Sau những xuất chiếu tại các trung tâm văn hoá, bộ phim Đoạn Trường Vinh Hoa – một dự án phim tài liệu nằm trong khuôn khổ Dự án VTV Đặc biệt – một trong những dự án trọng điểm của Đài Truyền hình Việt Nam đã được nhà phát hành BHD đưa ra rạp chiếu với mong muốn toàn bộ lợi nhuận thu được từ phim sẽ được ê kíp sử dụng để ủng hộ bộ môn nghệ thuật tuồng cổ vốn đang dần mai một ở miền tây.
Đoạn Trường Vinh Hoa được thực hiện theo hướng tài liệu điện ảnh trực tiếp do đạo diễn Lê Mỹ Cường và Thanh Nguyễn đồng tác giả, quay hình trong suốt 18 tháng với hơn 100 giờ quay (từ tháng 3.2019 - 7.2020). Đạo diễn Lê Mỹ Cường chia sẻ: “Cơ duyên tôi đến với phim này xuất phát từ sự tò mò của một người trẻ từ miền Bắc, chưa am hiểu về nghệ thuật cải lương tuồng cổ nên khi nhìn thấy những gánh hát ở các vùng quê, tôi thật sự muốn tìm hiểu đằng sau bức màn nhung ấy là gì. Ý định đó nung nấu quyết tâm để tôi từ Hà Nội vào miền Tây bắt tay làm bộ phim”.
Nội dung của phim Đoạn Trường Vinh Hoa kể về hành trình một gánh cải lương tuồng cổ hiếm hoi của nữ nghệ sĩ Phương Ánh (nhân vật chính của bộ phim) còn sót lại rong ruổi qua những đình làng, cổ miếu ở các tỉnh miền Tây. Trên ánh đèn sân khấu hoa lệ, họ là những ông hoàng bà chúa nhưng cũng là những người lao động chân lấm tay bùn, chật vật với đời sống mưu sinh khi bức màn nhung sân khấu hạ xuống.
Lênh đênh dọc ngang, ngang dọc theo kênh nước miền Tây, gánh cải lương của nghệ sĩ Phương Ánh trải qua không ít thăng trầm. Tưởng chừng, ánh hào quang sẽ đến bên gánh cải lương dày dặn kinh nghiệm, lâu năm ấy, nhưng thực chất, chén cơm manh áo khiến cho họ chật vật để giữ được ước mơ với nghệ thuật tuồng cổ này. Hoạ mặt, làm phục trang, chuẩn bị đạo cụ, thiết kế sân khấu, …tất tần tật, mỗi nghệ sĩ đều thành thạo như một chuyên viên chuyên nghiệp của các ê-kíp diễn hiện đại. Chỉ cần bước ra sân khấu, họ như những nhân vật hào sảng bước ra từ những câu hát chứ không phải là người vừa mới xắn tay áo, gấu quần để chạy từng bữa cơm đạm bạc, những giấc ngủ vội khi chưa kịp tẩy trang.
Gánh hát nghèo là mái nhà của những trái tim nghệ thuật đến từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ,… và ở những vùng khác ở miền Tây. Cứ mỗi một lần ghé chân tại miếu đình, gánh cải lương lại có duyên tìm được những con người có đam mê với nghệ thuật tuồng cổ này.
Dù có bao gian khó, tình yêu với những câu hát cải lương, nghệ thuật bao đời ấy vẫn khó ai thay thế được. “Các bà ngày xưa kể lại, ông Tổ thiêng lắm, cũng vì mê hát mà đi theo và chết ở trong gánh hát đó con!...” – Cô Ba, tên gọi thân thương của nghệ sĩ Phương Ánh chia sẻ.
Bộ phim Đoạn Trường Vinh Hoa là một dự án phim liên quan đến đề tài văn hoá truyền thống nên bộ phim cũng nhận được tài trợ sản xuất bởi Quỹ FAMLAB (Phim, Nhạc và Lưu trữ) nằm trong Hợp phần 2 của Dự án Di sản Kết nối của Hội đồng Anh dành cho các cá nhân, các nhóm thực hành nghệ thuật và các tổ chức tại Việt Nam hoặc Vương quốc Anh có tiềm năng tạo ra ảnh hưởng bền vững và lâu dài cho các cộng đồng di sản văn hóa cũng như nghệ thuật.
Bộ phim Đoạn Trường Vinh Hoa sẽ được khởi chiếu giới hạn tại các cụm rạp BHD Star từ ngày 13/11/2020.
Đoạn Trường Vinh Hoa được thực hiện theo hướng tài liệu điện ảnh trực tiếp do đạo diễn Lê Mỹ Cường và Thanh Nguyễn đồng tác giả, quay hình trong suốt 18 tháng với hơn 100 giờ quay (từ tháng 3.2019 - 7.2020). Đạo diễn Lê Mỹ Cường chia sẻ: “Cơ duyên tôi đến với phim này xuất phát từ sự tò mò của một người trẻ từ miền Bắc, chưa am hiểu về nghệ thuật cải lương tuồng cổ nên khi nhìn thấy những gánh hát ở các vùng quê, tôi thật sự muốn tìm hiểu đằng sau bức màn nhung ấy là gì. Ý định đó nung nấu quyết tâm để tôi từ Hà Nội vào miền Tây bắt tay làm bộ phim”.
Nội dung của phim Đoạn Trường Vinh Hoa kể về hành trình một gánh cải lương tuồng cổ hiếm hoi của nữ nghệ sĩ Phương Ánh (nhân vật chính của bộ phim) còn sót lại rong ruổi qua những đình làng, cổ miếu ở các tỉnh miền Tây. Trên ánh đèn sân khấu hoa lệ, họ là những ông hoàng bà chúa nhưng cũng là những người lao động chân lấm tay bùn, chật vật với đời sống mưu sinh khi bức màn nhung sân khấu hạ xuống.
Lênh đênh dọc ngang, ngang dọc theo kênh nước miền Tây, gánh cải lương của nghệ sĩ Phương Ánh trải qua không ít thăng trầm. Tưởng chừng, ánh hào quang sẽ đến bên gánh cải lương dày dặn kinh nghiệm, lâu năm ấy, nhưng thực chất, chén cơm manh áo khiến cho họ chật vật để giữ được ước mơ với nghệ thuật tuồng cổ này. Hoạ mặt, làm phục trang, chuẩn bị đạo cụ, thiết kế sân khấu, …tất tần tật, mỗi nghệ sĩ đều thành thạo như một chuyên viên chuyên nghiệp của các ê-kíp diễn hiện đại. Chỉ cần bước ra sân khấu, họ như những nhân vật hào sảng bước ra từ những câu hát chứ không phải là người vừa mới xắn tay áo, gấu quần để chạy từng bữa cơm đạm bạc, những giấc ngủ vội khi chưa kịp tẩy trang.
Gánh hát nghèo là mái nhà của những trái tim nghệ thuật đến từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ,… và ở những vùng khác ở miền Tây. Cứ mỗi một lần ghé chân tại miếu đình, gánh cải lương lại có duyên tìm được những con người có đam mê với nghệ thuật tuồng cổ này.
Dù có bao gian khó, tình yêu với những câu hát cải lương, nghệ thuật bao đời ấy vẫn khó ai thay thế được. “Các bà ngày xưa kể lại, ông Tổ thiêng lắm, cũng vì mê hát mà đi theo và chết ở trong gánh hát đó con!...” – Cô Ba, tên gọi thân thương của nghệ sĩ Phương Ánh chia sẻ.
Bộ phim Đoạn Trường Vinh Hoa là một dự án phim liên quan đến đề tài văn hoá truyền thống nên bộ phim cũng nhận được tài trợ sản xuất bởi Quỹ FAMLAB (Phim, Nhạc và Lưu trữ) nằm trong Hợp phần 2 của Dự án Di sản Kết nối của Hội đồng Anh dành cho các cá nhân, các nhóm thực hành nghệ thuật và các tổ chức tại Việt Nam hoặc Vương quốc Anh có tiềm năng tạo ra ảnh hưởng bền vững và lâu dài cho các cộng đồng di sản văn hóa cũng như nghệ thuật.
Bộ phim Đoạn Trường Vinh Hoa sẽ được khởi chiếu giới hạn tại các cụm rạp BHD Star từ ngày 13/11/2020.