Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Chưa có khi nào mà điện ảnh Việt tràn ngập phim remake như hiện nay, chính xác là “Việt hóa phim Hàn” rồi đem ra rạp chiếu. Chỉ riêng trong tháng 3 đã có đến 3 “phim Hàn nói tiếng Việt” ra rạp, bao gồm Tháng Năm Rực Rỡ, Yêu Em Bất Chấp và Ông Ngoại Tuổi 30.
Một trong những phim Hàn nói tiếng Việt sắp ra rạp
Những họa sỹ chép tranh
Mọi sự so sánh luôn luôn là khập khiễng nhưng mỗi lần cứ thấy dự án phim điện ảnh được remake từ phim nổi tiếng nước nào đó là lại nghĩ đến những họa sỹ chép tranh. Họa sỹ chép tranh vẽ rất giỏi, nhưng số phận đưa đẩy khiến họ chỉ có thể làm việc chép lại những bức tranh nổi tiếng để bán, hoặc chép thuê theo yêu cầu. Người sành xem tranh nhìn phát biết ngay đồ giả, cũng bởi, đã chép rồi thì làm sao bằng bản gốc được.
Trên thế giới, những nền điện ảnh lớn như Hollywood hay Hàn Quốc, Nhật Bản đều có rất nhiều bộ phim remake sao chép của nhau. Trong số những bộ phim remake ấy, rất rất hiếm phim làm hay được như bản gốc. Và chắc chắn phim remake sẽ không bao giờ được coi như là phim của nền điện ảnh nước đó, điển hình là trong những năm trước, Liên Hoa Phim tại Việt Nam đã loại Em Là Bà Nội Của Anh ra khỏi danh sách tranh giải, vì nó không phải là phim Việt Nam.
"Em là bà nội của anh" chuyển thể từ Miss Granny và bị loại khỏi LHP vì không phải phim thuần Việt
Bản thân những họa sỹ chép tranh hay là đạo diễn làm phim remake có lẽ cũng khó mà thấy vui vẻ gì, vì tác phẩm mình làm ra thì quá nửa là của người khác, sao có thể hạnh phúc hay tự hào nổi. Nhưng xét đi xét lại thì cái gì cũng có mặt tốt, không bổ ngang cũng bổ dọc. Còn với nhà sản xuất, với nhà đầu tư, vấn đề duy nhất chỉ là tiền, hái ra tiền thì sao không làm, tranh chép cũng được mà phim remake cũng được, nhiều tiền là được.
Méo mó nền điện ảnh Việt
Xem những bộ phim remake, thấy có rất ít thứ giúp ích cho nền điện ảnh Việt, bởi mọi thứ đều làm giống y phim Hàn, cốt truyện, nhân vật, tính cách, trang phục, bối cảnh … đều không sai khác nhiều bản gốc, sáng tạo gần như bằng không. Cảm giác khi xem những bộ phim này là xem phim Hàn nhưng được các diễn viên Việt đóng và lồng nhạc Việt Nam. Văn hóa Hàn tràn ngập trên sóng truyền hình, nay xâm lấn sang các rạp chiếu với sự hỗ trợ của các ông lớn trong ngành giải trí nước bạn.
Học sinh cao nguyên trước năm 1975 mặc đồng phục đi học như vậy hả các mẹ? Cảnh trong phim Tháng năm rực rỡ
Đối với nền điện ảnh Việt, việc hăm hở làm những bộ phim với kịch bản nước ngoài, những bộ phim đã rất thành công trước đó mang đến sự an toàn cho nhà sản xuất. Dù gì, lấy một cái thật hay về làm lại thì phải cố gắng khủng khiếp lắm mới làm cho dở được. Chính vì vậy nên làm phim remake tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, nhà đầu tư ít mạo hiểm hơn.
Nhưng cũng chính vì vậy mà lại giảm đi sức sáng tạo của những người làm điện ảnh, ưa chuộng những kịch bản có sẵn dễ làm nản lòng những người viết kịch bản cho phim Việt. Đương nhiên “vàng thật thì không sợ lửa”, kịch bản Việt mà tốt thì chắc chắn sẽ được trọng dụng, chắc chắn sẽ tạo nên được bộ phim Việt hay nếu vào đúng tay người phù hợp. Dù vậy, làm phim remake quá nhiều cũng sẽ có đôi chút ảnh hưởng, giảm đi cơ hội được hiện thực hóa từ kịch bản đến bộ phim hoàn chỉnh, vì phải nhường chỗ cho phim remake kiếm tiền.
Chất liệu cho phim Việt không hiếm
Việt Nam với mấy ngàn năm văn hiến, bản sắc văn hóa đậm đà, không lẫn vào đâu được, những câu chuyện cả mới lẫn cũ, hiện đại hay cổ xưa đều có rất nhiều, những câu chuyện về số phận con người, về giới trẻ, về tình yêu, về tình bạn, về gia đình không hề hiếm. Vậy thì tại sao không khai thác ngay tại đây, để làm nên những bộ phim thuần Việt, tại sao phải vay mượn những bộ phim Hàn Quốc khác biệt về văn hóa, hành xử, trang phục, truyền thống …
Cô Ba Sài Gòn thành công khi giới thiệu áo dài truyền thống và biến nó thành trào lưu vào cuối năm 2017
Nhà văn Lỗ Tấn đã từng viết: “Thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Những bước đi ban đầu bao giờ cũng khó khăn, những bộ phim Việt có thể không hay xuất sắc bằng nước bạn nhưng vẫn mang đậm hồn nét người Việt. Như nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, từng khá thành công với những phim lấy chất liệu truyền thống Việt như Tấm Cám hay Cô Ba Sài Gòn cũng từng nói: “Chất liệu văn hóa Việt còn nhiều, sao ta phải remake kịch bản nước ngoài”. Đi từ từ bằng cái gốc văn hóa Việt vẫn tốt hơn cắt ngọn gặt lúa non bằng cách remake phim của nước ngoài.
Đến giờ phút này, nhìn một loạt phim Hàn remake là cảm thấy ngán ngẩm. Có thể một vài phim remake làm thay đổi chút không khí hương vị cho làng điện ảnh cũng tốt, nhưng nếu tất cả tập trung chăm chăm vào làm dòng phim đó thì sẽ dẫn đến sự thụt lùi. Đừng làm phim remake nữa được không?
Một trong những phim Hàn nói tiếng Việt sắp ra rạp
Mọi sự so sánh luôn luôn là khập khiễng nhưng mỗi lần cứ thấy dự án phim điện ảnh được remake từ phim nổi tiếng nước nào đó là lại nghĩ đến những họa sỹ chép tranh. Họa sỹ chép tranh vẽ rất giỏi, nhưng số phận đưa đẩy khiến họ chỉ có thể làm việc chép lại những bức tranh nổi tiếng để bán, hoặc chép thuê theo yêu cầu. Người sành xem tranh nhìn phát biết ngay đồ giả, cũng bởi, đã chép rồi thì làm sao bằng bản gốc được.
Trên thế giới, những nền điện ảnh lớn như Hollywood hay Hàn Quốc, Nhật Bản đều có rất nhiều bộ phim remake sao chép của nhau. Trong số những bộ phim remake ấy, rất rất hiếm phim làm hay được như bản gốc. Và chắc chắn phim remake sẽ không bao giờ được coi như là phim của nền điện ảnh nước đó, điển hình là trong những năm trước, Liên Hoa Phim tại Việt Nam đã loại Em Là Bà Nội Của Anh ra khỏi danh sách tranh giải, vì nó không phải là phim Việt Nam.
"Em là bà nội của anh" chuyển thể từ Miss Granny và bị loại khỏi LHP vì không phải phim thuần Việt
Méo mó nền điện ảnh Việt
Xem những bộ phim remake, thấy có rất ít thứ giúp ích cho nền điện ảnh Việt, bởi mọi thứ đều làm giống y phim Hàn, cốt truyện, nhân vật, tính cách, trang phục, bối cảnh … đều không sai khác nhiều bản gốc, sáng tạo gần như bằng không. Cảm giác khi xem những bộ phim này là xem phim Hàn nhưng được các diễn viên Việt đóng và lồng nhạc Việt Nam. Văn hóa Hàn tràn ngập trên sóng truyền hình, nay xâm lấn sang các rạp chiếu với sự hỗ trợ của các ông lớn trong ngành giải trí nước bạn.
Học sinh cao nguyên trước năm 1975 mặc đồng phục đi học như vậy hả các mẹ? Cảnh trong phim Tháng năm rực rỡ
Nhưng cũng chính vì vậy mà lại giảm đi sức sáng tạo của những người làm điện ảnh, ưa chuộng những kịch bản có sẵn dễ làm nản lòng những người viết kịch bản cho phim Việt. Đương nhiên “vàng thật thì không sợ lửa”, kịch bản Việt mà tốt thì chắc chắn sẽ được trọng dụng, chắc chắn sẽ tạo nên được bộ phim Việt hay nếu vào đúng tay người phù hợp. Dù vậy, làm phim remake quá nhiều cũng sẽ có đôi chút ảnh hưởng, giảm đi cơ hội được hiện thực hóa từ kịch bản đến bộ phim hoàn chỉnh, vì phải nhường chỗ cho phim remake kiếm tiền.
Chất liệu cho phim Việt không hiếm
Việt Nam với mấy ngàn năm văn hiến, bản sắc văn hóa đậm đà, không lẫn vào đâu được, những câu chuyện cả mới lẫn cũ, hiện đại hay cổ xưa đều có rất nhiều, những câu chuyện về số phận con người, về giới trẻ, về tình yêu, về tình bạn, về gia đình không hề hiếm. Vậy thì tại sao không khai thác ngay tại đây, để làm nên những bộ phim thuần Việt, tại sao phải vay mượn những bộ phim Hàn Quốc khác biệt về văn hóa, hành xử, trang phục, truyền thống …
Cô Ba Sài Gòn thành công khi giới thiệu áo dài truyền thống và biến nó thành trào lưu vào cuối năm 2017
Đến giờ phút này, nhìn một loạt phim Hàn remake là cảm thấy ngán ngẩm. Có thể một vài phim remake làm thay đổi chút không khí hương vị cho làng điện ảnh cũng tốt, nhưng nếu tất cả tập trung chăm chăm vào làm dòng phim đó thì sẽ dẫn đến sự thụt lùi. Đừng làm phim remake nữa được không?
Bùi An chém gió lăng nhăng