Bất chấp áp lực từ phía Mỹ, Đức cho biết nước này chưa sẵn sàng loại Huawei Technologies ra khỏi mạng lưới 5G, và có thể sửa đổi luật để các nhà sản xuất không đáng tin cậy vẫn có thể cung ứng thiết bị.
Ảnh: AFP
Theo CNBC, phát ngôn viên Bjorn Grunewalder của Bộ Nội vụ Liên bang Đức (BMI) cho biết giới chức Đức đang tìm cách điều chỉnh các mạng lưới viễn thông để chuẩn bị cho “nhiều mối đe dọa tiềm năng mới”.
“Việc loại trừ trực tiếp một nhà sản xuất 5G cụ thể hiện không hợp pháp và không có trong kế hoạch. Với BMI, trọng tâm là điều chỉnh nhiều yêu cầu bảo mật cần thiết để các mạng lưới được đảm bảo, ngay cả khi thiết bị đến từ một nhà sản xuất có thể không đáng tin cậy”, ông Grunewalder cho hay.
Grunewalder nói thêm rằng nhiều yêu cầu bảo mật sẽ được thêm vào đạo luật Viễn thông của Đức. Điều chỉnh cụ thể đang được thảo luận giữa các bộ có liên quan, song chưa thay đổi nào được hoàn tất.
Việc Đức cho phép Huawei tham gia vào mạng 5G sẽ là đòn giáng mạnh vào Mỹ, nước nỗ lực thuyết phục đồng minh quay lưng với hãng viễn thông Trung Quốc. Huawei bị chặn bán thiết bị đến Mỹ trong nhiều năm, và Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sắp cấm tất cả thiết bị viễn thông Trung Quốc khỏi mạng lưới Mỹ.
Một số nước khác, trong đó có Úc, New Zealand và Nhật Bản, cũng có chặn thiết bị 5G của Huawei vì lo ngại an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những lệnh cấm trên có thể được dỡ bỏ. Đầu tuần này, Financial Times đưa tin tình báo Anh kết luận rằng rủi ro do thiết bị 5G của Huawei gây ra có thể được giảm thiểu. Hôm 19.2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố Huawei có thể tham gia vào mạng 5G nước này nếu giảm được lo ngại về an ninh của chính phủ.
Cũng trong tuần này, tờ The Wall Street Journal đưa tin Đức đang nghiêng về hướng mở đường cho Huawei tham gia 5G. Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tái khẳng định tại cuộc họp báo hôm 19.2 rằng chính phủ Đức vẫn còn nghiên cứu quy định về biện pháp an ninh cho 5G, hiện chưa quyết định nào được thực hiện.
Ảnh: AFP
Theo CNBC, phát ngôn viên Bjorn Grunewalder của Bộ Nội vụ Liên bang Đức (BMI) cho biết giới chức Đức đang tìm cách điều chỉnh các mạng lưới viễn thông để chuẩn bị cho “nhiều mối đe dọa tiềm năng mới”.
“Việc loại trừ trực tiếp một nhà sản xuất 5G cụ thể hiện không hợp pháp và không có trong kế hoạch. Với BMI, trọng tâm là điều chỉnh nhiều yêu cầu bảo mật cần thiết để các mạng lưới được đảm bảo, ngay cả khi thiết bị đến từ một nhà sản xuất có thể không đáng tin cậy”, ông Grunewalder cho hay.
Grunewalder nói thêm rằng nhiều yêu cầu bảo mật sẽ được thêm vào đạo luật Viễn thông của Đức. Điều chỉnh cụ thể đang được thảo luận giữa các bộ có liên quan, song chưa thay đổi nào được hoàn tất.
Việc Đức cho phép Huawei tham gia vào mạng 5G sẽ là đòn giáng mạnh vào Mỹ, nước nỗ lực thuyết phục đồng minh quay lưng với hãng viễn thông Trung Quốc. Huawei bị chặn bán thiết bị đến Mỹ trong nhiều năm, và Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sắp cấm tất cả thiết bị viễn thông Trung Quốc khỏi mạng lưới Mỹ.
Một số nước khác, trong đó có Úc, New Zealand và Nhật Bản, cũng có chặn thiết bị 5G của Huawei vì lo ngại an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những lệnh cấm trên có thể được dỡ bỏ. Đầu tuần này, Financial Times đưa tin tình báo Anh kết luận rằng rủi ro do thiết bị 5G của Huawei gây ra có thể được giảm thiểu. Hôm 19.2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố Huawei có thể tham gia vào mạng 5G nước này nếu giảm được lo ngại về an ninh của chính phủ.
Cũng trong tuần này, tờ The Wall Street Journal đưa tin Đức đang nghiêng về hướng mở đường cho Huawei tham gia 5G. Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tái khẳng định tại cuộc họp báo hôm 19.2 rằng chính phủ Đức vẫn còn nghiên cứu quy định về biện pháp an ninh cho 5G, hiện chưa quyết định nào được thực hiện.
Theo Thanh Niên