Huawei nổi tiếng với chế độ làm việc hà khắc.
Vào năm 2019, một bức thư được đăng tải lên bảng nhắn tin nội bộ của Huawei với những lời lẽ chỉ trích gay gắt chính sách làm việc khắc nghiệt. Tác giả chính là Hu Ling - thành viên nhóm quản trị nhân sự thuộc bộ phận Phòng thí nghiệm ưu tú 2012 của Huawei. Anh thể hiện sự bất mãn và thiếu tin tưởng nghiêm trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, với đỉnh điểm là lời khuyên đồng nghiệp đừng tin tưởng bộ phận nhân sự của Huawei vì họ không bao giờ nói thật. Huawei ngay sau đó đã xóa tin nhắn này trên mạng nội bộ.
“Anh em, hãy nhớ lấy lời khuyên của tôi: Đừng tin bộ phận nhân sự Huawei, họ không hề trung thực”, Hu viết và đặt ra câu hỏi liệu có thực hiệu quả khi các kỹ sư phải trải qua thời gian làm việc kéo dài.
Lời chỉ trích một phần đến từ “văn hóa chó sói”, chính sách giờ làm việc kéo dài khắc nghiệt của Huawei sau khi bị chính phủ Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt. Giờ làm việc kéo dài thành 24 giờ mỗi ngày nhằm tìm ra các giải pháp thay thế cho công nghệ và nguồn cung thiết bị từ Mỹ.
Hiện tại, dường như văn hóa này vẫn hiện hữu. Mức lương hào phóng đồng nghĩa với việc lao động Huawei phải dành thời gian cho nhà máy nhiều hơn bình thường.
“Làm việc với họ thật tàn bạo. Đó không phải là 996 nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần nữa, mà là 007. 007 tức là từ nửa đêm đến nửa đêm, bảy ngày một tuần. Không có ngày nghỉ”, một kỹ sư chip Trung Quốc nói với Nikkei Asia. “Hợp đồng có thời hạn ba năm, nhưng phần lớn mọi người không thể tồn tại cho đến lúc đó”.
Trước đó, Zeng Meng, một kỹ sư ngành điện, bắt đầu làm việc cho Huawei từ năm 2012 đã chia sẻ với tờ ABC News rằng bản thân đã quá quen với văn hóa làm việc 996 - từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần tại tập đoàn viễn thông.
“Trong thời gian làm việc tại đây, tôi gần như sống chung với công việc. Tôi thậm chí không có thời gian dành cho gia đình, cho bản thân”, Zeng kể lại.
Theo Zeng, đa số công ty lớn tại Thâm Quyến đều yêu cầu người lao động ký thỏa thuận tự nguyện làm thêm giờ. Nhân viên Huawei cũng phải tập làm quen với “văn hóa chó sói” - nơi lợi ích doanh nghiệp và khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là khẩu hiệu thường thấy tại các công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc.
“Tất cả các thành viên của Huawei không được sợ hãi khó khăn, phải kiên trì trì tiến bộ, bất kể gian khổ đến đâu”, Huawei từng viết trên website chính thức.
Trước đó, tờ Washington Post cũng chia sẻ câu chuyện huấn luyện khắc nghiệt của các nhân viên mới Huawei tại Đại học Huawei. Họ phải ở trong phòng như ký túc xá, thức dậy vào lúc 5h sáng, chạy và tập các bài thể dục, sau đó tham gia tiếp các lớp học về lịch sử, sản phẩm và văn hóa công ty. Một cựu nhân viên của Huawei miêu tả văn hóa tại đây “khát máu như chó sói”.
Nhân viên nhà máy Huawei
“Kỷ luật của Huawei cực kỳ nghiêm khắc. Cấp dưới không có quyền và không thể thảo luận với cấp trên, chỉ có cách tuân theo mệnh lệnh”, một cựu nhân viên Huawei viết trên website Kanzhun.
Khắc nghiệt là vậy song không thể phủ nhận văn hóa làm việc điên cuồng kể trên là một trong những yếu tố làm nên Huawei của ngày hôm nay. Bất chấp việc bị Mỹ hạn chế, tập đoàn này vẫn vươn lên và hiện vị thế trong ngành công nghiệp chip Trung Quốc đã vượt xa những gì các chuyên gia kỳ vọng. Ngoài việc là khách hàng quan trọng đối với các nhà sản xuất và thiết kế chip hàng đầu, Huawei còn có năng lực hỗ trợ tài chính cho các công ty nhỏ hơn trong chuỗi cung ứng.
Được thành lập vào năm 1987, Huawei lần đầu tiên ghi được dấu ấn trong ngành thiết bị liên lạc trước khi mở rộng sang mảng điện thoại di động. Hãng nuôi một đàn thiên nga đen trong khuôn viên chính của mình như một lời nhắc nhở rằng bản thân không được phép tự mãn và lơ là trước mọi khủng hoảng trước mắt.
Hơn một thập kỷ trước, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bùng nổ, nhà sáng lập Ren tuyên bố việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu chất bán dẫn chính là cách duy nhất giúp Huawei ngăn chặn những mối đe dọa từ bên ngoài. “Chúng ta không thể chết chỉ vì một sản phẩm nào đó”, ông Ren nhấn mạnh.
Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, ông Ren chạy đua thiết kế lại bảng mạch và phần mềm để Huawei có thể hoạt động mà không cần đến công nghệ Mỹ. Vào thời điểm bận rộn nhất, nhiều nhân viên Huawei thậm chí còn không rời khỏi công ty trong nhiều ngày, sống bằng mì ăn liền và ngủ trên ghế.
Chính nỗ lực hết mình đó đã giúp Huawei sống sót. Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Quốc bắt đầu tăng cường hỗ trợ, mở đường cho các công ty trong nước phát triển như ngày nay.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu JW Insights, chính phủ đã rót 290,8 tỷ USD vào các lĩnh vực liên quan đến chất bán dẫn trong năm 2021 và 2022, trong đó 1/3 dành cho thiết bị và vật liệu bán dẫn. Động lực đằng sau khoản đầu tư khổng lồ này rất đơn giản: thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và giành được chỗ đứng vững chắc hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Huawei theo đó được hưởng lợi mạnh mẽ. Hỗ trợ nhà nước cũng đạt đến độ ‘chưa từng có’ khi một mạng lưới các doanh nghiệp nhận vốn từ quỹ đầu tư chính phủ hiện đang tập trung giúp Huawei xây dựng mạng lưới chip tự cung ứng. Nhóm này bao gồm rất nhiều các chuyên gia quang học, nhà phát triển thiết bị chip và nhà sản xuất hóa chất.
Như vậy, chưa đầy 5 năm sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ gần như khiến Huawei Technologies tê liệt, gã khổng lồ công nghệ đã trở thành ‘cánh tay phải’ quan trọng giúp Bắc Kinh khẳng định vị thế trong cuộc đua chất bán dẫn. Hiện Huawei đang thúc đẩy hoạt động thương mại và chiếc điện thoại Mate 60 Pro chính là ‘bàn đạp’. Doanh số bán thiết bị cầm tay dự kiến tăng vọt lên 40 triệu đến 60 triệu chiếc vào năm 2024.
Theo Genk
Vào năm 2019, một bức thư được đăng tải lên bảng nhắn tin nội bộ của Huawei với những lời lẽ chỉ trích gay gắt chính sách làm việc khắc nghiệt. Tác giả chính là Hu Ling - thành viên nhóm quản trị nhân sự thuộc bộ phận Phòng thí nghiệm ưu tú 2012 của Huawei. Anh thể hiện sự bất mãn và thiếu tin tưởng nghiêm trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, với đỉnh điểm là lời khuyên đồng nghiệp đừng tin tưởng bộ phận nhân sự của Huawei vì họ không bao giờ nói thật. Huawei ngay sau đó đã xóa tin nhắn này trên mạng nội bộ.
“Anh em, hãy nhớ lấy lời khuyên của tôi: Đừng tin bộ phận nhân sự Huawei, họ không hề trung thực”, Hu viết và đặt ra câu hỏi liệu có thực hiệu quả khi các kỹ sư phải trải qua thời gian làm việc kéo dài.
Lời chỉ trích một phần đến từ “văn hóa chó sói”, chính sách giờ làm việc kéo dài khắc nghiệt của Huawei sau khi bị chính phủ Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt. Giờ làm việc kéo dài thành 24 giờ mỗi ngày nhằm tìm ra các giải pháp thay thế cho công nghệ và nguồn cung thiết bị từ Mỹ.
Hiện tại, dường như văn hóa này vẫn hiện hữu. Mức lương hào phóng đồng nghĩa với việc lao động Huawei phải dành thời gian cho nhà máy nhiều hơn bình thường.
“Làm việc với họ thật tàn bạo. Đó không phải là 996 nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần nữa, mà là 007. 007 tức là từ nửa đêm đến nửa đêm, bảy ngày một tuần. Không có ngày nghỉ”, một kỹ sư chip Trung Quốc nói với Nikkei Asia. “Hợp đồng có thời hạn ba năm, nhưng phần lớn mọi người không thể tồn tại cho đến lúc đó”.
Trước đó, Zeng Meng, một kỹ sư ngành điện, bắt đầu làm việc cho Huawei từ năm 2012 đã chia sẻ với tờ ABC News rằng bản thân đã quá quen với văn hóa làm việc 996 - từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần tại tập đoàn viễn thông.
“Trong thời gian làm việc tại đây, tôi gần như sống chung với công việc. Tôi thậm chí không có thời gian dành cho gia đình, cho bản thân”, Zeng kể lại.
Theo Zeng, đa số công ty lớn tại Thâm Quyến đều yêu cầu người lao động ký thỏa thuận tự nguyện làm thêm giờ. Nhân viên Huawei cũng phải tập làm quen với “văn hóa chó sói” - nơi lợi ích doanh nghiệp và khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là khẩu hiệu thường thấy tại các công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc.
“Tất cả các thành viên của Huawei không được sợ hãi khó khăn, phải kiên trì trì tiến bộ, bất kể gian khổ đến đâu”, Huawei từng viết trên website chính thức.
Trước đó, tờ Washington Post cũng chia sẻ câu chuyện huấn luyện khắc nghiệt của các nhân viên mới Huawei tại Đại học Huawei. Họ phải ở trong phòng như ký túc xá, thức dậy vào lúc 5h sáng, chạy và tập các bài thể dục, sau đó tham gia tiếp các lớp học về lịch sử, sản phẩm và văn hóa công ty. Một cựu nhân viên của Huawei miêu tả văn hóa tại đây “khát máu như chó sói”.
Nhân viên nhà máy Huawei
“Kỷ luật của Huawei cực kỳ nghiêm khắc. Cấp dưới không có quyền và không thể thảo luận với cấp trên, chỉ có cách tuân theo mệnh lệnh”, một cựu nhân viên Huawei viết trên website Kanzhun.
Khắc nghiệt là vậy song không thể phủ nhận văn hóa làm việc điên cuồng kể trên là một trong những yếu tố làm nên Huawei của ngày hôm nay. Bất chấp việc bị Mỹ hạn chế, tập đoàn này vẫn vươn lên và hiện vị thế trong ngành công nghiệp chip Trung Quốc đã vượt xa những gì các chuyên gia kỳ vọng. Ngoài việc là khách hàng quan trọng đối với các nhà sản xuất và thiết kế chip hàng đầu, Huawei còn có năng lực hỗ trợ tài chính cho các công ty nhỏ hơn trong chuỗi cung ứng.
Được thành lập vào năm 1987, Huawei lần đầu tiên ghi được dấu ấn trong ngành thiết bị liên lạc trước khi mở rộng sang mảng điện thoại di động. Hãng nuôi một đàn thiên nga đen trong khuôn viên chính của mình như một lời nhắc nhở rằng bản thân không được phép tự mãn và lơ là trước mọi khủng hoảng trước mắt.
Hơn một thập kỷ trước, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bùng nổ, nhà sáng lập Ren tuyên bố việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu chất bán dẫn chính là cách duy nhất giúp Huawei ngăn chặn những mối đe dọa từ bên ngoài. “Chúng ta không thể chết chỉ vì một sản phẩm nào đó”, ông Ren nhấn mạnh.
Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, ông Ren chạy đua thiết kế lại bảng mạch và phần mềm để Huawei có thể hoạt động mà không cần đến công nghệ Mỹ. Vào thời điểm bận rộn nhất, nhiều nhân viên Huawei thậm chí còn không rời khỏi công ty trong nhiều ngày, sống bằng mì ăn liền và ngủ trên ghế.
Chính nỗ lực hết mình đó đã giúp Huawei sống sót. Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Quốc bắt đầu tăng cường hỗ trợ, mở đường cho các công ty trong nước phát triển như ngày nay.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu JW Insights, chính phủ đã rót 290,8 tỷ USD vào các lĩnh vực liên quan đến chất bán dẫn trong năm 2021 và 2022, trong đó 1/3 dành cho thiết bị và vật liệu bán dẫn. Động lực đằng sau khoản đầu tư khổng lồ này rất đơn giản: thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và giành được chỗ đứng vững chắc hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Huawei theo đó được hưởng lợi mạnh mẽ. Hỗ trợ nhà nước cũng đạt đến độ ‘chưa từng có’ khi một mạng lưới các doanh nghiệp nhận vốn từ quỹ đầu tư chính phủ hiện đang tập trung giúp Huawei xây dựng mạng lưới chip tự cung ứng. Nhóm này bao gồm rất nhiều các chuyên gia quang học, nhà phát triển thiết bị chip và nhà sản xuất hóa chất.
Như vậy, chưa đầy 5 năm sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ gần như khiến Huawei Technologies tê liệt, gã khổng lồ công nghệ đã trở thành ‘cánh tay phải’ quan trọng giúp Bắc Kinh khẳng định vị thế trong cuộc đua chất bán dẫn. Hiện Huawei đang thúc đẩy hoạt động thương mại và chiếc điện thoại Mate 60 Pro chính là ‘bàn đạp’. Doanh số bán thiết bị cầm tay dự kiến tăng vọt lên 40 triệu đến 60 triệu chiếc vào năm 2024.
Theo Genk