Trong mỗi gia đình, mà đặc biệt là những gia đình mang truyền thống văn hóa phương Đông như Việt Nam thường có rất nhiều thế hệ sống chung với nhau. Chính văn hóa này khiến cho mối quan hệ gia đình khắng khít hơn, mỗi người sau một ngày làm việc mệt mỏi cảm thấy cuộc sống chất hơn, hạnh phúc hơn khi quay về mái nhà có gia đình thân yêu, được sống là chính mình.
Song không có gì là tuyệt đối, được mặt này thì sẽ mất mặt khác, và điều tôi muốn nói ở đây là sự khác biệt về sở thích âm nhạc của các thế hệ. Sự khác biệt này có thể không rõ rệt nếu gia đình bạn không quan tâm đến nó, cũng không để ý đến việc nghe nhạc nhưng nó là cả vấn đề nếu bố mẹ, bạn và các con đều mê nhạc, ví dụ như gia đình bạn tôi chẳng hạn.
Và câu hỏi đặt ra là "Làm sao để dung hòa nhu cầu nghe của mỗi người, mỗi thế hệ đây?", một câu hỏi ngắn nhưng mà cực kỳ khó đấy. Thật sự ngay chính trong nhà của tôi đây thì bố mẹ, tôi và các em đều yêu và ghét 1 thể loại nhạc khác nhau, ca sĩ, ban nhạc khác nhau. Sự khác nhau này bắt nguồn từ sự khác biệt về thế hệ, về tuổi tác, về trải nghiệm cuộc sống, về hoàn cảnh lịch sử mà mỗi người lớn lên. Những người trung niên như bố tôi thường thích nghe dân ca, nhạc trữ tình và những bài hát truyền thông, ghét nhạc Âu Mỹ, Kpop, Jpop hay Cpop gì đó. Tôi thì mê nhạc Âu Mỹ, mê nhạc trữ tình và cũng ghét nhạc nhảy nhót kiểu như Big Bag vẫn đang làm say rất nhiều các bạn tuổi teen. Em trai tôi làm trong quân đội thì mê nhạc đỏ, nhạc tiền chiến như một điều gì đó tạo nên cảm hứng để làm việc, để thư thái. Hai cô em gái thì đúng kiểu teen vì những cái tên ca sĩ, bài hát hot nhất đều được chúng no update liên tục. Sơ sơ cũng thấy sự "rắc rối" trong cái khoản nghe của một gia đình bé tí tẹo, thì những gia đình tứ đại đồng đường hay ngũ đại đồng đường, hàng mấy thế hệ nó còn kinh khủng cỡ nào?!
Thế nên nghe gì, làm gì là quyền tự do của mỗi người nhưng cần đặt mình vào cảm nhận của người khác, đừng quá ích kỷ, bảo thủ một cách cứng nhắc. Tôi biết nhiều bố mẹ chấp nhận để con cái nghe mấy bản nhạc điên điên khùng khùng ko biết nó hát gì #$$%^&&**&^%$#!...Hay ông bà ngán ngẩm nhìn mấy đứa cháu nghe những bản nhạc mà sự thô thiển trong vũ đạo, sự rẻ tiền trong câu hát hay cách câu khách thô bỉ bằng những lời giới thiệu dung tục...Hoặc ngược lại có những người con, những đứa cháu lúc nào cũng chê bai các cụ cổ lô sĩ nghe mãi bài dân ca, vở chèo, vở cải lương hay đĩa nhạc tiền chiến mà không chán sao?...
Trong cuộc sống hiện đại, guồng quay cuộc sống quá nhanh vì những lo toan cơm áo gạo tiền nên có cảm giác tình cảm người ta dành cho nhau ngày càng nhạt. Nếu ngay với những người trong cùng 1 gia đình, cùng huyết thống còn có sự phân biệt, ko có hòa hợp những âm thanh du dương của âm nhạc để sống, để thư giãn thì với thế giới bên ngoài sự "hỗn độn" nó còn tệ hại đến thế nào nữa?
Bạn hãy dành ra 1 chút thời gian nhìn lại xem bạn nghe gì, bố mẹ bạn nghe gì, những đứa con nghe gì và có công bằng cho mọi người về việc tùy chọn sở thích âm nhạc chưa? Hãy nhìn xem khi sắm 1 dàn CDP, sắm amply, sắm loa, sắm receiver, mua đĩa gốc, RIP đĩa bạn chỉ quan tâm đến của mình, còn xem nhẹ gu nhạc của người khác ko?
Đối xử công bằng là không thể vì chúng ta ko phải cái cân tiểu ly ở tiệm vàng, nhưng cố gắng hài hòa nhu cầu âm nhạc của mọi người trong cùng 1 gia đình là điều mà chúng ta cần quan tâm sau khi đã sắm được 1 dàn nghe nhạc ưng ý!
KT: Hải Đăng
Song không có gì là tuyệt đối, được mặt này thì sẽ mất mặt khác, và điều tôi muốn nói ở đây là sự khác biệt về sở thích âm nhạc của các thế hệ. Sự khác biệt này có thể không rõ rệt nếu gia đình bạn không quan tâm đến nó, cũng không để ý đến việc nghe nhạc nhưng nó là cả vấn đề nếu bố mẹ, bạn và các con đều mê nhạc, ví dụ như gia đình bạn tôi chẳng hạn.
Và câu hỏi đặt ra là "Làm sao để dung hòa nhu cầu nghe của mỗi người, mỗi thế hệ đây?", một câu hỏi ngắn nhưng mà cực kỳ khó đấy. Thật sự ngay chính trong nhà của tôi đây thì bố mẹ, tôi và các em đều yêu và ghét 1 thể loại nhạc khác nhau, ca sĩ, ban nhạc khác nhau. Sự khác nhau này bắt nguồn từ sự khác biệt về thế hệ, về tuổi tác, về trải nghiệm cuộc sống, về hoàn cảnh lịch sử mà mỗi người lớn lên. Những người trung niên như bố tôi thường thích nghe dân ca, nhạc trữ tình và những bài hát truyền thông, ghét nhạc Âu Mỹ, Kpop, Jpop hay Cpop gì đó. Tôi thì mê nhạc Âu Mỹ, mê nhạc trữ tình và cũng ghét nhạc nhảy nhót kiểu như Big Bag vẫn đang làm say rất nhiều các bạn tuổi teen. Em trai tôi làm trong quân đội thì mê nhạc đỏ, nhạc tiền chiến như một điều gì đó tạo nên cảm hứng để làm việc, để thư thái. Hai cô em gái thì đúng kiểu teen vì những cái tên ca sĩ, bài hát hot nhất đều được chúng no update liên tục. Sơ sơ cũng thấy sự "rắc rối" trong cái khoản nghe của một gia đình bé tí tẹo, thì những gia đình tứ đại đồng đường hay ngũ đại đồng đường, hàng mấy thế hệ nó còn kinh khủng cỡ nào?!
Thế nên nghe gì, làm gì là quyền tự do của mỗi người nhưng cần đặt mình vào cảm nhận của người khác, đừng quá ích kỷ, bảo thủ một cách cứng nhắc. Tôi biết nhiều bố mẹ chấp nhận để con cái nghe mấy bản nhạc điên điên khùng khùng ko biết nó hát gì #$$%^&&**&^%$#!...Hay ông bà ngán ngẩm nhìn mấy đứa cháu nghe những bản nhạc mà sự thô thiển trong vũ đạo, sự rẻ tiền trong câu hát hay cách câu khách thô bỉ bằng những lời giới thiệu dung tục...Hoặc ngược lại có những người con, những đứa cháu lúc nào cũng chê bai các cụ cổ lô sĩ nghe mãi bài dân ca, vở chèo, vở cải lương hay đĩa nhạc tiền chiến mà không chán sao?...
Trong cuộc sống hiện đại, guồng quay cuộc sống quá nhanh vì những lo toan cơm áo gạo tiền nên có cảm giác tình cảm người ta dành cho nhau ngày càng nhạt. Nếu ngay với những người trong cùng 1 gia đình, cùng huyết thống còn có sự phân biệt, ko có hòa hợp những âm thanh du dương của âm nhạc để sống, để thư giãn thì với thế giới bên ngoài sự "hỗn độn" nó còn tệ hại đến thế nào nữa?
Bạn hãy dành ra 1 chút thời gian nhìn lại xem bạn nghe gì, bố mẹ bạn nghe gì, những đứa con nghe gì và có công bằng cho mọi người về việc tùy chọn sở thích âm nhạc chưa? Hãy nhìn xem khi sắm 1 dàn CDP, sắm amply, sắm loa, sắm receiver, mua đĩa gốc, RIP đĩa bạn chỉ quan tâm đến của mình, còn xem nhẹ gu nhạc của người khác ko?
Đối xử công bằng là không thể vì chúng ta ko phải cái cân tiểu ly ở tiệm vàng, nhưng cố gắng hài hòa nhu cầu âm nhạc của mọi người trong cùng 1 gia đình là điều mà chúng ta cần quan tâm sau khi đã sắm được 1 dàn nghe nhạc ưng ý!
KT: Hải Đăng