Đứa Trẻ Hư - Tử Kim Trần

Bui An

Lãng Khách
Câu chuyện gây sốc của Tử Kim Trần thực sự ám ảnh người đọc, bởi đây là chuyện về tội ác của những đứa trẻ, nó cũng giống như Confession của Minato Kanae, nhưng ở một cấp độ cao hơn, tàn nhẫn hơn, lạnh lùng hơn.

1697450331020.jpeg

Mọi thứ bắt đầu khi một cậu bé học sinh cấp 2 (chưa 14 tuổi), một cậu bé ngoan (hoặc chưa có dịp hư) học giỏi. Một ngày hè, cậu bé gặp lại cậu bạn thời thơ ấu của mình, trong hoàn cảnh cậu bạn kia vừa trốn trại mồ côi, đi cùng một đứa em kết nghĩa. Đáng sợ hơn là cả 2 đứa này đều từng (hoặc bị) quy kết là gi ết người. Từ đây, cơn ác mộng giữa đêm hè dần bắt đầu.

Bằng một lối kể chuyện dửng dưng và lạnh lẽo khi miêu tả những bước ngoặc của cuộc đời "cậu bé hư", tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới tâm lý hỗn loạn và lắt léo mập mờ không phân định đúng sai. Câu chuyện bước vào hồi chấn động khi cậu bé kia xô ngã đứa em gái cùng cha khác mẹ từ tầng 6 xuống, cậu bé bước qua một lằn ranh, bước qua một ngưỡng cửa mà không thể quay đầu. Đời người, luôn có "một ngày tồi tệ" nào đó, một ngày mà thay đổi tất cả, với cậu bé hư này, ngày cậu gi ết người là ngày đấy.

Cũng giống như những cuốn sách khác của Tử Kim Trần, luôn luôn có thiên hướng nghiêng về phía tội phạm, ở lần này cũng vậy. Một kế sách được vạch ra để cậu bé hư không phải chịu tội cho mình. Nhưng lời biện hộ thì lại không có, vì làm gì có lời biện hộ nào cho hành vi gi ết người đâu. Chỉ là ở cuối truyện, Tử Kim Trần cho số phận của cậu bé lơ lửng trước ngón tay của vị cựu cảnh sát điều tra, áng chừng như đây là lời biện hộ, một lối thoát cho chính tác giả, khi luôn thiên lệch cho kẻ phạm tội như vậy.

Dù không nhiều tuyến nhân vật, cũng như câu chuyện không quá bất ngờ và phức tạp, nhưng ta vẫn phải choáng váng và bị thu hút mạnh mẽ vào tiết tấu dồn dập của "hành trình đi tìm tự do" của ba đứa trẻ này. Để đến ghi gấp trang cuối của quyển sách lại, vẫn phải ngẫn ngơ về trẻ con và tội ác.

"Trong mắt người lớn, trẻ con luôn đơn giản". Thực sự thì trẻ con có đơn giản hay không, và điều gì có thể biến đổi đứa trẻ ngoan thành "hư" trong chớp mắt như thế, khó mà lý giải nổi, phải chăng là "định mệnh", như Nguyễn Du nói, "bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao".
 
Bên trên