Doanh thu 144 triệu USD, CEO công ty này "all in" 100 triệu USD để kiện Apple: "Nếu không ai dám làm thì hãy để tôi"

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên mà công ty này tham gia vào cuộc chiến pháp lý.

Kể từ năm 2020, Masimo cáo buộc Apple đã đánh cắp nhân tài và bí mật thương mại để phát triển tính năng cảm biến oxy trong máu trên Apple Watch Series 6 và các phiên bản mới hơn. Tháng 1/2023, một thẩm phán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã phán quyết Apple vi phạm một bằng sáng chế của Masimo về công nghệ ánh sáng để đo nồng độ oxy trong máu.

Vào tháng 10/2023, ITC đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số mẫu Apple Watch vào Mỹ do vi phạm bằng sáng chế liên quan đến công nghệ cảm biến oxy trong máu không xâm lấn của Masimo. Và vào ngày 25/12 vừa qua, lệnh cấm bán Apple Watch tại Mỹ đã chính thức có hiệu lực, mặc dù sau đó đã được tạm hoãn tới ngày 10/1 do Apple đệ đơn kháng cáo.

spo2-apple-watch-1-1jpg-1702983839215655773711jpg-1703724596465147480024.jpg

Tính năng đo oxy máu trên Apple Watch​

Phát biểu về lệnh cấm, Masimo cho rằng "quyết định này khẳng định ngay cả công ty hùng mạnh nhất thế giới cũng phải tuân theo pháp luật" và bày tỏ hy vọng lệnh cấm được tôn trọng.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Wall Street Journal, CEO Joe Kiani của Masimo đã chia sẻ sâu hơn về lý do ông kiên quyết chống lại Apple đến cùng. "Không ai dám đứng lên chống lại họ. Nếu tôi có thể làm được, có lẽ sẽ thay đổi Apple theo hướng tốt đẹp hơn", ông nói.

Doanh thu 144 triệu USD, CEO công ty này all in 100 triệu USD để kiện Apple: Nếu không ai dám làm thì hãy để tôi- Ảnh 2.
Joe Kiani, CEO của Masimo​

Kiani tiết lộ Masimo đã chi khoảng 100 triệu USD để chống lại Apple tính từ tháng 1/2020, một con số không hề nhỏ so với lợi nhuận 144 triệu USD của họ trong năm 2022. Trước khi quyết định đối đầu với gã khổng lồ Apple, nhiều người đã cảnh báo Kiani về rủi ro và sức mạnh vô biên của đối thủ. "Họ bảo tôi điên rồ, rằng không thể chống lại Apple", Kiani chia sẻ.

"Tôi cảm thấy mình phải làm điều này", Kiani kết luận. "Nếu tôi có thể thay đổi cách hành xử của công ty quyền lực nhất thế giới, đó sẽ là đóng góp lớn lao hơn bất cứ điều gì khác tôi đang làm."

Dù vẫn còn phải mất nhiều năm nữa để đi đến hồi kết, nhưng Masimo không phải "tay mơ" trong các vụ kiện. Trong quá khứ, Masimo từng thắng kiện Nellcor năm 2006 sau 7 năm tranh chấp bằng sáng chế liên quan đến thiết bị đo oxy xung. Năm 2016, Masimo cũng giành chiến thắng trước Royal Philips trong một vụ kiện tương tự.

Vụ kiện giữa Masimo và Apple không chỉ đơn thuần là tranh chấp bằng sáng chế. Nó đặt ra câu hỏi về sự cân bằng quyền lực, về trách nhiệm của các tập đoàn lớn và dũng khí đứng lên bảo vệ công lý của một doanh nghiệp nhỏ hơn. Cuộc chiến này hứa hẹn sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ và đáng theo dõi trong thời gian tới.

Theo Genk​
 
Bên trên