3. Thiết kế và thi công phần nguồn điện
Đây có thể coi là phần tối quan trọng cho một transport (hay bất kì thiết bị audio) tốt. Ở đây nhiệm vụ của chúng ta là thiết kế hai bộ cấp nguồn cho Raspberry Pi và phần Reclocker. Không thể dùng chung một nguồn vì đã có board isolation nằm giữa để cách ly điện hai phần này.
3.1 Cấp nguồn cho Raspberry Pi.
Phần cấp nguồn trên Pi được thiết kế như sau: Nguồn 5V DC vào sẽ được dùng để cấp 5V. Các bộ phận cần cấp nguồn 3.3V và 1.8V sẽ dùng nguồn 5V chuyển về điện thế tương ứng bằng mạch SMPS (cho 3.3V và 1.8V ouput).
3.1.1 Các phương án cấp nguồn cho Raspberry Pi.
Phương pháp 1:
Cấp điện 5V qua mini USB. Đây là cách làm đơn giản nhất và an toàn nhất, vì nguồn 5V sẽ được đi qua mạch bảo vệ, nếu bị quá Pi sẽ tự động tắt để tự bảo vệ. Nhược điểm là do mạch bảo vệ với các linh kiện có độ chính xác thấp khiến dòng điện cung cấp cho các chip xử lý và clock ko được sạch nữa. Đó là chưa kể nguồn sạch 5V sạch mấy thì vẫn phải qua SMPS built-in trên Pi làm giảm chất lượng
Phương pháp 2:
Cấp điện 5V cho Pi qua GPIO (pin 4 và 6). Với việc này, dòng điện không đi qua mạch bảo vệ nên sẽ sạch hơn, tuy nhiên, nếu có sự cố kiểu sét đánh chả hạn thì Pi sẽ dễ tèo vì ko có mạch bảo vệ. Cách này vẫn có yếu điểm là những phần cần nguồn 3.3V và 1.8V vẫn dùng SMPS trên Pi
Phương pháp 3 (phương pháp hardcore nhất, dành cho người có kinh nghiệm)
đó là dùng 4 nguồn cấp điện riêng cho 4 điểm 5V, 3,3V và 1,8V, 1,2V trên Pi bằng cách hàn thẳng, bỏ qua hết mạch bảo vệ. Cách này sẽ có lơi thế là bỏ qua được luôn cái SMPS. Nhước thì là phải can thiệp trực tiếp lên Pi.
Credit: Ý tưởng này bắt đầu từ các bạn Nhật bổn nổi tiếng kĩ tính và hardcore :
http://www.easyaudiokit.com/bekkan/Raspberry/Raspberry2.html
sau đó được một bạn Tây trên runeaudio làm theo
http://www.runeaudio.com/forum/3x-powersupply-for-rpi-t4141.html
Qua so sánh của em thì phương án 3 là chuẩn chỉ nhất, cho chất lượng cao nhất, nên nếu muốn Raspberry Pi thể hiện hết công lực thì nên dùng phương án 3
Cách thực hiện phương pháp 3 như sau
- Dùng mỏ hàn để gỡ con chip SMPS ở trên mặt trên của Raspberry Pi 2
2. Hàn dây (+) nối từ nguồn 3.3V vào điểm PPM8, từ nguồn 1.8V vào điểm PPM9, từ nguồn 5V vào điểm GPIO Pin 4 hoặc Pin 2 hoặc PP7. 3 dây ground từ 3 nguồn trên nối vào GPIO pin 6
Sau khi chọn được phương án cấp nguồn thì ta xét tới là câu hỏi
“Bao nhiều điện cho Pi là đủ”.
https://www.raspberrypi.org/help/faqs/
Nhìn vào bảng số liệu nói trên Pi 2 “trơn”, không cắm thiết bị ngoại vi đòi khoảng 350mA ở mức trung bình, khi ta tắt HDMI, và thêm thẻ nhớ và dây LAN và GPIO vào thì lượng điện mà Pi2 cần sẽ là 5V 400-450mA.
Tuy nhiên, để đảm bảo headroom của nguồn điện, em đề nghị xây dựng nguồn có output 5V 1A-1.2A trở lên cho việc chạy transport Pi (không cắm ổ cứng ngoài). Có một thực tế là các thiết bị digital là tải động và lượng điện cần sẽ liên tục biến đổi, thậm chỉ có lúc sẽ ngốn một dòng cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi dòng tiêu chuẩn bình thường. Nếu như nguồn chúng ta xử dụng chỉ xuất được 500mA thì ở những thời điểm dòng đòi cao đột xuất, chip xử lý ko được cung cấp đủ điện sẽ hoạt động kém đi. Thực tế trải nghiệm của em nếu nguồn quá gần mức công suất trung bình thì với mọi thiết bị audio mà nói, âm thanh luôn có xu hướng bí, không thoát.
Có một câu hỏi đặt ra là tại sao có bo Isolator, có nghĩa là đã cách ly điện lẫn ground giữa Pi và bo xuất digital rồi, có nghĩa là nhiễu từ Pi ko thể qua board digital nữa rồi, thì cần gì nguồn điện sạch nữa.
Câu trả lời nằm ở bản chất của nhiễu điện vốn là dạng sóng điện từ nên nó có hai cách để truyền ra ngoài: cách thứ nhất là truyền điện qua vật liệu dẫn điện (tức là qua đường mạch bình thường), chúng ta đã cách ly bằng isolatorPi. Cách thứ hai là dạng sóng bức xa ra môi trường, cái này thì không tránh được và ko có cách nào cách ly hoàn toàn được, kể cả có sử dụng các biện pháp che chắn vì với một số tần số sẽ đòi hỏi lớp chắn phải kín hoàn toàn, trong khi chúng ta vẫn cần có chỗ hở để nối dây điện vào hoặc nối Pi với các bo mạch phía trên.
Nguyên nhân của nhiễu điện trên Pi có hai nguyên nhân, thứ nhất là do bản thân các linh kiện điện tử như chip gây ra (cái này thì ko có cách gì thay đổi được), thứ hai là do bản thân SMPS trên Pi gây ra. Hai nguồn nhiễu này lại chồng chập và tệ hơn có thể cộng hưởng làm độ nhiễu trở nên rất lớn.
Chính vì vậy, để giảm nhiễu, việc tháo bỏ SMPS built-in là cần thiết để cắt bỏ một nguồn gây nhiễu. Còn việc cấp nguồn sạch, ổn định là để giảm độ nhiễu từ trường do điện trường biến thiên. Nếu bác có học vật lý lớp 11 thì sẽ biết là cứ điện trường thay đổi thì sẽ tạo ra từ trường quanh nó
3.1.2 Chọn bo nguồn cấp điện cho Pi
Dù là chọn phương án nào trong 3 phương án trên thì yếu tố quyết định vẫn là chọn được mạch cấp nguồn phù hợp.
Về mạch nguồn, chúng ta có nguồn xung (SMPS) và nguồn tuyến tính (LPS).
Ưu điểm của nguồn xung (SMPS): nhỏ, gọn nhẹ, hiệu suất cao, tỏa nhiệt thấp.
Nhược điểm của SMPS: Rất nhiều nhiễu nếu không được lọc cẩn thận. Chế tạo lọc cho SMPS khó khăn hơn rất nhiều LPS vì nhiễu của SMPS ở trên tất cả các tần số (đặc biệt là tấn số cao). Nhiễu này ảnh hưởng không chỉ đến các phần mạch mà nó cấp nguồn mà còn đẩy ngược về nguồn tổng, gây nhiễu đến các thiết bị khác. Mà ampli hay pre thì thường ko dùng EMI filter nên chịu ảnh hưởng khá nặng, đó là lý do tại sao với nhiều bộ dàn chỉ cần cắm SMPS vào cũng một ổ cắm đã có cảm giác nhiễu nền tăng lên
Ưu điểm của nguốn tuyến tính (LPS): linh kiện và mạch lọc đơn giản, tiếng nghe qua LPS thường sạch hơn SMPS (trừ iFi iPower)
Nhược điểm của nguồn tuyến tính (LPS): hiệu suất thấp, tỏa nhiễu nhiệt, cần tản nhiệt. Nhiễu của LPS chủ yếu do nhiễu do diode gây ra và nằm nhiều ở các tấn số thấp (đặc biệt là ở các tấn số là bội số của 50/60Hz)
Em xin liệt kê từng nhóm mạch nguồn để xem xét
3.1.2.1 Nguồn xung (SMPS)
Đây là giải pháp dễ dàng nhất, mua về dùng luôn. Nguồn xung tiêu biểu là cục sạc hoặc mấy cục pin Xiaomi. Nói chung đây là phương án tệ nhất cho transport Pi (và audio nói chung) vì 99,9% các nguồn xung có bộ lọc rất kém siêu nhiễu ,
duy chỉ có một ngoại lệ là có thể được sử dụng (thực tế là chất lượng khá tốt), đó là iFi iPower 5V
http://ifi-audio.com/portfolio-view/accessory-ipower/
Theo nhà sản xuất, iFi iPower có nhiễu chỉ 1uV. Nghe khá hoành tráng nhưng nếu để ý kĩ, bọn này đã lập lờ đánh lận con đen ở chỗ “trên miền nghe”, tức là nhiễu 1uV chỉ trên miền 20Hz - 20000Hz, còn nhiễu ngoài miền đó thì ko công bố (và em chắc là tệ hơn rất nhiều)
trong khi với SMPS thì khả năng cao nhiễu trên miền ngoài 20000Hz là rất nhiều. Tuy nói vậy để mọi người cẩn trọng với những lời quảng cáo “thuốc hàng” của các công ty audio, nhưng khi dùng với Pi, em thấy chất lượng của nguồn iFi iPower cũng rất tốt. Độ sạch và cả độ động gây ra khi dùng iFi iPower đều rất tốt, nếu nói tổng thể ra thì hơn đứt mấy LPS một tầng lọc từ những IC cổ lỗ như LT317/337 hay LT1083/LT1084.
Theo quan điểm của em, nếu bác nào ko có khả năng (hoặc không thích) diy thì iFi iPower 5V là giải pháp khá tốt cho việc cấp nguồn cho Pi vì nó có chất lượng khá tốt, tiện dụng mua về dùng ngay và không phải quá đắt (cỡ 1 triệu VND), dù chỉ có thể dùng để cấp điện cho Pi qua mini USB (phương án 1) hoăc cùng lắm là qua GPIO pin (phương án 2). Ở các phần sau em sẽ dùng nó như một điểm mốc để đánh giá.
Lưu ý: Nhiều bác sẽ nghĩ là dùng Pin ví dụ như cục powerbank Xiaomi là tốt vì pin là nguồn một chiều rất sạch. Vấn đề là ko có pin 5V, chỉ có pin 3.2V, do đó cục powerbank thực chất là Pin + nguồn SMPS, nên cuối cùng nó vẫn là nguốn SMPS thôi.
3.1.2.2 Nguồn tuyến tính (LPS)
Nguồn tuyến tính (LPS) thường chia làm 2 loại chính:
3.1.2.2.1. Nguồn Shunt
Nguồn shunt là loại nguồn có hiệu suất thấp nhất, tỏa nhiệt nhiều nhất,tuy nhiên lại có lợi thế là rất ít nhiễu và có điện trở đầu ra rất thấp. Nhiều người nói nguồn shunt hay hơn nguồn series (kiểu class A nghe hay hơn class AB) thật ra em thấy tùy thuộc vào mạch nhiều hơn.
Mặc dù nguồn shunt có lợi thế có trở kháng đầu ra thấp nhưng do tỏa quá nhiều nhiệt, nên
nguồn shunt chỉ phù hợp để cấp nguồn cho các mạch có yêu cầu dòng nhỏ. Với Raspberry Pi, do yêu cầu dòng là tương đối lớn 1A-1.2A trở lên nên em không khuyên mọi người dùng nguồn shunt, trừ khi cấp nguồn theo phương án 3 của mục 3.1.1, tức là có 3 nguồn shunt riêng nguồn cho 5V, 3,3V và 1,8V, lúc đó thì mỗi nguồn shunt tầm 0.4 A -0.5 A thì ok
Khi sử dụng nguồn shunt thì phải rất chú ý đến tản nhiệt. Như hình transport của em dùng cả một cái tản nhiệt to như thế kia cho nguồn shunt Salas Reflektor mini (bo có 2 con led mau xanh) mà tản nhiệt vẫn khá nóng.
3.1.2.2.2. Nguồn series
Nguồn series có hai loại
Loại 1: Nguồn dựa trên IC như LT317/337, LT1083/LT1084, LT3083, LT3042/3045
Hầu hết các nguồn mà mọi người dùng trên taobao là nguồn dựa trên các IC rất cổ đó là LT317/337, LT1083/LT1084. Các IC đó không tệ, nhưng thật sự là độ chính xác của nó không cao, nhất là khi quá 1000Hz thì nhiễu từ các IC này tăng vọt. Các loại IC này vẫn có thể sử dụng trong các mạch lọc lần 1 hoặc trong Pre,.. nhưng không còn phù hợp cho yêu cầu cấp điện cho Raspberry Pi (chỉ cần 1A). Lúc đầu em cũng đã mua một bo LT1084 về thử, cũng dùng linh kiện tốt (tụ Nichicon KG, trở caddock, tụ lọc Panasonic FM) nhưng kết quả thì dù tốt hơn cục sạc kha khá, nhưng tổng thể vẫn không bằng được iFi iPower.
Lý do chính cho việc dùng những IC như LT3043/LT3045 đó là khả năng cản nhiễu của các IC cũ rất tệ ở tần số cao, mà đó lại là tần số hoạt động của các con chip ARM, USB microcontroller.trên Pi. Ví dụ như LT3042/LT3045 có PSRR (power supply rejection ratio) giữ được 79dB ở mức 1MHz, trong khi LT1963 thì PSRR bắt đầu tụt dôc không phanh từ 1000Hz và đến 1MHz chỉ còn 20dB. LT1083/LT1084 cũng tương tự
Nhiều bác đã nghe đến LT3042 với 0.8V RMS noise, một số board như của diyinhk đã bán dùng LT3042
http://www.diyinhk.com/shop/audio-k...e-dac-power-supply-regulator-3357v-15ax2.html
Theo quan điểm của em, không nên dùng board này cấp cho Pi nếu các bác chỉ định cấp nguồn theo phương án 1 và 2 ở mục 3.1.1 vì dù quảng cáp là dòng ra max đạt 1.5A mỗi nhánh nhưng cuộn choke trên mỗi nhánh chỉ chịu được max là 0.5A ở 60°C mà thôi. Board này sẽ ok nếu dùng phương án 3 ở mục 3.1.1, khi đó 1 nhánh của board sẽ ra 3.3V, nhánh còn lại ra 5V, khi đó 0.5A mỗi nhánh là hoàn toàn chấp nhận được.
Loại 2: Nguồn series LPS không dựa trên IC.
Có rất nhiều nguồn loại này nổi bật là Walt Jung/Diden Supereg, Paul Hynes, Belleson, Sparko
Em thì chọn Sigma 11 của AMB Laboratories vì các lý do sau: chất lượng tốt (đã được thừa nhận nhiều năm), mạch tuy nhiều linh kiện nhưng ko quá đắt, có đến 4 đầu ra dùng chung ground, phù hợp để em thực hiện cả 3 phương án trong mục 3.1.1, dòng ra không hạn định, chỉ phụ thuộc vào biến áp, có hướng dẫn chi tiết từ đầu đến cuối
http://www.amb.org/audio/sigma11/
Giải pháp cấp điện cho Pi của em là board Sigma 11 chuyển điện 9VAC thành 6V DC. Lấy 6V DC ở output 1 cấp cho nhánh 5V trên Pi, lấy 6V DC ở output 2 chuyển sang 3.3V bằng board LT3045 (gần giống LT3042 nhưng có dòng ra 0.5A không cần MOSFET). Lấy 6V ở output 3 chuyển sang 1.8V cũng bằng LT3045 PSU (khi mua nhớ bảo thằng bán config để xuất voltage mong muốn)
http://www.ebay.com/itm/LT3045-S-Ul...A-Fixed-out-/252951737282?hash=item3ae51933c2
hoặc trang web của thằng trong link ebay
http://www.ldovr.com/product-p/lt3045-s.htm
Lý do em dùng Sigma 11 nằm ở đây. Lý do là như các bác thấy trên config của các bạn Nhật, các cổng 5V, 3.3V và 1.8V đều có chung ground. Nếu dùng 3 board LPS độc lập cấp điện dễ xảy ra ground loop. Với cách config Sigma 11 và 2 board LT3045, ta có 3 LPS chung ground.
Sử dụng cách này, chất âm sạch tuyệt vời luôn, hơn hẳn iPower.
Nếu bác nào muốn rẻ hơn một chút, rẻ đi tầm 10$ (nhưng chỉ có một đầu ra, không dùng được phương án 3 như em) thì có thể tham khảo board Sigma 11 nhái do tụi Tàu làm
https://vi.aliexpress.com/item/Asse...ard-LPS-PSU/32810927582.html?isOrigTitle=true
Một giải pháp thiết thực cho bác nào ko mua được Sigma 11 chuẩn (vì tiền ship bo mạch lẫn linh kiện khá mắc dù bản thân linh kiện toàn đồ bình thường và rẻ) dùng mạch LPS có gốc LT1963 làm tầng lọc thứ nhất xuất ra 6-7V DC, với 4 đầu ra. Dùng 4 đầu ra đó cấp cho 3 mạch LT3045 như link trên được config về 1.8V, 3.3V và 5V và 1.2V để cấp điện riêng cho từng phân vùng trên Pi
3.2 Chọn mạch cấp nguồn cho các board isolator và các board xuất digital
Ở đây thì vấn đề trở nên rất dễ dàng. Do board isolator chỉ đòi khoảng 50mA, board xuất digital như 502DAC chỉ đòi max là 200mA nên ở đây, tất cả các phương án đều có thể sử dụng, chú ý sử dụng các nguồn có độ nhiễu thấp nhất như nguồn shunt, nguồn LPS IC như bo LT3042 của diyinhk,..
.
Trường hợp mạch xuất digital là Kali, DigiOne hay 502DAC thì việc cấp nguồn cho board digital ko quá quan trọng nữa, có thể tùy chọn bo LT1963, lý do là vì các bo này đều đã có LT3042 PSU built-in rồi.
Nếu sử dụng board Isolator của Allo Audio, vốn được thiết kể để chịu được mức 6.4V input thì có thể chơi 4 cục pin LiFePO4 loại 1200mAh đặt trong battery pack để cấp điện cho board Isolator và board xuất digital
Ở đây em dùng nguồn shunt Reflektor D mini và DC Flexy của Salas, đơn giản vì em đã mua sẵn cả năm trước rồi.
3.3 Chọn lựa linh kiện cho các mạch cấp nguồn
Việc chọn lựa linh kiện cho các mạch cấp nguồn khá quan trọng. Lý do vì đây là mạch hoàn toàn phục vụ digital (không dính một tí gì đến phần analog) cho nên quan trọng nhất là độ chính xác cao, ổn đinh. Cho nên em thành thật khuyên mọi người khi chọn mua linh kiện nên chọn lọc một tí vì hầu hết các mạch LPS có số linh kiện hạn chế, nhiều lắm thì có dăm bảy con trở, bốn năm cái tụ, bốn năm cái diode nên chọn linh kiện tốt một tí cũng ko đắt hơn là bao nhiêu.
Nói thế cũng không có nghĩa là linh kiện phải toàn audiophile như linh kiện Audionote, tụ Mundorf, Blackgate hay trở Mills, chỉ cần linh kiện tốt, độ chính xác cao (tolerance nhỏ), tụ thì ESR nhỏ mà chơi, không phải cầu kì
Em xin đề cử vài lời khuyên khi chọn linh kiện
- Trở thì nên dùng trở kim loại, tránh dùng trở than. Ở những vị trí không quan trọng cứ trở Vishay/Dale 0.1% 50-100ppm giá tầm 15000 VND một con. Những vị trí quan trọng của mạch (trong LPS không dùng IC) thì có thể chơi trở Caddock hoặc chịu chơi thì trở Vishay VAR (cái này cần hỏi tác giả mạch)
- Tụ thì nếu trị số lớn kiểu 2200uF 50V trở lên thì chơi Nichicon KG Gold Tune (Type II) hoặc Super Through (Type III) nếu muốn chơi tụ audio grade, còn không thì tụ Epcos, Vishay, Philips, Panasonic FC. Nếu là tụ lọc điện dung thấp điên thế cao thì chơi Panasonic FM hoặc FR, nếu là tụ lọc điện dung thấp điện thế thấp thì có thể chơi Panasonic SEPC (hoặc tháo máy thì là Sanyo OSCON)
- Diode nếu là rectifier diode thì có thể dùng MSRF860G hoặc MUR820G hoặc Schottky Diode
- Các transistor thì nên mua trên các trang uy tín, chớ mua ebay kẻo dính hàng dỏm của Tàu
- Nên cẩn trong với mấy thể loại tụ audio grade. Đa phần tụ audio grade có thông số khá thấp, chúng được tune để có một chất âm nào đó. Thứ chất âm đó có ý nghĩa khi bác dùng trong đường tín hiệu hoặc có chút tác dụng trong mạch cấp nguồn cho phần mạch analog, chứ hay bị tác dụng ngược khi dùng cho PSU cho mạch thuần digital vốn cần nhất là thông số tốt. Trong một dòng tụ audio grade thì giá càng cao thông số càng tốt, ví dụ Nichicon KG Gold Tune Type I thông số rất kém, kém hơn cả tụ thường, Type II thì thông số tốt hơn rất nhiều, Type III thì thông số đỉnh luôn, cho nên nếu đã chơi tụ audio grade trong PSU cho mạch digital thì không nên tiếc tiền chơi dòng cao. Ngoài ra, nếu mạch và khả năng tài chính cho phép thì giải pháp vào loại tốt nhất cho tụ electrolyte là tụ 4 chân của Mundorf hoặc Jensen (thực ra là rebranding tụ 4 chân dòng SIG của hãng Fischer and Tausche, Đức) với thông số khá ngon.
3.4. Chọn lựa biến áp
Nguyên tắc khi chọn lựa biến áp đầu tiên là chọn đúng output cần thiết. Ví dụ nếu muốn làm nguồn 1A-1.2A 5V thì phải chọn biến áp có cuộn thứ cấp ra được 9V 1.5A vì dòng ra max của biến áp luôn lớn hơn dòng max mà PSU xuất ra được. Chọn 9V vì nếu lấy output 12V sẽ dẫn đến nhiệt lượng tỏa ra khi điện thế sụt từ 12V xuống 5V sẽ lớn, nhất là khi dòng tương đối cao 1A.
Để đảm bảo tuyệt đối cách ly giữa Pi và bo xuất digital, tốt nhất nên chơi kiểu dual mono PSU cho hai board này, tức là dùng 2 biến áp riêng biệt.
Về biến áp thì có 3 loại chính là EI-Core, Toroidial (biến áp xuyến) và R-Core, dùng loại nào cũng được nhưng nhớ là lưu ý:
- Nếu biến áp là loại EI- Core thì nên đặt biến áp không cùng chassis với mạch tín hiệu hoặc phải có che chắn bằng MU-Metal hoặc ít nhất một tấm đồng dầy vì EI Core thất thoát rất nhiều từ trường ra ngoài, gây ảnh hưởng đến mạch. Đó là chưa kể EI Core dễ ù rền, nhất là EI Core Tàu. Tuy nhiên EI Core lại cản nhiễu AC rất rất tôt.
- Nếu biến áp là loại Toroidial (xuyến) thì thì nếu điều kiện cho phép tìm mua loại có chắn giữa phần sơ cấp và thứ cấp vì loại biến áp này dễ bị nhiễu (leakage current) giữa hai cuộn sơ cấp và thứ cấp. Nếu không tìm được thì nên có Choke ở trước biến áp để làm giảm nhiễu từ AC ảnh hưởng đến Toroidial. Lợi thế là xuyến rất ít thất thoát từ trường ra ngoài nên có thể đặt gần với mạch tín hiệu cũng ko sao
- Đơn giản nhất là dùng R-Core, nó có đủ ưu khuyến của cả hai loại biến áp trên nhưng nhược điểm ở mức độ nhỏ hơn rất nhiều. Do đó chỉ cần đặt R-Core cách xa phần tín hiệu một chút, chọn loại R-Core có bọc shield đồng là đủ để chắn từ trường. Nếu chắc ăn có thể làm một cục EMI filter trên IEC inlet là đủ lọc nhiễu. Tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận khi dùng mấy con R-Core Tàu, thông số của chúng không biết đâu mà lần. Em có 2 con R-Core 30VA mua cách nhau gần 1 năm của 2 seller khác nhau, đều ra 9V AC. Thế mà khi lắp vào mạch có tải, dùng vôn kế đo thì chúng output ra tận 11V AC, dẫn đến khi dùng LPS thì khá nóng, thành thử khi dùng R-Core Tàu thì nên chuẩn bị tản nhiệt to to tí.