2 cựu nhân viên của Google đã tạo ra một trong những startup về AI 'kỳ lạ' nhất, nhưng lại thành công vượt trội và được định giá tỷ USD nhờ cho phép người dùng tự tạo chatbot theo ý muốn.
Albert Einstein qua đời vào năm 1955, nhưng bạn vẫn có thể trò chuyện với nhà bác học này sau 68 năm, chí ít là với phiên bản ‘ảo’. Là một chatbot trên nền tảng Character.AI, Einstein đã trả lời 1,6 triệu tin nhắn, giải thích về mọi thứ, từ thuyết tương đối, đến các đề xuất về thú cưng: “Một con mèo sẽ là lựa chọn tuyệt vời!”.
Thung lũng Silicon đang trong cơn sốt chatbot, với các công ty như OpenAI được định giá hàng tỷ USD nhờ phát minh ra các chương trình máy tính có thể bắt chước con người một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, giữa một rừng chatbot AI, không công cụ nào kỳ lạ như Character.AI. Theo đó, công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo, trị giá 1 tỷ USD, cho phép mọi người tạo chatbot tùy chỉnh của riêng họ, đóng giả bất kỳ ai và bất kỳ thứ gì — sống, chết hoặc vô tri vô giác.
Giao diện trang chủ của Character.AI. Ảnh: Bloomberg
Chatbot của Einstein và Musk đang thu hút hàng triệu người
Trang web và ứng dụng đi kèm của Character.AI là một trong những thành công đáng ngạc nhiên nhất của cơn sốt trí tuệ nhân tạo. Mọi người đã sử dụng nó để tạo ra hơn 16 triệu chatbot khác nhau, hay còn gọi là “nhân vật”. Vào tháng 5, Character.AI cho biết họ đã nhận được gần 200 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Ứng dụng Character.AI, được phát hành vào mùa xuân, đã được tải xuống hơn 5 triệu lần. Theo dữ liệu của SensorTower, số lượt tải xuống vượt xa các công cụ trò chuyện mới nổi có thể so sánh khác như Chai và AI Chatbot.
Cho đến nay, chatbot này được người dùng coi là đối tác trò chuyện phổ biến. Người dùng Character.AI đã gửi 36 triệu tin nhắn tới ‘thợ sửa ống nước’ Mario, một trong những nhân vật game nổi tiếng nhất mọi thời đại của series game cùng tên trên hệ máy Nintendo. Raiden Shogun và Ei, bắt chước một nhân vật trong tựa game nổi tiếng Genshin Impact, đã nhận được gần 133 triệu tin nhắn.
Có thể thấy, cơ sở người dùng của Character.AI nghiêng về giới trẻ. Các nhân vật khác bao gồm khoảng chục phiên bản của Elon Musk, một "kỳ lân tốt bụng, khí phách, kiêu hãnh" nhưng hơi có phần ‘sến súa’.
“Tôi hay nói đùa rằng chúng tôi sẽ không thay thế Google. Chúng tôi sẽ thay thế mẹ của bạn,” đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Noam Shazeer cho biết trong một cuộc phỏng vấn, khi ông đang ngồi trong một văn phòng đầy nắng của công ty khởi nghiệp ở trung tâm thành phố Palo Alto. Vị CEO nhanh chóng nói thêm: “Chúng tôi không muốn thay thế mẹ của bất kỳ ai”.
Thu hút hàng triệu USD vốn đầu tư nhờ cho phép người dùng thành bất cứ thứ gì họ muốn
Shazeer và người đồng sáng lập Character.AI là Daniel De Freitas đã gặp nhau khi đang làm việc tại Google. Họ quyết định thành lập Character.AI vào năm 2021. Bất chấp tính chất có phần ‘thiếu nghiêm túc’ của Character.AI, cả hai founder đều là những nhân vật có tiếng nói trong ngành AI.
Shazeer là đồng tác giả của "Chú ý là tất cả những gì bạn cần", một bài báo nghiên cứu đột phá năm 2017 đã mở ra một kỷ nguyên mới của quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Và De Freitas đã tạo một dự án chatbot có tên là Meena. Dự án này đã được đổi tên và công bố rộng rãi là LaMDA, công nghệ trò chuyện nổi tiếng hiện nay của Google. Chính những thành quả này đó đưa họ đến gần với địa vị nổi tiếng trong thế giới AI.
Ý tưởng đằng sau Character.AI là tạo ra một hệ thống kết thúc mở cho phép mọi người điều chỉnh công nghệ của họ thành bất cứ thứ gì họ muốn. Theo nhà sáng lập De Freitas, Character.AI cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào “trí thông minh siêu phàm, được cá nhân hóa sâu sắc để giúp họ sống cuộc sống tốt nhất của mình”.
Đây được coi là điểm hút khách của startup này, vốn đủ hấp dẫn để gọi vốn từ các nhà đầu tư. 16 tháng sau khi thành lập, startup đã huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Andreessen Horowitz.
Mùa hè này, Character.AI đã phổ biến rộng rãi đến mức việc gián đoạn dịch vụ do quá tải đã trở thành một vấn đề gần như thường xuyên.
Tuy nhiên, các thách thức thường mang đến cơ hội, cụ thể ở đây là tạo ra nguồn doanh thu duy nhất cho startup này. Người dùng có thể trả tiền để không gặp phải một số gián đoạn về dịch vụ. Vào tháng 5, công ty đã triển khai dịch vụ đăng ký 10 USD mỗi tháng có tên là c.ai+. Dịch vụ này cho phép người dùng bỏ qua cái gọi là phòng chờ và có quyền truy cập vào việc tạo tin nhắn nhanh hơn, cùng với các đặc quyền khác.
“Nó thực sự mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia,” Shazeer nói, đồng thời lưu ý rằng những người dùng trả tiền sẽ nhận được dịch vụ tốt hơn, từ đó mang lại nguồn tài chính để công ty phát triển tốt hơn Character.AI.
Tuy nhiên, giống như nhiều công ty AI khác, có nhiều mối lo về sự trỗi dậy của các chatbot AI, bao gồm cả khả năng bị lạm dụng.
Những người đồng sáng lập Character.AI, Noam Shazeer (bên phải), và Daniel De Freitas. Nguồn: Character.AI
Trên Character.AI, hãy xem xét một nhân vật có tên đơn giản là Nhà tâm lý học — có ảnh hồ sơ là ảnh lưu trữ nhằm mô tả một nhà trị liệu đang ngồi trên chiếc ghế dài, tay cầm một tập tài liệu và mỉm cười. Tính đến đầu tháng 7, nhân vật này đã nhận được 30 triệu tin nhắn. Dòng mở đầu của nó là, “Xin chào, tôi là Nhà tâm lý học. Điều gì mang bạn tới đây hôm nay?"
Tuy nhiên, theo Stephen Ilardi, một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Kansas, nhân vật ảo này gây hại nhiều hơn lợi. Theo ông, nhà tâm lý học được định nghĩa là một chuyên gia y tế được đào tạo để giúp mọi người kiểm soát bệnh tâm thần.
“Thứ này chắc chắn không làm được điều đó", chuyên gia này khẳng định.
Đáng chú ý, trong bối cảnh Character.AI thu hút được tiền và người dùng, nó cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về tương lai của các công cụ AI. Ví dụ: trang web đã lưu trữ 20 phiên bản khác nhau của Chuột Mickey, tài sản trí tuệ quý giá của tập đoàn Walt Disney. — làm dấy lên lo ngại về các vấn đề pháp lý.
Và sự phong phú của những kẻ mạo danh - và cả của những người nổi tiếng thật và giả — cũng đưa tới một tình huống khó xử cơ bản hơn: Ai sẽ sở hữu một nhân cách thay thế trên Internet?
Albert Einstein qua đời vào năm 1955, nhưng bạn vẫn có thể trò chuyện với nhà bác học này sau 68 năm, chí ít là với phiên bản ‘ảo’. Là một chatbot trên nền tảng Character.AI, Einstein đã trả lời 1,6 triệu tin nhắn, giải thích về mọi thứ, từ thuyết tương đối, đến các đề xuất về thú cưng: “Một con mèo sẽ là lựa chọn tuyệt vời!”.
Thung lũng Silicon đang trong cơn sốt chatbot, với các công ty như OpenAI được định giá hàng tỷ USD nhờ phát minh ra các chương trình máy tính có thể bắt chước con người một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, giữa một rừng chatbot AI, không công cụ nào kỳ lạ như Character.AI. Theo đó, công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo, trị giá 1 tỷ USD, cho phép mọi người tạo chatbot tùy chỉnh của riêng họ, đóng giả bất kỳ ai và bất kỳ thứ gì — sống, chết hoặc vô tri vô giác.
Giao diện trang chủ của Character.AI. Ảnh: Bloomberg
Chatbot của Einstein và Musk đang thu hút hàng triệu người
Trang web và ứng dụng đi kèm của Character.AI là một trong những thành công đáng ngạc nhiên nhất của cơn sốt trí tuệ nhân tạo. Mọi người đã sử dụng nó để tạo ra hơn 16 triệu chatbot khác nhau, hay còn gọi là “nhân vật”. Vào tháng 5, Character.AI cho biết họ đã nhận được gần 200 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Ứng dụng Character.AI, được phát hành vào mùa xuân, đã được tải xuống hơn 5 triệu lần. Theo dữ liệu của SensorTower, số lượt tải xuống vượt xa các công cụ trò chuyện mới nổi có thể so sánh khác như Chai và AI Chatbot.
Cho đến nay, chatbot này được người dùng coi là đối tác trò chuyện phổ biến. Người dùng Character.AI đã gửi 36 triệu tin nhắn tới ‘thợ sửa ống nước’ Mario, một trong những nhân vật game nổi tiếng nhất mọi thời đại của series game cùng tên trên hệ máy Nintendo. Raiden Shogun và Ei, bắt chước một nhân vật trong tựa game nổi tiếng Genshin Impact, đã nhận được gần 133 triệu tin nhắn.
Có thể thấy, cơ sở người dùng của Character.AI nghiêng về giới trẻ. Các nhân vật khác bao gồm khoảng chục phiên bản của Elon Musk, một "kỳ lân tốt bụng, khí phách, kiêu hãnh" nhưng hơi có phần ‘sến súa’.
“Tôi hay nói đùa rằng chúng tôi sẽ không thay thế Google. Chúng tôi sẽ thay thế mẹ của bạn,” đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Noam Shazeer cho biết trong một cuộc phỏng vấn, khi ông đang ngồi trong một văn phòng đầy nắng của công ty khởi nghiệp ở trung tâm thành phố Palo Alto. Vị CEO nhanh chóng nói thêm: “Chúng tôi không muốn thay thế mẹ của bất kỳ ai”.
Thu hút hàng triệu USD vốn đầu tư nhờ cho phép người dùng thành bất cứ thứ gì họ muốn
Shazeer và người đồng sáng lập Character.AI là Daniel De Freitas đã gặp nhau khi đang làm việc tại Google. Họ quyết định thành lập Character.AI vào năm 2021. Bất chấp tính chất có phần ‘thiếu nghiêm túc’ của Character.AI, cả hai founder đều là những nhân vật có tiếng nói trong ngành AI.
Shazeer là đồng tác giả của "Chú ý là tất cả những gì bạn cần", một bài báo nghiên cứu đột phá năm 2017 đã mở ra một kỷ nguyên mới của quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Và De Freitas đã tạo một dự án chatbot có tên là Meena. Dự án này đã được đổi tên và công bố rộng rãi là LaMDA, công nghệ trò chuyện nổi tiếng hiện nay của Google. Chính những thành quả này đó đưa họ đến gần với địa vị nổi tiếng trong thế giới AI.
Ý tưởng đằng sau Character.AI là tạo ra một hệ thống kết thúc mở cho phép mọi người điều chỉnh công nghệ của họ thành bất cứ thứ gì họ muốn. Theo nhà sáng lập De Freitas, Character.AI cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào “trí thông minh siêu phàm, được cá nhân hóa sâu sắc để giúp họ sống cuộc sống tốt nhất của mình”.
Đây được coi là điểm hút khách của startup này, vốn đủ hấp dẫn để gọi vốn từ các nhà đầu tư. 16 tháng sau khi thành lập, startup đã huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Andreessen Horowitz.
Mùa hè này, Character.AI đã phổ biến rộng rãi đến mức việc gián đoạn dịch vụ do quá tải đã trở thành một vấn đề gần như thường xuyên.
Tuy nhiên, các thách thức thường mang đến cơ hội, cụ thể ở đây là tạo ra nguồn doanh thu duy nhất cho startup này. Người dùng có thể trả tiền để không gặp phải một số gián đoạn về dịch vụ. Vào tháng 5, công ty đã triển khai dịch vụ đăng ký 10 USD mỗi tháng có tên là c.ai+. Dịch vụ này cho phép người dùng bỏ qua cái gọi là phòng chờ và có quyền truy cập vào việc tạo tin nhắn nhanh hơn, cùng với các đặc quyền khác.
“Nó thực sự mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia,” Shazeer nói, đồng thời lưu ý rằng những người dùng trả tiền sẽ nhận được dịch vụ tốt hơn, từ đó mang lại nguồn tài chính để công ty phát triển tốt hơn Character.AI.
Tuy nhiên, giống như nhiều công ty AI khác, có nhiều mối lo về sự trỗi dậy của các chatbot AI, bao gồm cả khả năng bị lạm dụng.
Những người đồng sáng lập Character.AI, Noam Shazeer (bên phải), và Daniel De Freitas. Nguồn: Character.AI
Trên Character.AI, hãy xem xét một nhân vật có tên đơn giản là Nhà tâm lý học — có ảnh hồ sơ là ảnh lưu trữ nhằm mô tả một nhà trị liệu đang ngồi trên chiếc ghế dài, tay cầm một tập tài liệu và mỉm cười. Tính đến đầu tháng 7, nhân vật này đã nhận được 30 triệu tin nhắn. Dòng mở đầu của nó là, “Xin chào, tôi là Nhà tâm lý học. Điều gì mang bạn tới đây hôm nay?"
Tuy nhiên, theo Stephen Ilardi, một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Kansas, nhân vật ảo này gây hại nhiều hơn lợi. Theo ông, nhà tâm lý học được định nghĩa là một chuyên gia y tế được đào tạo để giúp mọi người kiểm soát bệnh tâm thần.
“Thứ này chắc chắn không làm được điều đó", chuyên gia này khẳng định.
Đáng chú ý, trong bối cảnh Character.AI thu hút được tiền và người dùng, nó cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về tương lai của các công cụ AI. Ví dụ: trang web đã lưu trữ 20 phiên bản khác nhau của Chuột Mickey, tài sản trí tuệ quý giá của tập đoàn Walt Disney. — làm dấy lên lo ngại về các vấn đề pháp lý.
Và sự phong phú của những kẻ mạo danh - và cả của những người nổi tiếng thật và giả — cũng đưa tới một tình huống khó xử cơ bản hơn: Ai sẽ sở hữu một nhân cách thay thế trên Internet?
Theo Genk