Có gì tồi tệ hơn cả khủng hoảng bán dẫn? Đó chính là mua phải chip giả.
Một con chip bị làm giả. (Ảnh: IDEA)
Những công ty đang trong cơn khát chip không hề nghĩ đến chuyện họ mua phải chip giả. Những kẻ bán hàng ám muội liên tục dùng tiền mua quảng cáo trên Google để dụ dỗ con mồi. Chính vì thế, doanh số máy X-quang có thể phát hiện linh kiện giả mạo đã tăng vọt.
Đây chính là thảm họa mà cuộc tranh giành bán dẫn bằng bất kỳ giá nào gây ra. Nếu không có bán dẫn, các nhà sản xuất từ điện tử, gia dụng tới xe hơi đều gặp rắc rối khi kinh tế bắt đầu hồi phục.
Mùa xuân năm nay, BotFactory – nhà sản xuất máy in 3D của Mỹ - không thể cung ứng đủ vi chip cho bất kỳ nhà phân phối nào trong hàng tuần. Cuối cùng, họ phải tìm đến một nhà sản xuất vô danh trên AliExpress, nền tảng thương mại điện tử của Alibaba. Dấu hiệu đáng ngờ đầu tiên là đơn hàng chuyển đến được bọc bằng nhựa thay vì túi tĩnh điện như thông thường. Andrew Ippoliti, kỹ sư phần mềm trưởng của BotFactory, chia sẻ: “Cuối cùng, một loạt trong số này không hoạt động”.
Ông Ippoliti nghi ngờ các thành phần trong chip bị làm giả. Trước khi mua hàng, BotFactory được trấn an vi chip là hàng thật, tuy nhiên, người bán im lặng sau khi bị phát hiện. BotFactory nộp đơn lên AliExpress và đã được hoàn tiền. Cuối cùng, công ty cũng mua được khoảng 200 vi chip trực tiếp từ nhà sản xuất.
Kristal Snider, Phó Chủ tịch tổ chức giám sát hành vi sai trái trong chuỗi cung ứng điện tử ERAI, cho biết khiếu nại mới được trình lên gần như mỗi ngày. Người dùng từ hơn 40 quốc gia báo cáo họ bị lừa đảo. Những kẻ phạm tội sau khi nhận được tiền từ nạn nhân thường biến mất. ERAI đã gắn cờ hàng chục website đáng nghi, nhiều trang nằm ở Hong Kong.
Tình trạng lừa đảo chip nghiêm trọng hơn những gì được báo cáo do nạn nhân thường không muốn công khai thừa nhận mình bị lừa. Phí kiện tụng cũng là một trở ngại, đặc biệt với các đơn hàng xuyên biên giới. Với những kẻ phân phối hàng giả, dù bị phát hiện, chúng cũng không thay đổi hành vi của mình.
Chip giả tồn tại từ trước khi khủng hoảng chip xảy ra. Chúng có nhiều hình thức, từ các bản sao tinh vi đến tân trang lại linh kiện như mới. Nhiều công ty đã nâng cao năng lực kiểm tra để giảm tỉ lệ mua phải hàng giả, tuy nhiên các chiến lược làm giả cũng luôn phát triển. Đôi khi, phải mất chi phí vài nghìn USD để kiểm tra tính xác thực của một con chip 3 USD.
Doanh số máy X-quang phát hiện giả mạo của Inventive Electron, giá khoảng 90.000 USD, đã tăng gấp đôi trong năm trước. Máy có thể phát hiện bên trong con chip đặc hay rỗng và bảng mạch có không đồng nhất hay không.
Một con chip bị làm giả. (Ảnh: IDEA)
Những công ty đang trong cơn khát chip không hề nghĩ đến chuyện họ mua phải chip giả. Những kẻ bán hàng ám muội liên tục dùng tiền mua quảng cáo trên Google để dụ dỗ con mồi. Chính vì thế, doanh số máy X-quang có thể phát hiện linh kiện giả mạo đã tăng vọt.
Đây chính là thảm họa mà cuộc tranh giành bán dẫn bằng bất kỳ giá nào gây ra. Nếu không có bán dẫn, các nhà sản xuất từ điện tử, gia dụng tới xe hơi đều gặp rắc rối khi kinh tế bắt đầu hồi phục.
Mùa xuân năm nay, BotFactory – nhà sản xuất máy in 3D của Mỹ - không thể cung ứng đủ vi chip cho bất kỳ nhà phân phối nào trong hàng tuần. Cuối cùng, họ phải tìm đến một nhà sản xuất vô danh trên AliExpress, nền tảng thương mại điện tử của Alibaba. Dấu hiệu đáng ngờ đầu tiên là đơn hàng chuyển đến được bọc bằng nhựa thay vì túi tĩnh điện như thông thường. Andrew Ippoliti, kỹ sư phần mềm trưởng của BotFactory, chia sẻ: “Cuối cùng, một loạt trong số này không hoạt động”.
Ông Ippoliti nghi ngờ các thành phần trong chip bị làm giả. Trước khi mua hàng, BotFactory được trấn an vi chip là hàng thật, tuy nhiên, người bán im lặng sau khi bị phát hiện. BotFactory nộp đơn lên AliExpress và đã được hoàn tiền. Cuối cùng, công ty cũng mua được khoảng 200 vi chip trực tiếp từ nhà sản xuất.
Kristal Snider, Phó Chủ tịch tổ chức giám sát hành vi sai trái trong chuỗi cung ứng điện tử ERAI, cho biết khiếu nại mới được trình lên gần như mỗi ngày. Người dùng từ hơn 40 quốc gia báo cáo họ bị lừa đảo. Những kẻ phạm tội sau khi nhận được tiền từ nạn nhân thường biến mất. ERAI đã gắn cờ hàng chục website đáng nghi, nhiều trang nằm ở Hong Kong.
Tình trạng lừa đảo chip nghiêm trọng hơn những gì được báo cáo do nạn nhân thường không muốn công khai thừa nhận mình bị lừa. Phí kiện tụng cũng là một trở ngại, đặc biệt với các đơn hàng xuyên biên giới. Với những kẻ phân phối hàng giả, dù bị phát hiện, chúng cũng không thay đổi hành vi của mình.
Chip giả tồn tại từ trước khi khủng hoảng chip xảy ra. Chúng có nhiều hình thức, từ các bản sao tinh vi đến tân trang lại linh kiện như mới. Nhiều công ty đã nâng cao năng lực kiểm tra để giảm tỉ lệ mua phải hàng giả, tuy nhiên các chiến lược làm giả cũng luôn phát triển. Đôi khi, phải mất chi phí vài nghìn USD để kiểm tra tính xác thực của một con chip 3 USD.
Doanh số máy X-quang phát hiện giả mạo của Inventive Electron, giá khoảng 90.000 USD, đã tăng gấp đôi trong năm trước. Máy có thể phát hiện bên trong con chip đặc hay rỗng và bảng mạch có không đồng nhất hay không.
Theo ICT News