dữ liệu trên các khoảng cách lớn. Ở giai đoạn khỉ đầu này, đường truyền 100 terabit sẽ được ứng dụng tại các trung tâm dữ liệu khổng lồ của các hãng Internet lớn trên thế giới như Google, Facebook và Amazon.
(ictnews)
Hai nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập vừa cùng nhau đưa ra một kết quả thử nghiệm khá giống nhau là: Đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới hơn 100 terabit/giây trên một sợi cáp quang. Bạn chưa hình dung được tốc độ này ‘khủng’ đến mức nào? Nó tương đương với một bộ phim HD dài 2 tháng hoặc 250 chiếc đĩa Blu-ray 2 mặt.
“Đây là một cột mốc cực kỳ quan trọng đánh dấu khả năng truyền tải mới của công nghệ cáp quang”, chuyên gia Ting Wang thuộc NEC Laboratories ở Princeton (New Jersey – Mỹ), một trong 2 cơ sở vừa thực hiện thành công cuộc thử nghiệm phát biểu.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng thừa nhận, kết quả của họ đã vượt qua mọi nhu cầu của người dùng thông thường hiện nay trên các đường truyền thương mại bình thường. Theo thống kê, tổng dung lượng đường truyền từ New York đi Washington DC và ngược lại (một trong những tuyến bận rộn nhất và có nhu cầu cao nhất thế giới) cũng chỉ đạt khoảng vài terabit mỗi giây.
Tim Strong, chuyên gia của trung tâm nghiên cứu Telegeography Research tại Washington còn nhấn mạnh thêm rằng, công nghệ truyền tải tín hiệu đã được cải thiện với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây và "tăng tới khoảng 50% mỗi năm” nhưng với sự phát triển của thế giới công nghệ, các đường truyền này vẫn chỉ là “muối bỏ bể” đối với cơn khát đường truyền băng thông rộng dành cho các nhu cầu như video trực tuyến, truyền thông xã hội…
Ngày nay, các nhà khai thác đường truyền cáp quang thường sử dụng một số “mẹo” để tăng băng thông. Giống như băng tần radio, băng tần của cáp quang cũng có thể bị “cắt nhỏ” thành vô số những “kênh” riêng biệt và có thể truyền tải thông tin liên tục tại rất nhiều tần số dao động khác nhau với sự hỗ trợ của tia laser.
Tại Hội nghị Truyền thông cáp quang vừa được tổ chức tại Los Angeles hồi cuối tháng trước, Dayou Qian, một chuyên gia khác của NEC, đã trình diễn một cuộc truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 101,7 terabit/giây trên một đoạn cáp quang dài 165 km. Vị chuyên gia này đã sử dụng tới 370 tia laser khác nhau để tăng tốc qua trình nhận dữ liệu.
Cũng tại chính Hội nghị này, Jun Sakaguchi – chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc gia về Thông tin và Truyền thông Nhật Bản cũng đã công bố kết quả một cuộc thử nghiệm với tốc độ được ghi nhận đạt tới mốc 100 terabit/giây nhưng sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác. Thay vì sử dụng một sợi cáp quang với một tia laser dẫn đường riêng biệt như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Sakaguchi đã phát triển thành công một loại cáp quang có tới 7 tia sáng dẫn đường. Mỗi tia có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ khoảng 15,6 terabit/giây và tổng số 7 tia trên 1 sợi cáp của họ có tốc độ truyền tải lên tới 109 terabit/giây.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, việc sản xuất các sợi cáp quang “đa lõi” như thế này rất phức tạp và chỉ phù hợp với việc truyền tải dữ liệu trên các khoảng cách lớn. Ở giai đoạn khỉ đầu này, đường truyền 100 terabit sẽ được ứng dụng tại các trung tâm dữ liệu khổng lồ của các hãng Internet lớn trên thế giới như Google, Facebook và Amazon.
(ictnews)